Phân tích định lượng

Một phần của tài liệu Phân tích tác động của tỷ giá hối đoái thực lên cán cân thương mại của việt nam (Trang 68)

Từ mơ hình hồi quy của Mohsen Bahmani-Oskooee and Tatchawan Kantipong (2001)

Ln(X/M)t = α0 + α1lnY t + α2lnY t * + α3lnRER t + α4D + εt

Ta có mơ hình hồi quy tác động của tỷ giá thực đa phương đối với tỷ số xuất khẩu Q1-2005

Q2-2005 Q3-2005 Q4-2005 Q1-2006 Q2-2006 Q3-2006 Q4-2006 Q1-2007 Q2-2007 Q3-2007 Q4-2007 Q1-2008 Q2-2008 Q3-2008 Q4-2008 Q1-2009 Q2-2009 Q3-2009 Q4-2009 Q1-2010 Q2-2010 Q3-2010

trên nhập khẩu áp dụng trong bài như sau:

Ln(EXM)t = α0 + α1lnGDPbq t + α2lnGDPvn t + α3lnREER t + ε Trong đó Ln là logarit tự nhiên.

EXM: là tỷ số xuất khẩu trên nhập khẩu.

GDPbq là chỉ số tăng GDP trung bình của các nước có đồng tiền tham gia trong rổ tiền tệ

GDPvn là chỉ số là chỉ số tăng GDP của Việt Nam. REER: chỉ số tỷ giá thực đa phương.

Với kỳ vọng như sau:

GDPbq và REER sẽ tác động thuận chiều lên tỷ số xuất khẩu trên nhập khẩu. GDPvn sẽ tác động ngược chiều lên tỷ số xuất khẩu trên nhập khẩu.

Dữ liệu được thu thập theo quý từ quý 1/2005 đến quý 4/2012 được trình bày tại phần phụ lục.

Với tất cả 32 quan sát, ta có:

Trước hết, tác giả tiến hành phân tích tương quan giữa biến phụ thuộc và các biến giải thích, kết quả phân tích như sau:

Biến LnGDPbq và LnREER có tương quan cùng chiều với biến phụ thuộc LnEXM; Biến LnGDPvn có tương quan ngược chiều với biến phụ thuộc LnEXM.

Kết quả tương quan trên phù hợp với lý thuyết và phù hợp với kỳ vọng của tác giả trong giai đoạn nghiên cứu này.

Tiếp theo, ta tiến hành kiểm định các giả thuyết hồi quy:

đổi) :

Kiểm định phương sai của sai số không đổi (không bị hiện tượng phương sai thay

Kiểm định White, với giả thuyết H0: khơng có hiện tượng phương sai thay đổi. Kết quả như sau:

Với mức ý nghĩa alpha = 5%, kiểm định White cho kết quả là: P-value = 0.0076 Vậy, P-value < 0.05 nên bác bỏ giả thuyết H0 Có hiện tượng phương sai thay đổi.

Kiểm định giữa các sai số khơng có mối quan hệ tương quan với nhau (không bị hiện tượng tự tương quan)

Với mức ý nghĩa alpha = 5%, kiểm định cho kết quả là: P-value = 0.2285

nhất .

Vậy, P-value > 0.05 nên chấp nhận giả thuyết H0 khơng có sự tự tương quan bậc

Kiểm định khơng có sự tự tương quan giữa các biến độc lập trong mơ hình (khơng bị hiện tượng đa cộng tuyến)

Đa cộng tuyến là hiện tượng các biến độc lập trong mơ hình tương quan tuyến tính với nhau. Nghiên cứu tiến hành kiểm định giả thuyết không bị hiện tượng đa cộng tuyến bằng cách dùng chỉ tiêu VIF.

VIF của tất cả các biến độc lập đều nhỏ hơn 10 nên hiện tượng đa cộng tuyến trong mơ hình được đánh giá là không nghiệm trọng.

Tổng hợp kết quả kiểm định:

Qua kết quả kiểm định từng phần ở trên, ta thấy: mơ hình nghiên cứu có hiện tượng phương sai thay đổi, khơng có sự tự tương quan và hiện tượng đa cộng tuyến được đánh giá là không nghiêm trọng.

Sử dụng phương pháp ước lượng Robust:

Kết luận:

Biến LnGDPbq tác động cùng chiều mạnh nhất (3.789) đến LnEXM với mức ý nghĩa 5%.

Biến LnREER tác động cùng chiều (3.231) đến LnEXM với mức ý nghĩa 5.

Biến LnGDPvn tác động ngược chiều (-1.817) đến LnEXM với mức ý nghĩa 10%. Kiểm định độ phù hợp của mơ hình: mơ hình có mức ý nghĩa là F = 0.0168 < 5% nên ta bác bỏ giả thiết H0 (H0: hệ số hồi quy của các biến độc lập bằng 0).

