Tỷ lệ thu lãi/Tổng thu nhập Sacombank giai đoạn 2002 2012

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín (Trang 49 - 89)

Nguồn: Báo cáo thường niên Sacombank 2002-2012

Tỷ lệ thu nhập lãi trên tổng thu nhập của ngân hàng diễn biến khơng ổn định, về cơ bản là có xu hƣớng tăng trong giai đoạn 2002-2012. Nếu nhƣ năm 2002, tỷ lệ này mới chỉ chiếm 88,1% thì đến năm 2011-2012, tỷ lệ này đã chiếm hơn 90%. Năm 2007 là năm mà tỷ lệ này thấp nhất với thu nhập từ lãi chỉ chiếm 72,5% trong tổng thu nhập của Sacombank. Điều này cho thấy lãi tín dụng là hoạt động mang lại thu nhập lớn nhất cho ngân hàng, đây cũng là thực trạng chung của ngành ngân hàng VN, thu nhập từ các hoạt động ngoài lãi vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ do các dịch vụ của ngân hàng vẫn chƣa thực sự phát triển mạnh mẽ ở VN. Với cơ cấu thu nhập từ lãi tín dụng cao nhƣ vậy cho thấy tín dụng đóng góp phần thu nhập lớn nhất cho ngân hàng, địi hỏi ngân hàng phải có các chính sách quản lý tín dụng thật tốt để giảm thiểu tình trạng nợ quá hạn, nợ xấu, bởi nếu quản lý không tốt sẽ ảnh hƣởng đến thu nhập lãi, thậm chí nợ xấu có thể dẫn đến tình trạng thua lỗ của ngân hàng khi nguồn thu từ lãi tín dụng giảm sút nghiêm trọng do nợ xấu.

2.2.2. Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh thơng qua các nhân tố định tính

- Sự hợp lý về giá cả sản phẩm dịch vụ : Mặc dù không phải chịu nhiều áp lực từ

phí NHNN trong việc thực thi các chính sách tiền tệ của NHNN nhƣ các NHTMCP nhà nƣớc, nhƣng trong giai đoạn khan hiếm vốn, khi các NHTM chạy đua theo lãi suất để thu hút vốn huy động thì Sacombank vẫn thực hiện nghiêm chỉnh chỉ thị của NHNN và duy trì lãi suất dƣới mức trần. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng đã phát huy lợi thế thƣơng hiệu và mạng lƣới rộng khắp để huy động nguồn vốn từ hệ khách hàng dân cƣ ổn định, nâng cao khả năng cạnh tranh thông qua việc tăng cƣờng lực lƣợng bán hàng và kỹ năng chăm sóc khách hàng. Các sản phẩm, cơ chế huy động mới đƣợc ban hành, đáp ứng đƣợc nhu cầu của các phân khúc khách hàng cá nhân mới, phù hợp với tình hình thị trƣờng, giúp khai thác lợi thế nội tại và tiết kiệm một phần chi phí huy động cho ngân hàng. Nguồn vốn huy động từ các định chế tài chính tiếp tục tăng trƣởng nhờ uy tín thƣơng hiệu và mối quan hệ gây dựng trong nhiều năm. Vì vậy, áp lực về huy động vốn của ngân hàng ít hơn so với các NHTMCP khác. Và lãi suất cho vay của Sacombank đối với khách hàng cũng ở mức dễ chịu hơn so với các ngân hàng khác.

Về giá cả các dịch vụ ngân hàng, thì để đảm bảo tính cạnh tranh cũng nhƣ cân đối giữa chi phí và lợi nhuận thì giá các dịch vụ của Sacombank gần nhƣ là tƣơng đồng với các NHTMCP.

