Các giải pháp khác

Một phần của tài liệu Một số quy định bảo vệ và bảo đảm quyền của phụ nữ và trẻ em. Thực tiễn thực hiện tại tỉnh Đak Lak (Trang 29 - 31)

- Nâng cao năng lực cán bộ chuyên trách.

- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục cho người dân, đặc biệt là cho các đối tượng là người dân tộc thiểu số ở những vùng sâu, vùng xa, những vùng đặc biệt khó khăn.

- Quan tâm phát triển kinh tế kết hợp với tuyên truyền, giáo dục pháp luật.

- Đối với những vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số có thể lựa chọn những người có uy tín trong buôn, trong làng như già làng, trưởng làng, trưởng buôn để giúp đỡ tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho người dân.

- Xây dựng các cơ sở hạ tầng nhằm giúp đỡ người dân trong vấn đề về chăm sóc sức khỏe, giáo dục, xây dựng các hệ thống điện, đường, trường, trạm phục vụ các nhu cầu của người dân ngày một tốt hơn, hoàn thiện hơn.

- Có các chính sách đãi ngộ đối với các đối tượng còn nhiều khó khăn, các đối tượng là người dân tộc thiểu số để họ có nhiều cơ hội tiếp xúc với đời sống văn minh, tiếp xúc với khoa học kỹ thuật hiện đại để áp dụng vào trong sản xuất, tăng hiệu quả kinh tế, giúp người dân nhanh chóng thoát nghèo làm giàu cho bản thân, cho gia đình và cho xã hội.

KẾT LUẬN

Qua việc nghiên cứu đề tài: : “Một số quy định bảo vệ và bảo đảm

quyền của phụ nữ và trẻ em. Thực tiễn thực hiện tại tỉnh Đak Lak” đã làm sáng tỏ nhiều quy định của pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền của phụ nữ và trẻ em, đồng thời cũng nêu lên được vị trí, vai trò của họ trong đời sống xã hội nhằm giúp chúng ta hiểu hơn về tầm quan trọng của những quy định của pháp luật và tầm quan trọng của việc bảo vệ, bảo đảm các quyền đó để tránh tình trạng các thế lực thù địch lợi dụng nhân quyền để chống phá chính phủ Việt Nam.

Đề tài cũng đánh giá được những thực trạng đang tồn tại trong xã hội Việt Nam về vấn đề bảo vệ quyền của phụ nữ và trẻ em hiện nay là rất cấp thiết trong một xã hội đang trong xu thế hội nhập với quốc tế. Các nguyên nhân của hiện tượng xâm phạm quyền cơ bản của phụ nữ và trẻ em cũng được tháo gỡ và có cách nhìn hoàn thiện hơn, các vướng mắc trong qúa trình thực hiện pháp luật cũng dần được xóa bỏ.

Và cuối cùng, trong một chừng mực nhất định, niên luận này có thể đã đóng góp vào việc giải quyết những vấn đề lí luận và thực tiễn đối với vai trò của Phụ nữ và trẻ em Việt Nam trong hệ thống chính trị cũng như trong đời sống xã hội. Đây là một vấn đề cần nhận được sự quan tâm từ phía Đảng

và Nhà nước để trong một thời gian không xa Phụ nữ, Trẻ em Việt Nam có thể phát huy tốt vai trò của mình trong mọi lĩnh vực, là những chủ nhân tương lai của đất nước đưa đất nước ngày một phát triển bền vững và giàu mạnh.

Tôi hy vọng rằng, các kết quả được rút ra từ niên luận sẽ đóng góp một phần nào đó cho sự nghiên cứu của các giảng viên, học viên, sinh viên quan tâm vấn đề này. Cũng mong rằng qua bài niên luận này sẽ có thêm những giải pháp để hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật Việt Nam.

Một phần của tài liệu Một số quy định bảo vệ và bảo đảm quyền của phụ nữ và trẻ em. Thực tiễn thực hiện tại tỉnh Đak Lak (Trang 29 - 31)