Chỉ tiêu R-squared = 0.6723 thể hiện mức độ giải thích của các biến độc lập trong mơ hình là 67.23%.

Vậy, có thể kết luận mơ hình rất có ý nghĩa trong việc ước lượng ảnh hưởng của các yếu tố đến LnEXM.

Như vậy, tại Việt Nam, trong giai đoạn 2005 – 2012, cán cân thương mại mà đại diện là tỷ số xuất khẩu trên nhập khẩu chịu tác động rất lớn bởi GDP bình quân của các đối tác thương mại lớn với Việt Nam, GDP Việt Nam và tỷ giá thực đa phương.

Đối với GDP nước ngoài, khi GDP của các đối tác tăng sẽ làm tăng nhu cầu của người nước ngồi đối với hàng hóa trong nước, từ đó kích thích xuất khẩu của Việt Nam, giúp cải thiện cán cân thương mại.

Đối với GDP trong nước, khi GDP trong nước tăng sẽ làm tăng mức tiêu thụ hàng hóa, việc này sẽ phản ánh một mức cầu tăng đối với hàng hóa nước ngồi, đồng nghĩa với việc kích thích nhập khẩu, làm cán cân thương mại có thể bị xấu đi.

Đối với tỷ giá thực, một sự gia tăng trong giá trị đồng nội tệ có thể làm cán cân thương mại xấu đi. Đồng nội tệ tăng giá (tỷ giá giảm) làm giá hàng hóa trong nước trở nên đắt tương đối so với hàng nước ngoài, điều này gây bất lợi cho hoạt động xuất khẩu và thuận lợi cho nhập khẩu dẫn đến kết quả là xuất khẩu ròng giảm. Và ngược lại. khi tỷ giá tăng tức là đồng nội tệ giảm giá, hàng hóa trong nước trở nên rẻ hơn tương đối so với hàng nước ngồi, giúp kích thích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu.

CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GỢI Ý NHẰM MỤC TIÊU CẢI THIỆN CÁN CÂN THƢƠNG MẠI CỦA VIỆT NAM

3.1 Hồn thiện chính sách tỷ giá với mục tiêu ngang giá sức mua trong rổ tiền tệ

3.1.1 Giảm bớt sự lệ thuộc của tiền Đồng vào Đô la Mỹ

Thực tế hiện nay, USD là một ngoại tệ đang được sử dụng tương đối rộng rãi tại Việt Nam, theo thống kê, tỷ lệ đơ la hóa ở mức 20%, cao hơn tỷ lệ 10% của một số nước trong khu vực như Indonesia, Thái Lan, Malaysia.

Việc này gây ra khơng ít tác động tiêu cực. Nền kinh tế trở nên nhạy cảm và dễ bị tổn thương bởi những dao động bắt nguồn từ những thay đổi trong nền kinh tế Mỹ, việc này gây khó khăn trong việc điều hành chính sách kinh tế vĩ mơ nói chung và chính sách tiền tệ nói riêng, trong đó có vấn đề về tỷ giá. Hay nói rõ hơn, việc xây dựng, điều hành chính sách tiền tệ, từ khâu thống kê các tổng lượng tiền, xác định mục tiêu cũng như sử dụng các công cụ chinh sách tiền tệ để truyền tải tác động nhằm đạt mục tiêu cuối cùng sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi đơ la hóa cao.

Để giải quyết vấn đề này, một số giải pháp được đưa ra như:

Về phía các cơ quan quản lý, cần có những đánh giá về tình hình thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối ở Việt Nam trong thời gian qua, từ đó có những sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình mới, phù hợp với mục tiêu hạn chế tình trạng đơ la hóa trong nền kinh tế.

Điều hành chính sách tỷ giá, tiền tệ cần theo hướng tăng lợi ích nắm giữ VND ở mức hợp lý để khuyến khiách sử dụng đồng nội tệ, hạn chế sử dụng ngoại tệ. Có thể áp dụng một số biện pháp như tăng dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi ngoại tệ, thu hẹp quy mơ tín dụng ngoại tệ.

3.1.2 Sử dụng tỷ giá thực đa phƣơng để đo lƣờng các chỉ số tài chính

tác động tiêu cực đến cán cân thương mại, đặc biệt khi tỷ giá có tác động khá lớn đến cán cân thương mại của Việt Nam (qua kết quả tính tốn ở mơ hình). Tuy nhiên, việc định giá cao này chỉ được thấy rõ khi chúng ta tính tốn tỷ giá thực đa phương, cịn thơng thường, khi dùng tỷ giá danh nghĩa để tính tốn và so sánh, chúng ta rất khó nhìn thấy VND đang được định giá cao hay thấp. Điều này cho thấy ở một chừng mực nào đó, REER nên được chọn làm thước đo mức độ đáp ứng khả năng cạnh tranh cho hàng hóa Việt Nam.

