Nguồn: Hình vẽ dựa trên số liệu được thu thập từ báo cáo tổng hợp từ các địa phương về tình hình thu hút ĐTNNcả năm 2012) củaCục đầu tư nước ngoài
2.2.2.1Giai đoạn 2000 – 2002:
Sau cuộc khủng hoảng kinh tế Châu Á năm 1997, dòng vốn FDI vào Việt Nam liên tục giảm, Chính phủ đã có nhiều động thái điều chỉnh cơ chế, chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút dòng vốn này. Cụ thể, Nhà nước đã ban hành một loạt các văn bản như: Nghị định 10/CP/1998 ngày 23/11/1998 về một số biện pháp khuyến khích và đảm bảo hoạt động FDI tại Việt Nam kèm theo danh mục các lĩnh vực, địa bàn khuyến khích và đặc biệt khuyến khích đầu tư; Nghị định 62/1998/NĐ- CP ngày 15/8/1998 về đầu tư theo hợp đồng BOT-BTO-BT áp dụng đới với hoạt động FDI… Kết quả là giá trị FDI đăng ký tăng trở lại vào năm 2000 (tăng 10,7% so với năm 1999) và 2001 (tăng 22,5% so với năm 1999), nhưngvẫn chưa được hai phần ba so với thời kỳ đỉnh cao thu hút FDI năm 1997.
Mặc dù Việt Nam đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi để thu hút FDI nhưng trong giai đoạn này dòng vốn FDI vào Việt Nam vẫn cịn thấp, chưa có dấu hiệu phục hồi. Nguyên nhân chủ yếu là do sự xuống dốc của nền kinh tế toàn cầu theo sau sự tan vỡ
của bong bóng cơng nghệ cao tại Mỹcùng với khủng hoảng kéo dài tại Nhật bản đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nước châu Á. Ngoài ra,do VN đang trong giai đoạn mở cửa nên tốc độ thu hút FDI phụ thuộc vào quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới
2.2.2.2Giai đoạn 2003 – 2007:
Trong giai đoạn này, dòng vốn FDI vào Việt Nam bắt đầu phục hồi và có xu hướng tăng nhanh qua các năm.Tốc độ tăng của năm 2003, 2004, 2005, 2006 so với năm trước lần lượt là 6% (đạt 3,1 tỷ USD); 45,1% (đạt 4,5 tỷ USD) 50,8%; 75,4% và năm 2007 đạt mức kỷ lục trong 20 năm qua (đạt hơn 21 tỷ USD), tăng 69% so với năm 2006, và tăng hơn gấp đôi so với năm 1996, năm cao nhấtcủa thời kỳ trước khủng hoảng. Trong 5 năm từ năm 1996-2000, quy mơ vốn đầu tư trung bình là 12,3 triệu USD/dự án, tuy nhiên chỉ trong 2 năm 2006 và 2007, quy mơ vốn đầu tư trung bình đều ở mức 14,4 triệu USD/dự án, cho thấy số dự án có quy mơ lớn đã tăng lên so với thời kỳ trước. Có thể nói, thời kỳ nàyViệt Nam gần như mở cửa hồn tồn đối với dịng vốn FDI.
Nguyên nhân sự tăng trưởng vượt bậc trên một mặt là do nền kinh tế Châu Á đã phục hồi sau khủng hoảng; mặt khác là do Việt Nam thực hiện chiến lược mở cửa mạnh mẽ, thơng qua nhiều chính sách ưu đãi về thuế; thêm vào đó là sự tăng trưởng ổn định của nền kinh tế và sức cầu nội địa lớn đã kích thích nhà đầu tư nước ngoài gia tăng đầu tư vào Việt Nam. Trong giai đoạn này, Chính phủ đã thực hiện nhiều chiến lược nhằm nhanh chóng hội nhập vào nền kinh tế thế giới.
