Đối với các vật liệu mịn, có màu như giấy, bàn, tường, trần… thường gặp trong nội thất, khi có ánh sáng tới sẽ có hiện tượng phản xạ khuếch tán hồn tồn.
Đối với các vật liệu như thủy tinh màu trắng sữa, kính khi ánh sáng truyền qua sẽ có hiện tượng thấu xạ khuếch tán hoàn toàn.
Trong trường hợp phản xạ hoặc thấu xạ khuếch tán hồn tồn, độ chói khi nhìn vào bề mặt theo các hướng khác nhau đều bằng nhau và được tính theo định luật Lambert
Phản xạ khuếch tán hoàn toàn:
Lπ=ρE
Thấu xạ khuếch tán hoàn toàn:
1.3 Màu của các nguồn sáng
1.3.1. Nhiệt độ màu T (K)
Để diễn tả chính xác màu của ánh sáng ta dùng “nhiệt độ màu” ký hiệu là T, đơn vị đo là độ Kelvin (K).
Nhiệt độ màu T (K) của nguồn sáng bất kỳ là nhiệt độ (K) của vật đen tuyệt đối, khi đốt nóng ở nhiệt độ đó, vật đen phát ra ánh sáng có cùng màu với ánh sáng của nguồn quan sát.
Nguồn sáng Nhiệt độmàu T (K)
Ngọn nến
Đèn sợi đốt thông thường Đèn sợi đốt Halogen Đèn huỳnh quang ánh sáng trắng ấm 1800 2500 2950 3000
Nhiệt độ màu thể hiện gam màu ánh sáng:
- Nhiệt độ màu càng thấp thì ánh sáng càng có xu hướng vàng – nóng. - Nhiệt độ màu càng cao thì ánh sáng càng có xu hướng trắng – lạnh.
1.3.2. Chỉ số thể hiện màu CRI – Colour Rendering Index (hoặc Ra)
Cùng một màu nhưng khi quan sát dưới ánh sáng của các nguồn khác nhau sẽ có cảm nhận màu không giống nhau.
Chỉ số thể hiện màu CRI đánh giá độ sai lệch về màu của vật (hay khả năng phân biệt chính xác màu) khi quan sát dưới ánh sáng của nguồn sáng nào đó so với quan sát dưới ánh sáng của nguồn sáng chuẩn (ánh sáng trắng ban ngày, của vật đen tuyệt đối) cùng nhiệt độ màu.
Người ta quy ước chỉ số CRI có trị số trong khoảng 0 -100.
1.4 Các loại nguồn sáng
1.4.1. Bức xạ mặt trời
1.4.2. Nguồn sáng điểm
Khi khoảng cách từ nguồn đến mặt làm việc lớn hơn nhiều
so với kích thước nguồn sáng (thường nguồn sáng có kích