REER nên được sử dụng để xem xét tỷ giá danh nghĩa hiện tại có ngang giá sức mua hay không. REER được coi như là một đại lượng dùng đo lường giá trị của đồng nội tệ. Dựa vào chỉ số REER có thể “chẩn đốn” xem giá trị thị trường hiện tại của tiền đồng là đang bị định giá cao hay thấp. Từ đó, NHNN có thể đưa ra quyết định là có can thiệp hay không và nên sử dụng biện pháp nào trước các hiện tượng nóng sốt của thị trường. Nói chung, chúng ta có thể chọn REER làm tỷ giá mục tiêu và dựa vào chỉ số này để điều chỉnh tỷ giá hướng về vùng có ngang giá sức mua hay mức tỷ giá cân bằng dài hạn nhằm duy trì sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường thế giới.

Tuy nhiên, sự không chắc chắc và mơ hồ của chỉ số REER nhắc nhở một sự thận trọng đáng kể trong khi sử dụng chỉ số này. Trong quá trình vận dụng chỉ số này NHNN nên dị tìm, thử đi, thử lại nhiều lần… đồng thời kết hợp với các nhân tố khác để ra quyết định chọn mức REER thích hợp. Cũng có thể đưa ra mức REER và dùng “thuốc thử” thị trường thẩm định nó.

Bên cạnh đó, thực tế rất khó xác định tỷ giá đã lệch khỏi cân bằng dài hạn là bao nhiêu để can thiệp và cho đến nay vẫn chưa có một cơng trình nghiên cứu nào khẳng định tính đúng đắn của tỷ giá cân bằng dài hạn nên việc vận dụng nó chỉ mang tính tương đối. Với quan điểm trên, điều quan trọng không phải ở mức tỷ giá nào là hợp lý mà là nếu tiền đồng bị phá giá ở những mức nào đó có thể thỏa mãn kỳ vọng hợp lý của thị trường và góp phần tạo dựng niềm tin vào chính sách tiền tệ, hiệu quả về mặt ổn định tâm lý, thì nó sẽ tạo cho thị trường cái cảm giác là tiền đồng đã đạt mức câng bằng, từ đó ổn định thị trường

ngoại hối, hạ nhiệt tình hình căng thẳng ngoại tệ. (tất nhiên là phải diễn dịch hợp lý kết quả REER tính tốn được và cơng bố cơng khai kết quả đó).

Nói chung với “khả năng” có hạn, REER chỉ có thể trợ giúp xác định vùng lân cận của tỷ giá mục tiêu mà thôi. Việc xác định chính xác hơn tỷ giá mục tiêu cần nhiều nghiên cứu khác. Do đó để tỷ giá có thể hướng về mức cân bằng dài hạn, chúng ta nhất thiết phải nhờ đến quyền năng của thị trường. Đây là một trong những lý do chính để thả nổi thêm tỷ giá, mở rộng biên độ dải băng tỷ giá.

3.1.3. Không tiến hành phá giá mạnh đồng nội tệ

Mặc dù về lý thuyết chính sách đồng nội tệ yếu có thể tác động nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng hóa xuất khẩu. Song, chính sách tỷ giá khơng thể chỉ thiên vị và chủ yếu hướng về mục tiêu xuất khẩu, nó phải đảm bảo lợi ích tổng thể của nền kinh tế trong đó doanh nghiệp sản xuất cung cấp hàng trong nước cũng phải được hỗ trợ như doanh nghiệp xuất khẩu. Suy cho cùng, chính sách tỷ giá dù có thực hiện mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu hay phục vụ cho mục tiêu chống lạm phát đều phải đảm bảo được rằng nó khơng làm phương hại cho các mục tiêu kinh tế khác. Khi phá giá mạnh đồng nội tệ có thể sẽ có tác động rất xấu đến sự ổn định của sản xuất trong nước nhất là những doanh nghiệp có nhập khẩu nguyên liệu đầu vào chi phí sẽ tăng. Phá giá mạnh cũng đẩy rủi ro và gánh nặng tỷ giá cho các doanh nghiệp có vay bằng ngoại tệ, gánh nặng nợ nần nước ngồi của chính phủ cũng tăng lên…

