Đối với sản xuất lâm nghiệp.

Một phần của tài liệu ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT LÂM NÔNG NGHIỆP XÃ MỸ LƯƠNG HUYỆN YÊN LẬP TỈNH PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN 2012 – 2020 (Trang 60 - 63)

- Quy hoạch đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp (CSK).

a.Đối với sản xuất lâm nghiệp.

Hiện tại nguồn tài nguyên rừng của xã rất phong phú, chiếm diện tích lớn so với tổng diện tích đất tự nhiên của xã và việc phát triển nghề rừng cũng được chính quyền xã rất quan tâm. Chính vì thế để phát huy một cách có hiệu quả nguồn tài nguyên rừng sẵn có cần thực hiện các biện pháp sau :

- Tiếp tục chăm sóc và bảo vệ diện tích rừng tự nhiên sản xuất và diện tích rừng trồng hiện có trên địa bàn tồn xã. Tun truyền nâng cao ý thức bảo vệ của người dân, nghiêm cấm các hoạt động khai thác rừng trái phép, đặc biệt cần phối hợp chặt chẽ giữa lực lượng kiểm lâm trên địa bàn xã với người dân nhằm phát huy tối đa công tác bảo vệ rừng.

- Áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh làm giàu rừng như chăm sóc rừng, tiến hành tỉa thưa hợp lý nhằm nâng cao năng suất chất lượng của rừng.

- Tiến hành giao đất giao rừng cho người dân, gắn lợi ích của người dân với việc phát triển rừng vừa đem lại thu nhập cho người dân vừa phát triển một cách có hiệu quả nhất.

- Tiến hành phủ xanh tồn bộ diện tích đất trống đồi núi trọc, trồng rừng phục vụ nguyên liệu sản xuất.

- Thường xuyên tuyên truyền về chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước về cơng tác bảo vệ và phát triển rừng, cơng tác phịng cháy chữa cháy rừng trong nhân dân nhằm nâng cao hiểu biết cho người dân về tầm quan trọng của rừng trong phát triển kinh tế và môi trường hiện nay.

- Tận dụng các nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ từ các trương trình dự án phát triển lâm nghiệp, huy động các nguồn vốn từ người dân.

b. Đối với sản xuất nông nghiệp.

- Với việc trồng lúa và cây hoa màu là hoạt động sản xuất chính mang lại nguồn lương thực cho người dân lao động trong xã. Chính vì thế để phát huy một cách có hiệu quả hoạt động này cần tiếp tục sử dụng các giống lúa cho năng suất cao như : các giống lúa lai, lúa Khang Dân,… Ngoài ra cần đưa thêm những giống lúa khác có năng suất cao và phù hợp với điều kiện địa

phương. Thực hiện thâm canh tăng vụ bằng việc trồng xen các cây hoa màu để tăng thêm thu nhập và đem lại hiệu quả kinh tế. Các loại cây hoa màu trồng xen như ngô, khoai tây, khoai lang, các loại cây rau ngắn ngày…

- Đầu tư xây dựng và mở rộng hệ thống kênh mương đến khắp các cánh đồng nhằm đảm bảo việc tưới tiêu, cung cấp nguồn nước cho đồng ruộng.

- Tăng cường công tác khuyến nông, khuyến lâm trên địa bàn xã, phổ biến kỹ thuật gây trồng các giống cây mới có năng suất cao cho bà con trong xã.

- Ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất nơng lâm nghiệp, đẩy mạnh quy hoạch xây dựng mơ hình “cánh đồng mẫu lớn”, nhằm phát huy tối đa vai trị liên kết “4 nhà”, đó là Nhà nước, nhà khoa học, doanh nghiệp và nông dân.

- Thường xuyên chăm lo đến công tác sản xuất của người dân, tập trung chỉ đạo sản xuất có hiệu quả, đảm bảo sản xuất đúng thời vụ, xây dựng kế hoạch phịng chống và có các biện pháp khắc phục thiên tai kịp thời để đảm bảo tiến độ sản xuất của người dân trong xã.

