5. CƠ CẤU BÀI NIÊN LUẬN
2.1.3. Nguyên nhân của vướng mắc trong quá trình giải quyết vấn đề thừa kế
chết… để bảo vệ quyền lợi của những người thừa kế.
Về quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế
Điều 679 của Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định “Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha mẹ, con thì được thừa kế di sản của nhau….”. Hiện nay có nhiều ý kiến cho rằng, cần phải có quy định cụ thể hơn về phạm vi chăm sóc, nuôi dưỡng; về độ tuổi của người được nuôi dưỡng, tránh vận dụng tràn lan, thiếu thống nhất trong quá trình giải quyết các vụ kiện chia di sản thừa kế 16.
Trong xã hội, quan hệ giữa cha mẹ, con bao gồm cả quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản, trong đó quan hệ nhân thân giữ vai trò chủ đạo. Việc xây dựng các tiêu chí: thời gian chăm sóc, độ tuổi….để xác định mối quan hệ như cha mẹ, con là không thể thực hiện được. Do vậy, trong trường hợp này,tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, căn cứ vào pháp luật, tập quán phong tục mỗi nơi, điều kiện kinh tế các bên, sự lệ thuộc của con riêng, bố dượng, mẹ kế với nhau…..
Tòa án sẽ đánh giá mối quan hệ giữa họ có được hiểu là “như cha mẹ, con” để từ đó xác định người thừa kế.
2.1.3. Nguyên nhân của vướng mắc trong quá trình giải quyết vấn đề thừa kế kế
Như chúng ta đã biết, thừa kế theo pháp luật Việt Nam đã có một số tồn tại khiến cho việc giải quyết gặp một số hạn chế không nhỏ khiến cho hiệu quả bị ảnh hưởng rõ rệt:
Thứ nhất, phải nói đến yếu tố thu thập và xác minh chứng cứ. Việc thu thập
và xác minh chứng cứ gặp không ít trắc trở khi những vụ án liên quan đến thừa kế cán bộ tòa án phải ‘lần mò” từng chi tiết những tài liệu liên quan đến rất nhiều thế hệ, nhiều địa phương, nhiều đương sự...
kỳ khác nhau nên thực sự việc định giá tài sản là ‘bài toán” khó cho những người trong tổ chức định giá thừa kế.
Thứ ba, do nhận thức của người dân về pháp luật thừa kế còn hạn chế.
Cũng như nhận thức về pháp luật nói chung của người Việt Nam, nhận thức pháp luật về thừa kế của người Việt còn nhiều hạn chế, đặc biệt là ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn. Xuất phát từ nhận thức pháp luật hạn chế nên người dân đã không nhận thấy được vai trò của pháp luật là một nguyên nhân quan trọng của việc phát sinh những tranh chấp về thừa kế. Ví dụ: Người dân thường không quan tâm đến việc lập di chúc để định đoạt tài sản của mình sau khi qua đời hoặc không kê khai, từ chối nhận di sản..
Thứ tư, do điều kiện kinh tế, xã hội Việt Nam có nhiều đặc thù. Các quan
hệ truyền thống và các quan hệ xã hội mới luôn luôn đan xen tồn tại làm tăng tính phức tạp của các tranh chấp về thừa kế. Bên cạnh đó còn phải kể đến nền kinh tế thị trường phát triển với tốc độ cao đã phá vỡ nhiều mối quan hệ kinh tế và xã hội truyền thống của người Việt, tốc độ đô thị hóa và công nghệp hóa nhanh làm cho các quan hệ kinh tế xã hội phát triển và thay đổi nhanh chóng. Ví dụ: Việc thu hồi đất cho một dự án nào đó người dân sẽ có được một số tiền đền bù lớn, việc này có thể sẽ dẫn đến tranh chấp về thừa kế nếu phần đất bị thu hồi do người chết để lại chưa được kê khai thừa kế;
Thứ năm, các quy định của pháp luật thừa kế còn chưa đầy đủ, thiếu
đồng bộ. Đây không phải là lý do quan trọng nhất, các quy định về thừa kế tuy còn
nhiều điểm phải hoàn thiện nhưng được đánh giá là một trong những chế định hoàn thiện nhất của bộ luật dân sự. Tuy nhiên cũng như việc hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam, các quy định về thừa kế cũng phải được hoàn thiện để không một quan hệ thừa kế nào nằm ngoài sự điều chỉnh của pháp luật.
Thứ sáu, sự thay đổi về chính sách đất đai cụ thể là hiện trạng cấp giấy
chứng nhận sử dụng đất còn nhiều vấn đề vướng mắc, nhập nhằng khiến cho việc giải quyết thừa kế không thuận lợi