Suy nghĩ của anh/chị về việc xác định trên của Hội đồng thẩm phán

Một phần của tài liệu BUỔI THẢO LUẬN THỨ tư bảo đảm THỰC HIỆN NGHĨA vụ bộ môn hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (Trang 32 - 36)

- Xác định trên của Hội đồng thẩm phán là hợp lý và tuân thủ đúng với các quy định của pháp luật. Theo Điều 369 BLDS 2005 về xử lý tài sản của bên bảo lãnh:

“Trong trường hợp đã đến hạn thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh, mà bên bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện khơng đúng nghĩa vụ thì bên bảo lãnh phải đưa tài sản thuộc sở hữu của mình để thanh tốn cho bên nhận bảo lãnh.”. Và

theo khoản 2 Điều 46 luật đất đai năm 2003: “Người sử dụng đất thực hiện quyền

chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất; thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này;”. Ta có thể thấy ơng Miễn và bà Cà đã cam kết với Quỹ tín dụng là sẽ thực

hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho Chủ Doanh nghiệp Đại Lộc Tân nếu đến hạn trả nợ mà Chủ Doanh nghiệp không thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ. Và nếu ông Miễn và bà Cà khơng thực hiện đúng nghĩa vụ thì họ phải dùng quyền sử dụng đất của mình để thanh tốn theo hợp đồng. Vì những điều trên đều được quy định trong hợp đồng và đúng theo luật nên việc xác định trên của Hội đồng thẩm phán là hoàn toàn hợp lý

Câu 4.5. Theo Tịa án, quyền sử dụng đất của ơng Miễn, bà Cà được sử dụng để bảo đảm cho nghĩa vụ nào? Vì sao?

- Theo Tịa án, quyền sử dụng đất của ơng Miễn, bà Cà được sử dụng để bảo đảm nghĩa vụ bảo lãnh của họ đối với Quỹ tín dụng. Ở Quyết định số 02 có nêu “...khi Chủ Doanh nghiệp tư nhân Đại Lộc Tân khơng trả nợ hoặc trả khơng đủ thì ơng

Miễn, bà Cà phải trả thay; nếu ông Miễn, bà Cà khơng trả nợ hoặc trả khơng đủ thì mới xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ.”

- Vì quan hệ giữa vợ chồng ơng Miễn, bà Cà với Quỹ tín dụng là quan hệ bảo lãnh. Theo Điều 369 BLDS 2005 về xử lý tài sản của bên bảo lãnh:

“Trong trường hợp đã đến hạn thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh, mà bên bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên bảo lãnh phải đưa tài sản thuộc sở hữu của mình để thanh tốn cho bên nhận bảo lãnh.”. Từ

đó có thể thấy, nếu Chủ Doanh nghiệp khơng trả hoặc không trả đủ nợ và cả vợ chồng ông Miễn, bà Cả cũng khơng trả được cho Quỹ tín dụng thì quyền sử dụng đất của họ sẽ được đem ra xử lý để thu hồi nợ.

**Đối với Quyết định số 968

Tóm tắt quyết định số 968

Nguyên đơn: Vũ Thị Hồng Nhung Bị đơn: Nguyễn Thị Thắng

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan Bà Nguyễn Thị Mát

Ông Nguyễn Văn Tam

Bà Nhung không quen biết bà Mát nhưng trên cơ sở bảo lãnh bà Thắng ( cháu của chồng bà) nên ngày 30-11-2005 bà Nhung cho bà Mát vay 500.000.000 đồng với lãi suất 1,2%/tháng. Các bên thảo thuận sẽ trả lãi hàng tháng và trả gốc vào tháng 10 năm 2006. Sau khi vay tiền bà Mát trả được 8 tháng tiền lãi ( từ ngày 30-11- 2005 đến ngày30-7-2006) sau đó bà Mát khơng trả tiền gốc lẫn tiền lãi nên bà đã khởi kiện yêu cầu bà Mát với bà Thắng trả tiền gốc lẫn tiền lãi cho bà. Sau đó do Tồ án hướng dẫn nên bà đã khởi kiện bà Thắng trả tiền gốc lẫn tiền lãi

Tòa sơ thẩm chấp nhận yêu cầu của bà Nhung, cho rằng bà Mát và bà Thắng cùng có nghĩa vụ liên đới chịu trách nhiệm trả tiền cho bà Nhung.

Tòa phúc thẩm nhận định quan hệ vay tiền và quan hệ bảo lãnh là hai quan hệ độc lập nên bà Nhung có quyền khởi kiện bà Mát trả tiền hoặc khởi kiện yêu cầu bà Thắng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trả nợ thay cho bà Mát.

Do đó, bà Nhung lại làm đơn khởi kiện yêu cầu bà Thắng phải trả tiền thay cho bà Mát.

Tòa Giám đốc thẩm xét thấy: Trước hết cần xác định bà Mát phải là người thực hiện nghĩa vụ dân sự của mình đối với bà Nhung. Nếu bà Mát khơng có khả năng thực hiện hoặc chỉ có thể thực hiện được một phần thì phần khơng thực hiện được bà Thắng và ơng Ân mới phải có trách nhiệm thực hiện thay.

Câu 4.6. Đoạn nào cho thấy Tòa án địa phương đã theo hướng người bảo lãnh và người được bảo lãnh liên đới thực hiện nghĩa vụ cho người có quyền?