Cuối năm 2001,Việt Nam ký hiệp định thương mại Việt Mỹ (BTA) và gia nhập AFTA năm 2003. Bên cạnh đó, Việt Nam đã ký kết Hiệp định thương mại với Hoa Kỳ, Hiệp định tự do, xúc tiến và bảo hộ đầu tư Việt- Nhật. Các hiệpđịnh này là những cam kết theo đúng thông lệ quốc tế trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư. Mỗi hiệp định đề cao đến một khía cạnh. Chẳng hạn, Hiệp định tự do, xúc tiến và bảo hộ đầu tư Việt - Nhật chú ý nhiều đến việc bảo hộ tài sản của các nhà đầu tư Nhật Bản tại VN. Ngay trong khái niệm về đầu tư của Hiệp định, yếu tố bảo hộ tài sản cho nhà đầu tư Nhật Bản được thể hiện rất rõ. Đây là một hiệp định có lợi rất nhiều cho các nhà đầu tư Nhật Bản khi các nhà đầu tư Nhật Bản đầu tư ngày càng lớn lượng tài sản vào Việt Nam.
Ngày 12/12/2005 Chính phủ ban hành đồng thời Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp. Hai luật này ra đời đã tạo ra nhiều cơ chế thống hơn cho nhà đầu tư nước ngồi. Luật Đầu tư Việt Nam đã khẳng định Việt Nam bảo hộ quyền của nhà đầu tư nước ngồi và có cơ chế khuyến khích nhà đầu tư nước ngồi đầu tư vốn, tài sản và các khoản thu nhập hợp pháp khác vào Việt Nam cơ sở tôn trọng chủ quyền, phù hợp với pháp luật, bình đẳng và đơi bên cùng có lợi. Nhà đầu tư có quyền lựa chọn lớn về hình thức, địa bàn lĩnh vực quy mơ và thời hạn đầu tư (có thể lên tới 70 năm).
Theo Luật Đầu tư năm 2005, hình thức đầu tư đã được mở rộng và đa dạng hơn, trong đó nổi bật lên là sáp nhập và mua lại (M&A). Ngoài ra, vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho nhà đầu tư nước ngoài đã được đưa vào Luật Đầu tư năm 2005; đó là yếu tố tăng cường an ninh trên lĩnh vực sở hữu trí tuệ.... Sau những nổ lực của Nhà nước, năm 2006 nguồn vốn FDI tăng lên rất cao, đạt hơn 12 tỷ USD, tăng gấp 2 lần so với năm 2005.
Và đặc biệt, sau một loạt sự kiện: Cuối năm 2006, Việt Nam tổ chức thành công hội nghị APEC14; Mỹ trao Quychế thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR)và ngày 11/01/2007, Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Kết quả là các nhà đầu tư nước ngồi đã hướng đến và tìm kiếm cơ hội đầu tư tại VNnhiều hơn, thể hiện cụ thể qua con số FDI tăng đột biến năm 2007 đạt hơn 21,3 tỷ USD, tăng hơn 77,9% so với năm 2006.
Bảng 2.3: Vốn FDI chảy vào một số nước ASEAN
Đơn vị tính: triệu USD
Nước 1990-2000 (TB hàng năm) 2002 2003 2004 2005 Tổng cộng (2002-2005) Việt Nam 295 2.999 3.191 4.548 6.840 17.577 Thái Lan 3.198 947 1.952 1.414 3.687 8.000 Malaysia 4.722 3.203 2.473 4.624 3.967 14.267 Indonesia 1.547 145 (597) 1.896 5.260 6.704
Dựa vào bảng trên ta thấy, trong giai đoạn 2002 – 2005 thì Việt Nam là quốc gia thu hút dịng vốn FDI nhiều nhất trong khu vực ASEAN. Điều này cũng đã chứng tỏ thành tựu của Chính phủ sau những nổ lực vừa qua.
Vấn đề chuyển giao công nghệ:
Năm 2006,Luật Chuyển giao công nghệđượcQuốc hội thơng qua ngày 29/11/2006 và có hiệu lực thi hành từngày 01/7/2007. Lần đầu tiên hoạt động CGCN đã được Luật hóa, làvăn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất từtrước đến nayvà được đánh giá là rất thơng thống, tạo cho các tổchức, cá nhân tính tựchủcao nhất trong quá trình đàm phán, thương thảo, ký kết và thực hiệnCGCN. Tiếp đó, Chính phủđã ban hành Nghịđịnh số133/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một sốđiều của Luật Chuyển giao công nghệ.