- Xây dựng và phát triển các mơ hình nơng lâm kết hợp một cách có hiệu quả. Các mơ hình nơng lâm kết hợp phù hợp với điều kiện tự nhiên, đất đai của xã như : diện tích đất trồng rừng Keo trong 2 năm đầu xen dưới tán rừng với cây Sắn, gừng… Ngoài ra cịn có thể trồng kết hợp giữa cây hoa màu với cây ăn quả như : Trồng cây ăn quả như Xồi, Đu đủ với cây hoa màu như Ngơ, Đỗ, Đỗ tương, Khoai tây…

3.3.6.3 Giải pháp về khoa học công nghệ.

- Tăng cường nghiên cứu khoa học, ứng dụng các nghiên cứu khoa học chế biến sản phẩm nông – lâm sản và công nghiệp, dịch vụ, trước hết tại các vùng có tiềm năng khu cơng nghiệp, cụm tiểu thủ cơng nghiệp để nâng cao năng xuất, chất lượng. Đẩy mạnh việc chuyển giao kỹ thuật đến người dân bằng nhiều hình thức, nhân rộng các mơ hình sản xuất có hiệu quả trên địa bàn xã.

- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật ni theo hướng sản xuất hàng hóa, thâm canh tăng vụ, cải tạo đất, nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

- Gắn sản xuất với cơng nghệ sau thu hoạch nhằm khắc phục tình trạng “được mùa, mất giá” trong sản xuất nơng lâm nghiệp nói chung.

3.3.6.4 Giải pháp về nguồn nhân lực.

- Tập trung bồi dưỡng và nâng cao năng lực quản lý, kỹ thuật, chuyên môn cho đội ngũ cán bộ nhất là cán bộ cơ sở, động viên và thực hiện các chính sách khuyến khích trí thức trẻ về cơng tác tại cơ sở.

- Phát triển mở rộng đào tạo nghề ở khu vực nông thơn, tạo cơng ăn việc làm tại chỗ, chú trọng hình thức truyền nghề trong gia đình, có chính sách hỗ trợ việc học nghề và nâng cao trình độ nghề nghiệp đối với lao động nghèo.

3.3.6.5 Giải pháp về vốn.

Huy động các nguồn vốn đầu tư là một trong những giải pháp quan trọng có tác động trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế. Nguồn vốn chủ yếu cung cấp cho phương án quy hoạch là nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước, nguồn hỗ trợ này thông qua ngân hàng và các trương trình phát triển nơng nghiệp nơng thơn ngồi ra cịn huy động vốn tín dụng, vốn chương trình 135, vốn trong nhân dân, nguồn vốn từ các tổ chức cá nhân đầu tư vào hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp. Hiện nay Nhà nước rất chú trọng đến việc phát triển kinh tế của người dân nơng thơn chính vì thế có rất nhiều các trương trình hỗ trợ từ Nhà nước cho người dân vay vốn để phát triển kinh tế với lãi xuất thấp, thời gian hoàn vốn dài hạn. Các nguồn vốn có thể huy động cụ thể là :

- Nguồn vốn tín dụng cho vay để xố đói giảm nghèo cho người dân từ ngân hàng NN&PTNT.

- Nguồn vốn từ ngân hàng NN&PTNT đầu tư cho trồng rừng sản xuất. - Nguồn vốn từ ngân hàng NN&PTNT đầu tư cho chăn nuôi.

3.3.6.6 Giải pháp xây dựng cơ sở hạ tầng.

- Cần đầu tư xây dựng mở các tuyến đường giao thông trong xã và liên xã, tiến tới bê tơng hố các tuyến đường đi lại trong thơn, nâng cấp dần các tuyến đường chưa đạt tiêu chuẩn nhằm phục vụ cho việc đi lại của người dân và phục vụ cho việc vận chuyển hàng hố nơng lâm sản, giao lưu trao đồi hàng hoá thuận lợi.

- Xây dưng hệ thống các kênh mương, cơng trình thuỷ lợi, hồ chứa nước, đầu tư nâng cấp các hệ thống kênh mương đã xuống cấp nhằm đảm bảo cung cấp đủ nguồn tưới tiêu cho sản xuất nông lâm nghiệp và sinh hoạt của người dân.

- Đầu tư phát triển xây dựng các cơng trình như trường học, trạm y tế, hệ thống lưới điện, hệ thống nước sạch nhằm phục vụ tốt nhất cho đời sống của người dân, xây dựng các cơng trình cơng cộng phục vụ vui chơi giải trí nâng cao đời sống tinh thần của người dân.

3.3.7 Đánh giá hiệu quả phương án quy hoạch sử dụng đất lâm nôngnghiệp đến kinh tế - xã hội – môi trường. nghiệp đến kinh tế - xã hội – môi trường. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT LÂM NÔNG NGHIỆP XÃ MỸ LƯƠNG HUYỆN YÊN LẬP TỈNH PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN 2012 – 2020 (Trang 60 - 63)