- Đoạn cho thấy Tòa án địa phương đã theo hướng người bảo lãnh và người được bảo lãnh liên đới thực hiện nghĩa vụ cho người có quyền là:

“Tại Bản án dân sự sơ thẩm số 89/2008/DS-ST ngày 30-7-2008, Tòa án nhân dân huyện Tràng Bom tỉnh Đồng Nai quyết định:

Chấp nhận yêu cầu của bà Vũ Thị Hồng Nhung, bà Nguyễn Thị Mật và bà Nguyễn Thị Thắng cùng có nghĩa vụ liên đới chịu trách nhiệm trả cho bà Vũ Thị Hồng Nhung 700.100.000đồng.”

Câu 4.7. Hướng liên đới trên có được Tịa giám đốc thẩm chấp nhận không?

- Hướng liên đới trên khơng được Tịa giám đốc thẩm chấp nhận, thể hiện ở đoạn:

“Tòa án các cấp chưa thu thập, xác định rõ khả năng thực hiện nghĩa vụ dân sự của bà Mát, nhưng Tòa án cấp sơ thẩm (Tòa án nhân dân huyện Tràng Bom) đã buộc bà Thắng cùng liên đới thực hiện nghĩa vụ dân sự cùng bà Mát là chưa chính xác.”

Câu 4.8. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa giám đốc thẩm liên quan đến vấn đề liên đới nêu trên.

- Theo nhóm em, hướng giải quyết trên của Tòa giám đốc thẩm liên quan đến vấn đề liên đới nêu trên là hợp lý và tuân theo đúng các quy định của pháp luật. Trên thực tế, vai trò của bên bảo lãnh chỉ là làm tăng sự tin cậy giữa các bên trong giao kết hợp đồng. Bên bảo lãnh không phải là bên trực tiếp tham gia vào giao dịch dân sự mà là 2 bên có quyền và nghĩa vụ. Trong vấn đề nêu trên, Tòa giám đốc thẩm đã đưa ra trường hợp bên bảo lãnh khơng có sự liên đới với bên được bảo lãnh để đảm bảo bên bảo lãnh tránh được những nghĩa vụ không mong muốn phát sinh. Tuy nhiên, Tịa cũng đề cập đến một trường hợp có liên đới chịu trách nhiệm giữa bên bảo lãnh và bên được bảo lãnh, bên bảo lãnh có nghĩa vụ thực hiện nốt phần nghĩa vụ bên được bảo lãnh chưa hoàn thành và nhận thấy sau khi suy xét các trường hợp

là cần phải xét xử sơ thẩm lại. Vì các lẽ trên mà em cảm thấy hướng giải quyết của Tòa giám đốc thẩm là hợp lý, tránh được việc ỷ lại vào một bên nhất định trong việc thực hiện nghĩa vụ.

Câu 4.9. Phân biệt thời điểm phát sinh nghĩa vụ bảo lãnh và thời điểm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.

- Thời điểm phát sinh nghĩa vụ bảo lãnh là khi người thứ ba cam kết với bên có quyền sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên nghĩa vụ nếu khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện khơng đúng nghĩa vụ. Đó là khi nghĩa vụ bảo lãnh được phát sinh.

- Thời điểm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh là thời điểm bên có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ hoặc bên có nghĩa vụ hết thời hạn mà không thực hiện nghĩa vụ của mình với bên có quyền.

Câu 4.1.1. Theo BLDS, khi nào người bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh?

- Khoản 2 Điều 335 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Các bên có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh khơng có khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh”. - Như vậy người bảo lãnh chỉ thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khi có thoả thuận

Câu 4.1.2. Theo Quyết định, khi nào người bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh?

- Theo quyết định, “ Nếu bà Mát khơng có khả năng thực hiện nghĩa vụ dân sự

hoặc chỉ có thể thực hiện được một phần, thì phần khơng thực hiện được bà Thắng với ơng Ân mới phải có trách nhiệm thực hiện thay theo quy định tại điều 361, điều 363 và điều 365 BLDS”

Câu 4.1.3. Có bản án, quyết định nào theo hướng giải quyết trên về thời điểm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh chưa? Nêu rõ bản án, quyết định mà anh/chị biết.

- Có bản án theo hướng giải quyết trên về thời điểm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đó là bản án số 2300/2019/ DS-PT ngày 13/09/2019 của Toàn án nhân dân tỉnh Đồng Tháp

Câu 4.1.4. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa giám đốc thẩm.

- Hướng giải quyết trên của Tồ giám đốc thẩm là hợp lí

- Thực tiễn xét xử theo hướng bàn đến nghĩa vụ của người bảo lãnh khi đã xét đến khả năng thanh tốn của người có nghĩa vụ mà khơng đương nhiên phát sinh trách nhiệm thực hiện thay của người bảo lãnh khi bên được bảo lãnh khơng thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình.

- Việc xét đến khả năng thanh tốn của người có nghĩa vụ là cần thiết, bởi nghĩa vụ sinh ra là để thực hiện. Xét trong tương quan mối quan hệ này, người có nghĩa vụ trước hết phải là người thực hiện nghĩa vụ, bên bảo lãnh chỉ là bên thứ ba đứng ra dùng uy tín của mình bảo đảm với bên có quyền. Thực tiễn như vậy đã đảm bảo đúng đắn lợi ích hợp pháp của các bên khi tham gia quan hệ dân sự.

Một phần của tài liệu BUỔI THẢO LUẬN THỨ tư bảo đảm THỰC HIỆN NGHĨA vụ bộ môn hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(36 trang)