Do sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam rất kém trên thị trường thế giới, cho nên một sự phá giá đồng nội tệ không thể hỗ trợ, nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng xuất khẩu và cải thiện cán cân thương mại. Hơn nữa, hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam chủ yếu là hàng thơ chưa qua chế biến, hàng hóa sản xuất theo dây chuyền, hàng gia cơng… các hàng hóa này có hàm lượng nguyên vật liệu đầu vào nhập từ nước ngoài rất lớn (theo tổng cục thống kê, trong cơ cấu hàng nhập khẩu có tới hơn 90% là tư liệu sản xuất), chi phí lao động trong nước thấp (chiếm dưới 10% tổng chi phí sản xuất). Tình cảnh của các mặt

hàng xuất khẩu có giá trị lớn của Việt Nam (trừ dầu thơ) giống như câu nói của ơng bà ta là đang “mượn đầu heo nấu cháo”. Nếu tiền đồng bị làm cho mất giá, giá hàng xuất khẩu có thể rẻ hơn tạo lợi thế cho hàng xuất khẩu, nhưng đồng thời chi phí cho nguyên vật liệu nhập khẩu cũng tăng theo. Đối với doanh nghiệp xuất khẩu có nguyên liệu đầu vào nhập khẩu, việc giá nguyên liệu nhập tăng lên làm tăng giá thành sản phẩm và rất có thể họ phải tăng giá bán ra. Điều này cho thấy hiệu quả ròng của việc phá giá đối với xuất khẩu là không rõ ràng. Đồng thời, việc tăng giá hàng nhập khẩu có thể thúc đẩy lạm phát trong nước tăng lên. Vì vậy, cần hết sức thận trọng khi quyết định phá giá mạnh, bởi vì như đã phân tích ở trên, không thể đánh giá chính xác hiệu quả rịng của việc phá giá, trong khi phá giá mạnh có thể làm tăng chi phí và rủi ro cho doanh nghiệp trong nước. Do đó, phá giá mạnh có khi làm cho hàng hóa Việt Nam khơng được lợi thế bao nhiêu trên sân khách, nhưng nguy cơ thua ngay trên sân nhà lại rất lớn!

Phá giá tiền đồng làm giá hàng nhập khẩu tăng cao, giá hàng hóa trong nước có thể sẽ tăng theo giá hàng ngoại. Khi giá trong nước đã tăng cao ít khi nó chịu xuống thang, ngay cả khi giá thế giới có điều chỉnh giảm. Một số doanh nghiệp thường “té nước theo mưa” găm hàng, đầu cơ và nâng giá vô tội vạ với cái cớ là tỷ giá tăng cao! Trong thời gian qua, các công ty sữa liên tục nâng giá bán dù rằng giá sữa nguyên liệu nhập khẩu giảm mạnh. Một trong những lý do được đưa ra để tăng giá bán sữa là do tỷ giá tăng! Theo một số hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng, sữa bán lẻ tại Việt Nam thuộc loại có giá cao nhất thế giới, gấp 2 lần so với Thái Lan. Tất nhiên, giá cao ngất như thế không phải do tỷ giá tăng mà là do hiện nay các công cụ của cơ chế thị trường ở Việt Nam chưa phát triển đầy đủ.

Mặt khác, hành động phá giá làm giá hàng nhập tăng người tiêu dùng có thể sẽ chuyển sang dùng hàng thay thế trong nước. Tuy nhiên, thực tế cho thấy một số hàng hóa nhập khẩu khơng có hàng hóa thay thế hay nếu trong nước sản xuất được thì có giá cao hơn hay chất lượng thấp hơn. Do đó, người tiêu dùng có thể sẽ tiếp tục chọn hàng ngoại. Vì vậy, khi tiền đồng giảm giá mạnh, Việt Nam có thể sẽ phải “nhập khẩu” lạm phát.

Tỷ giá tăng sẽ làm mất lòng tin của người dân đối với tiền đồng, sẽ xảy ra tình trạng chuyển đổi từ tiền đồng sang USD và các ngoại tệ mạnh khác hay vàng làm trầm trọng thêm tình trạng đơ la hóa. Vì vậy, phá giá là phá niềm tin vào tiền đồng. Đây cũng là một trong những lý do quan trọng để không tiến hành phá giá mạnh.

3.2 Hoàn thiện cơ chế tỷ giá tại Việt Nam

3.2.1 Có nên tiếp tục kiểm sốt tỷ giá ở Việt Nam?

Để chính sách tỷ giá có thể hỗ trợ mục tiêu duy trì khả năng cạnh tranh của hàng hóa, hay bất cứ mục tiêu nào khác, nhất thiết phải có một cơ chế tỷ giá thích hợp và một mơi trường thuận lợi để tỷ giá vận động theo các quy luật kinh tế để nó có thể phản ánh các tín hiệu của thị trường.

Một phần của tài liệu Phân tích tác động của tỷ giá hối đoái thực lên cán cân thương mại của việt nam (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w