KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ KẾT LUẬN:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự phát sinh các biến dị hình thái, sinh trưởng và phát triển ở M2 của 6 giống lúa nếp khi xử lí tia Gamma Co60 lên hạt nảy mầm. (Trang 39 - 40)

KẾT LUẬN:

1. Các đột biến hình thái cây và sinh trưởng phát triển có tần số đột biến tăng theo chiều tăng của liều lượng chiếu xạ và cao nhất là ở liều xạ 15krad.

2. Với 3 liều xạ đã dùng (5krad, 10krad và 15krad) thì đều gây ảnh hưởng ít hay nhiều đến cây lúa, làm xuất hiện các thể đột biến khác nhau ở các mức độ khác nhau phụ thuộc vào liều xạ và bản chất của giống lúa.

3. Trong các đột biến đã xét ở trên có thể thấy được hiệu quả gây đột biến xảy ra cao nhất là ở giống lúa nếp Lang Liêu sau đó đến nếp N87. Ngược lại hiệu quả đột biến thấp nhất là ở nếp 97.

4. Các đột biến có tần số khá cao như đột biến bông dài, đột biến hạt to đây đều là những đột biến có lợi. Đột biến bông ngắn có tần số tương đối đồng đều giữa 6 giống lúa nếp và có tần số khá thấp đây là đột biến không có lợi về kinh tế.

5. Xử lý chiếu xạ với liều xạ 15krad cho tần số đột biến cao và phổ đột biến rộng nhất về các đột biến hình thái, sinh trưởng và phát triển. Đặc biệt là một số đột biến có ý nghĩa trong chọn giống như: đột biến thấp cây, đột biến chín sớm, đột biến để nhiều nhánh...

ĐỀ NGHỊ

1. Cần tiếp tục khảo sát ở M3 để nghiên cứu và chọn lọc được những dòng có triển vọng.

2. Khi chiếu xạ vào hạt nảy mầm thì nên xử lý với liều xạ khoảng 15krad vào thời điểm nảy mầm 72h có thể thu được các đột biến về hình thái, sinh trưởng và phát triển cao nhất, đặc biệt là các đột biến có ý nghĩa chọn giống như: cây thấp, bông dài, đẻ nhiều nhánh, chín sớm…

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự phát sinh các biến dị hình thái, sinh trưởng và phát triển ở M2 của 6 giống lúa nếp khi xử lí tia Gamma Co60 lên hạt nảy mầm. (Trang 39 - 40)