- Sự hợp lý và tính hiệu quả của hệ thống các kênh phân phối

Bảng 2.6: Số lƣợng chi nhánh 1 số ngân hàng 2012

STT Ngân hang Số lƣợng

1. Agribank 2.300 chi nhánh và Phòng giao dịch

2. Vietinbank 157 chi nhánh, 1000 Phòng giao dịch

3. BIDV 116 chi nhánh, 376 phòng giao dịch

4. STB 78 chi nhánh, 337 phòng giao dịch

5. Vietcombank 73 chi nhánh, 287 phòng giao dịch

7. Techcombank 300 chi nhánh, phịng giao dịch

8. Đơng Á 226 chi nhánh, phịng giao dịch

Nguồn: Báo cáo thường niên các ngân hàng 2012

Từ bảng trên có thể thấy số lƣợng chi nhánh và phòng giao dịch của Sacombank đứng thứ 4 trong hệ thống NHTMVN hơn cả Vietcombank và đứng thứ nhất trong khối NHTMCP tƣ nhân. Cùng với quan hệ các ngân hàng đại lý trên khắp thế giới, điều này đã có những tác động vơ cùng tích cực đến chất lƣợng dịch vụ của ngân hàng nhƣ đã phân tích ở trên. Đại lý rộng khắp ở cả trong và ngoài nƣớc cũng tạo ra lợi thế cho ngân hàng trong việc tiếp cận nguồn vốn huy động và tạo điều kiện cho khách hàng ở khắp các vùng miền trên cả nƣớc và các chi nhánh ở nƣớc ngoài dễ dàng tiếp cận các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, nâng cao sức cạnh tranh trong giai đoạn hội nhập nhƣng nhiều thách thức.

- Độ an tồn, uy tín, sự thân thiện, phong cách giao dịch của ngân hàng

Hiện nay, Sacombank đang áp dụng công nghệ Core Banking vào hoạt động của ngân hàng. Năm 2011, dự án nâng cao T24 R8 lêm T24 R11 đã đƣợc khởi động và hoàn thành vào năm 2012 đã nâng cao rất nhiều tính năng của hệ thống Core và các tiện ích ứng dụng và mức độ an toàn bảo mật cho khách hàng cũng nhƣ ngân hàng.

Sacombank là ngân hàng rất có uy tín trên thị trƣờng ngân hàng, đặc biệt là trong khối NHTMCP tƣ nhân. Một loạt các giải thƣởng mà ngân hàng đạt đƣợc liên tiếp qua các năm nhƣ: Ngân hàng có dịch vụ ngoại hối tốt nhất Việt Nam , Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam , Ngân hàng tiêu biểu Ngân hàng có dịch vụ ngoại hối tốt nhất Việt Nam, Ngân hàng giao dịch tốt nhất tại Việt Nam, Ngân hàng có dịch vụ quản lý tiền mặt tốt nhất Việt Nam, Ngân hàng có cơ cấu quản trị doanh nghiệp chặt chẽ và hoạt động quan hệ nhà đầu tƣ tốt nhất, The Asian Banker, Ngân hàng phát triển những sản phẩm dịch vụ mới thanh toán qua thẻ Visa tại thị trƣờng Việt Nam, của các tổ chức có uy tín bình chọn nhƣ: tạp chí The Banker, Global Finance, The Asset, Alpha Southeast

Asia (Hongkong), Hiệp hội các Chuyên gia Truyền thông Mỹ, Tổ chức thẻ quốc tế Visa... đã chứng minh cho uy tín của Sacombank trong nhiều hoạt động ngân hàng. Sacombank cũng đã đƣợc tổ chức xếp hạng tín nhiệm hàng đầu thế giới Standard xếp hạng trong năm 2011 với nhận định chung là có triển vọng ổn định, cịn Moody’s xếp hạng Sacombank vào mức E+ . So với các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới thì đây vẫn là mức thấp nhƣng so với nhiều NHTMCP ở VN thì Sacombank đã có những vị thế nhất định trong ngành.