Luật CGCN đã có nhiều điểm mới cơ bản so với các văn bản quy phạm pháp luật vềCGCN trước đây:
- Ban hành ba Danh mục: Danh mục cơng nghệ khuyến khích chuyển giao, danh mục công nghệhạn chếchuyển giao và danh mục cơng nghệcấmchuyển giao.
-Khơng khống chếmức phí thanh tốn tối đa cho CGCN. -Không quy định thời hạn tối đa của Hợp đồng CGCN.
-Quy định vềngôn ngữHợp đồng và Luật áp dụng phù hợp hơn với xu thếhội nhập kinh tếquốc tếvềkhoa học và công nghệ.
Luật quy định trong trường hợp CGCN thuộc Danh mục cơng nghệkhuyến khích chuyển giao, các bên tham gia giao kết Hợp đồng CGCN có quyền tựnguyện đăng ký đểhưởng ưu đãi theo quy định pháp luật.
Trước khibanhànhLuật CGCN, trong bối cảnh nền kinh tếViệt Nam vừa chuyển từ cơ chếkếhoạch hóa tập trungsang nền kinh tếthịtrường, việc Nhà nước kiểm tra,giám sát chặt chẽhoạt động CGCN là thực sựcần thiết, vì hầu hết các doanh nghiệp chưa được tiếp cận vàcọsát trong môi trường cạnh tranh của kinh tếthịtrường. Do đó, các quy định như khống chế mức thanh toán tối đa cho hoạt động CGCN, bắt buộc phê duyệt hoặc đăng ký Hợp đồng CGCN,… là cần thiết. Các quy định này đã thực sựphát huy tác dụng, góp phần giúp các doanh nghiệp (đặc biệt là các doanh nghiệp liên doanh có sửdụng vốn Nhà nước) trong đàm phán, thương thảoHợp
đồngCGCN, tránh được thua thiệt trong CGCN.Thực tế là, đã giúp chocác doanh nghiệp Việt Nam hạn chếđược việc thanh tốn phí CGCN cao hơn so với giá trị ban đầu mà phía đối tác đưa ra. Cụ thể như: Hợp đồng CGCN sản xuất đèn hình (picture tube) giữa Orion Electric Co., Ltd. (Hàn Quốc) với Cơngty TNHH đèn hình Orion Hanel; Hợp đồng CGCN sản xuất xe máy VMEP Việt Nam; Hợp đồng CGCN sản xuất lốp cao su Inoue Việt Nam,...
2.2.2.3Giai đoạn từ 2008 -2012:
Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, chính sách kiểm sốt vốn của Việt Nam đã thơng thống hơn nhiều so với giai đoạn trước,tuy nhiên vì tác động xấu của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu đã ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng của đầu tư nước ngoại tại Việt Nam. Các quy định quản lý dịng vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi, chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp đã đúng theo định hướng phát triển các ngành kinh tế, bên cạnh đó tỷ lệ sở hữu của phía nước ngồi khuyến khích cao.
Bảng 2.4: Dịng vốn đầu tư trực tiếp FDI giai đoạn 2008-2012
(Đơn vị tính: triệu USD)
Năm Số dự án Tổng vốn đăng ký Tổng vốn thực hiện Tỉ lệ vốn thực hiện/ vốn đăng ký (%) 2008 1.557 71.726 11.500 16 2009 1.208 23.107,3 10.000 43,3 2010 1.237 19.886,1 11.000 55,3 2011 1.186 15.598,1 11.000 70,5 2012 1.837 16.348,3 10.460 64
Nguồn: Số liệu được thu thập từ báo cáo tổng hợp từ các địa phương về tình hình thu hút ĐTNN từ 1/1/2012 đến 31/12/2012) củaCục đầu tư nước ngồi
Năm 2008, dịng vốn FDI chảy vào Việt Nam tăng vượt trội, đạt hơn 71,7 tỷ đồng, tăng gần 3,4 lần so với năm 2007 và cao nhất trong 25 năm kể từ khi Việt Nam thực hiện chính sách thu hút FDI.Trong giai đoạn từ năm 2009 -2012, vốn đăng ký FDI vào Việt Nam giảm dần, nguyên nhân của sự sụt giảm này là do cuộc khủng hoảng kinh tế tồn cầu, ngịi phát nổ chính là cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, tỉ lệ vốn đăng ký/vốn thực hiện có xu hướng tăng nhanh,
nếu tỉ lệ vốn đăng ký/vốn thực hiện năm 2008 chỉ 16% thì đến năm 2012 đã tăng lên 64%, gấp 4 lần so với năm 2008. Qua đây cho thấy chính sách kiểm sốt vốn thể hiện sự kiên quyết hơn của chính phủ trong việc định hướng dịng vốn FDI, thắt chặt việc lựa chọn, sàng lọc các dự án đầu tư tại VN nhằm thu được nguồn vốn FDI có chất lượng, phù hợp với cấu trúc nền kinh tế.