2.2.3. Đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh của Sacombank

2.2.3.1.Kết quả đạt được

Với việc dự báo tình hình kinh tế nói chung và thị trƣờng ngân hàng cịn nhiều khó khăn, Sacombank đã có những nỗ lực cao trong phát triển kinh doanh, tận dụng mọi cơ hội thị trƣờng, duy trì lãi suất biến tế ở mức hợp lý để tiết kiệm chi phí , nâng cao hiệu quả, mở rộng thị phần theo hƣớng ổn định – bền vững nhằm đạt kết quả cao nhất. Mặc dù kết quả kinh doanh của ngân hàng có nhiều giảm sút trong giai đoạn 2008-2011, nhƣng đến năm 2012 các chỉ tiêu này đã tăng trƣởng trở lại. So với các NHTM CP ngồi nhà nƣớc, thì hiệu quả hoạt động của Sacombank vẫn ở mức cao, chỉ sau ngân hàng ACB ở một số chỉ tiêu, thậm chí chỉ sau NH Vietinbank ở chỉ tiêu ROA, nợ xấu của NH cũng ở mức thấp nhất trong các NH niêm yết và đƣợc đánh giá cao bởi chất lƣợng dịch vụ ngân hàng. Ngân hàng cũng đƣợc đánh giá cao ở các chỉ tiêu định tính nhƣ: mạng lƣới hoạt động rộng khắp, công nghệ ngân hàng hiện đại và ngày càng đƣợc cải tiến, uy tín của ngân hàng trên thị trƣờng ngân hàng trong nƣớc và thế giới ngày càng đƣợc nâng cao, đƣợc nhiều tổ chức có uy tín bình chọn. Tình hình tài chính lành mạnh, tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu CAR luôn cao hơn mức 9% của NHNN. Tỷ lệ CAR bình quân 8 năm của Sacombank lên tới 11.75%, cao nhất là 15% cho thấy nguồn vốn của Sacombank dồi dào, kể từ khi thành lập vào năm 1991, Sacombank chƣa rơi vào tình trạng thiếu hụt thanh khoản.

2.2.3.2.Hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân

Thơng qua các chỉ tiêu định tính và định lƣợng của ngân hàng Sài Gịn thƣơng tín, có thể thấy hiệu quả hoạt động của Sacombank có chiều hƣớng giảm sút: nợ xấu tăng dần qua các năm và năm 2012 tăng vọt từ dƣới 1% lên gần 2%. Khả năng sinh lời biến động liên tục theo xu hƣớng giảm và năm 2012 giảm mạnh xuống dƣới 0.5% , mạng lƣới chi nhánh mở rộng nhƣng với tốc độ giảm dần, năm 2011 tăng tới 47 chi nhanh nhƣng năm 2012 thì chỉ tăng có 8 chi nhánh ... Các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng cũng cho thấy hoạt động của ngân hàng còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ làm giảm hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Các chỉ tiêu hiệu quả hoạt động nhƣ thu nhập ngoài lãi, lợi nhuận, ...của ngân hàng khá thấp so với kỳ vọng ban đầu.

Chính sách phát triển mạng lƣới hiện nay của Sacombank đòi hỏi phải đầu tƣ lớn về vốn, cơ sở vật chất và nguồn lực nên sẽ ảnh hƣởng khơng nhỏ đến các chỉ số tài chính và hiệu quả kinh doanh của ngân hàng trong ngắn hạn.

Nguyên nhân của các hạn chế :

Các sản phẩm dịch vụ hiện đại vẫn đang trong giai đoạn kích thích nhu cầu thơng qua các chính sách miễn phí, miễn giảm cho khách hàng trải nghiệm nên chƣa mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. Chính sách bán hàng chƣa thực sự hiệu quả, các chƣơng trình sản phẩm bán chéo nhằm khai thác khách hàng hiện hữu chƣa đƣợc triển khai tốt.

Công tác quản trị điều hành của ngân hàng Sacombank vẫn cịn tồn tại một số sai sót, chủ quan và sự thay đổi nhân sự trong hội đồng quản trị, Ban Tổng giám đốc cũng ảnh hƣởng lớn đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

Tình hình kinh tế khó khăn đã làm hàng loạt doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, thu hẹp hoạt động, mất khả năng chi trả, vấn đề nợ xấu thực sự trở thành vấn đề nan giải của cả hệ thống Ngân hàng Việt Nam nói chung và Sacombank nói riêng. Trên cơ sở đó, Sacombank tiếp tục tập trung nâng cao cơng tác ngăn chặn và xử lý nợ

quá hạn, giám sát chặt chẽ và xuyên suốt tại từng địa bàn, bổ sung thành phần và cơ chế hoạt động của Phân ban ngăn chặn và xử lý nợ quá hạn, áp dụng cơ chế linh hoạt trong xử lý tài sản cấn trừ nợ, triển khai cơ chế khen thƣởng đối với các đơn vị xử lý tốt nợ quá hạn … Nhờ vậy, tỷ lệ nợ q hạn của Sacombank ln nằm trong mức kiểm sốt và thuộc top thấp trong tồn hệ thống. Tính đến thời điểm 31/12/2012, nợ quá hạn của Sacombank chiếm tỷ lệ 2,39%, nợ xấu chiếm tỷ lệ 1,97%, dù tăng so với các năm trƣớc đó nhƣng đều đảm bảo ở trong mức quy định của NHNN và thấp hơn nhiều so với mức bình qn ngành là 8%. Mặc dù nợ xấu cịn thấp so với ngành nhƣng tốc độ tăng trƣởng nợ xấu trong năm 2012 vẫn còn khá cao so với năm 2011, tiến độ xử lý nợ xấu vẫn còn chậm. Bất động sản chiếm tỷ trọng lớn trong tài sản thế chấp đã ảnh hƣởng lớn đến tình trạng giải quyết nợ xấu do thị trƣờng BĐS đóng băng. Tình hình khó khăn cũng ảnh hƣởng đến hoạt động của ngân hàng khiến lợi nhuận giảm sút, khả năng mở rộng thị phần, và nâng cao các chỉ tiêu hiệu quả hoạt động kinh doanh gặp nhiều khó khăn.

Kết luận chƣơng 2

Trong chƣơng 2, tác giả đã khái quát lại quá trình phát triển cũng nhƣ những thành tựu mà ngân hàng Sài Gịn thƣơng tín đã đạt đƣợc trong những năm vừa qua. Tiếp theo, tác giả trình bày qua kết quả hoạt động kinh doanh của Sacombank giai đoạn 2008-2012 với một số chỉ tiêu nhƣ tổng tài sản, hoạt động huy động, cho vay, dịch vụ, lợi nhuận…Thông qua chỉ tiêu định lƣợng phản ánh hiệu quả hoạt động của ngân hàng ROA, các nhân tố tác động hiệu quả hoạt động của ngân hàng và các chỉ tiêu định tính về hiệu quả hoạt động của ngân hàng nhƣ nhƣ: sự hợp lý về giá cả sản phẩm dịch vụ, sự hợp lý và tính hiệu quả của kênh phân phối, độ an tồn, uy tín, sự thân thiện, phong cách giao dịch của ngân hàng để đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động của Sacombank thì có thể thấy trong những năm vừa qua, hiệu quả hoạt động của ngân hàng có chiều hƣớng giảm sút do bối cảnh kinh tế nhƣng so với các NHTMCP trong ngành thì Sacombank vẫn có mức hiệu quả hoạt động khá cao.