Từ năm 2008, vốn FDI đã có sự chuyển biến tích cực về chất. Cụ thể, quy mơ vốn đầu tư trung bình cho một dự án đã tăng mạnh và đạt mức cao nhất từ trước tới nay, khoảng 68 triệu USD/dự án. Đặc biệt, dòng chảy FDI đã hướng vào những lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế như công nghiệp lọc dầu, luyện kim, bất động sản, cảng biển, khu công nghệ cao...
Sau cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ năm 2008, dịng vốn FDI đã giảm đi đáng kể. Sang năm 2009, tổng số vốnFDI đăng ký của Việt Nam là 23,1 tỷ - giảm 1/3 so với năm 2008.Việc thu hút đầu tư cũng đã bắt đầu coi trọng quy hoạch phát triển ngành, vùng kinh tế theo nguyên tắc thị trường. Đặc biệt, Chính phủ đã thể hiện rất rõ quan điểm, thái độ kiên quyết không cấp phép hoặc thu hồi giấy phép những dự án khơng có khả năng thực hiện, gây tác động xấu đến môi trường, kinh tế - xã hội…
Theo số liệu thống kê của CIA-Factbook, tính đến hết năm 2010, Việt Nam đứng thứ 45 trên thế giới về thu hút vốn đầu tư FDI. Năm 2010, tổng vốn FDI đăng ký đạt gần 20 tỷ USD, giảm hơn 3 tỷ USD so với năm 2009, tuy nhiên tổng vốn thực hiện năm tăng 1 tỷ USD so với năm 2009, dẫn đến tỷ lệ vốn thực hiện/vốn đăng ký tiếp tục được cải thiện, đạt 55,3% - tăng 12% so với năm 2009.
Năm 2011 là năm đầy khó khăn và thách thức đối với nền kinh tế VN trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi. Tình hình kinh tế thế giới bất ổn như khủng hoảng nợ cơng lan rộng, mất cân bằng trong chính sách tài khóa của các nước đang phát triển dẫn đến dòng vốn FDI chảy vào các nước sụt giảm, đặc biệt là các nước đang phát triển. Nền kinh tế Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng từ những tiêu cực của nền kinh tế thế giới cộng với những hạn chế của nội tại nền kinh tế dẫn đến những bất ổn kinh tế vĩ mơ. Tuy dịng vốn đăng ký chỉ đạt gần 15,6 tỷ USD, giảm hơn 4 tỷ USD so với năm 2010, nhưng vốn thực hiện đạt 11 tỷ USD, bằng vốn thực hiện năm 2010, tỷ lệ vốn thực hiện/vốn đăng ký năm 2011tăng 15% so với năm 2010.
Bên cạnh đó, Chính phủ ngày càng thể hiện sự quan tâm đến giá trị lợi ích kinh tế - xã hội của dự án, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến công nghệ, môi trường sinh thái, phát triển nguồn nhân lực, tác động đến cộng đồng dân cư, sự liên kết với doanh nghiệp trong nước, thị trường, đối tác…. Cụ thể, Thủ tướng đã ban hành chỉ thị 1617 năm 2011 yêu cầu các cơ quan nghiên cứu, ban hành các tiêu chuẩn, tiêu chí về cơng nghệ, mơitrường,sửdụng tiết kiệm năng lượng, nguyên liệu, suất đầu tư tối thiểu/diện tích đất sử dụng đối với dự án sử dụng nhiều đất… làm cơ sở cho việc cấp giấy chứng nhận đầu tư.
Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngồi, tính đến ngày 31/12/2012, cả nước đã thu hút được 16,348 tỷ USD vốn đầu tư đăng ký mới và tăng thêm. Trong số này, có 1.287 dự án cấp mới với tổng vốn đầu tư đăng ký là 8,617 tỷ USD, chiếm 70,3% so với năm 2011 và 550 dự án tăng vốn với tổng vốn đầu tư đăng ký là 7,732 tỷ USD, tăng 30% so với năm 2011. Điều này cho thấy các nhà đầu tư đã đăng ký dự án trong các năm trước đây tiếp tục triển khai các kế hoạch đầu tư bất chấp những khó khăn kinh tế của năm 2012.
Trong năm 2012, có 54 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án được cấp phép mới đầu tư vào Việt Nam và có 51 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có dự án FDI được cấp phép mới. Nhật Bản vẫn nhà đầu tư dẫn đầu ở Việt Nam, uớc tính tổng số vốn đầu tư đăng ký mới của các nhà đầu tư Hoa Kỳ đạt trên 4,3 tỷ USD, chiếm khoảng 50% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam.Lũy kế đến ngày 31/12/2012, VN có 14.522 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 210,5 tỷ USD.Vốn giải ngân năm 2012 là 10,46 tỷ USD, bằng 95,1% mức thực hiện của năm 2011.Một điểm sáng quan trọng là FDI đã hướng chủ yếu vào sản xuất, thể hiện qua con số11,7tỷ USD vốn đăng ký và tăng thêm;lĩnh vực bất động sản đã có dấu hiệu hạ nhiệt,nếu các năm trước đây,lượng vốn đăng ký chiếm phần lớn thì năm 2012chỉ đạt 21 dự án cấp mới và tăng vốn với tổng số vốn đăng ký thêm là 1,98 tỷ USD.Có thể nói, trong bối cảnh khủng khoảng kinh tế tồn cầu và cạnh tranh gay gắt thì kết quả đạt được trong việc thu hút FDI của năm 2012 là một cố gắng nỗ lực lớn của Việt Nam trong vận động xúc tiến đầu tư và cải thiện môi trường đầu tư.
Kết quả trên cho thấy bước chuyển mình khá rõ trong việc thu hút vốn FDI của VN trong năm qua đồng thời phù hợp với chiến lược thu hút ĐTNN trong thời kỳ mới.Việc các nhà đầu tư ưu tiên hướng dòng vốn vào đầu tư cho sản xuất bền vững đạt hiệu quả kinh tế cao cho thấy sự chuyển biến từ nhiều phía: cả phía các nhà đầu tư nước ngồi cũng như chính sách và mơi trường đầu tư của Việt Nam.
Sự thay đổi dịng vốn FDI về “chất” sẽ góp phần ổn định sản xuất và phát triển bền vững nền kinh tế trong nước tạo đà sớm phục hồi để đón dịng vốn đầu tư khổng lồ đang có xu hướng chuyển dịch sang các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, đất nước vốn được coi là điểm đến hấp dẫn cho các dòng vốn FDI trên thế giới.
Vấn đề chuyển giao công nghệ:
Cùng với sự ra đời của Luật Chuyển giao công nghệ 2006, Luật Công nghệ cao năm 2008 được ban hành quy định các chính sách, biện pháp khuyến khích, thúc đẩy hoạt động cơng nghệcao. Theo đó, các doanh nghiệp cơng nghệcao, dựán ứng dụng cơng nghệcao được hưởng ưu đãi cao nhất theo quy định pháp luật.
Theo sốliệu báo cáo của các SởKhoa học và Công nghệvà đơn vịlàm công tác thẩm định thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ, tổng sốcác Hợp đồng CGCN đăng ký và được cấp Giấy chứng nhận hoặc phê duyệt từnăm 1999 đến năm 2012 trên toàn quốc là 838 hợp đồng. Trong đó, số hợp đồng CGCN thuộc các dựán FDI chiếm trên 50%. Nội dung các hợp đồng CGCN thường tập trung vào việc chuyển giao quy trình cơng nghệ82%; bí quyết cơng nghệ80%; trợ giúp kỹ thuật 87%; đào tạo 78%; chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp 21%,... (trong đó, có nhiều Hợp đồng chuyển giao