CHƢƠNG 3: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ

PHẦN SÀI GỊN THƢƠNG TÍN

3.1. Phân tích định tính các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của Sacombank

3.1.1. Môi trường kinh tế

Sự phát triển của nền kinh tế thƣờng đƣợc đánh giá thông qua tốc độ tăng trƣởng GDP, biến động của lạm phát, lãi suất, tỷ giá hối đoái, v.v... Các yếu tố này tác động mang tính hệ thống tới nền kinh tế. Những biến động bất thƣờng của các yếu tố này có thể gây ra những rủi ro cho các chủ thể tham gia vào nền kinh tế.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế

Việt Nam đƣợc đánh giá là một trong những nền kinh tế tăng trƣởng nhanh tại châu Á với tốc độ tăng GDP bình quân giai đoạn 2002-2011 đạt 7,2%/năm1.

Tuy nhiên, dƣới tác động của cuộc khủng hoảng tài chính 2008-2009 và sau đó là suy thối kinh tế tồn cầu, tốc độ tăng trƣởng GDP đang có xu hƣớng chậm lại (từ mức bình quân 7,91% giai đoạn 2002-2007 xuống còn 6,1%1 giai đoạn 2008-2011, năm 2012, kinh tế VN chỉ tăng trƣởng với mức 5,03%),điều này ảnh hƣởng rõ nét lên tốc độ tang trƣởng lợi nhuận của Sacombank. Năm 2008 có mức lợi nhuận giảm đáng kể so với đỉnh năm 2007. Theo cảnh báo của các chuyên gia trong và ngoài nƣớc, kinh tế thế giới sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp, theo chiều hƣớng suy giảm và sẽ có tác động nhất định tới nền kinh tế Việt Nam. Bên cạnh đó, quá trình tái cơ cấu nền kinh tế (tái cấu trúc hệ thống tài chính, tái cấu trúc đầu tƣ cơng, tái cấu trúc Doanh nghiệp nhà nƣớc) đặt ra thách thức rất lớn đối với tăng trƣởng kinh tế và đầu tƣ toàn xã hội. Thách thức này sẽ ảnh hƣởng trực tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các chủ thể tham gia vào nền kinh tế là khách hàng của Sacombank và chính Sacombank.

Lạm phát

Để đối phó với những bất ổn vĩ mơ, Chính phủ đã quyết định chuyển đổi mục tiêu điều hành từ ƣu tiên cho tăng trƣởng sang tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội. Lạm phát trong nƣớc sau khi đạt đỉnh 23% trong năm 2008 đã giảm xuống 6,88% (2009) và 9,19% (2010), tuy nhiên lạm phát lại tăng cao trở lại trong năm 2011 ở mức 18,58%3. lạm phát năm 2012 sẽ giảm xuống chỉ còn một con số ở mức 6,81%. Tuy nhiên dự báo năm 2013 lạm phát sẽ tăng cao hơn so với năm 2012. Cảnh báo nguy cơ lạm phát tăng cao tác động đến tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội, trong đó có hoạt động của các Ngân hàng thƣơng mại. Lạm phát tăng cao, giá trị đồng tiền suy giảm sẽ ảnh hƣởng tới kế hoạch chi tiêu, đầu tƣ của cá nhân và tổ chức, tác động tới hoạt động huy động vốn, cho vay, đầu tƣ của hệ thống Ngân hàng nói chung và Sacombank nói riêng. Những diễn biến phức tạp của chỉ số giá cả cũng gây nhiều bất ổn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, qua đó gián tiếp ảnh hƣởng tới kết quả kinh doanh của các ngân hàng

Tỷ giá hối đoái

Tỷ giá hối đoái tại Việt Nam đƣợc NHNN quản lý và điều tiết, theo đó, NHNN sẽ cơng bố tỷ giá bình quân liên ngân hàng và các ngân hàng thƣơng mại sẽ giao dịch ngoại tệ với biên độ cho phép. Vào thời điểm hiện nay, hoạt động kinh doanh ngoại hối tại Sacombank chủ yếu bao gồm các giao dịch giao ngay, giao dịch kỳ hạn, giao

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín (Trang 49 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w