1. Những căn cứ từ bản thân công ty:
Như đã phân tích ở trên, chúng ta có thể thấy rõ được những điểm mạnh, điểm yếu, những vấn đề nội tại trong hoạt động Marketing của công ty. HTG là một công ty có tiềm lực mạnh, trong nhiều năm liền luôn ở vị trí dẫn đầu trong ngành công nghệ thông tin ở Việt Nam. Tuy nhiên, công ty sản xuất máy tính HTG ELEAD mới được thành lập 3 năm và sản phẩm mang thương hiệu ELEAD chỉ mới
được đăng ký bản quyền cách đây 1 năm. Có thể nói, nhãn hiệu ELEAD vẫn còn rất non trẻ và chưa thực sự tạo được niềm tin đối với người tiêu dùng Việt Nam. Mặc dù vậy, việc ELEAD giành được 10% thị phần sản phẩm Brandname (sản phẩm có thương hiệu) ở thị trường Việt Nam trong năm 2004 đã là một một sự thành công đối với một thương hiệu rất mới như ELEAD tuy trươc mắt họ còn rất nhiều việc phải làm.
2. Những ảnh hưởng từ môi trường đếnhoạt động kinh doanh của công ty: hoạt động kinh doanh của công ty:
2.1. Từ phía môi trường chính trị pháp luật.
Hầu như không có trở ngại gì cho các cá nhân tổ chức tiến hành hoạt động kinh doanh mới mà ngược lại Đảng và chính phủ liên tục khuyến khích mở rộng hành lang pháp lý cho các công ty tham gia kinh doanh . Luật pháp đang chú ý và đưa ra những điều luật giúp môi trường kinh doanh của đất nước ngày càng công bằng và hợp lý hơn. Điều này được thể hiện bằng những việc mà chính phủ đã và đang tiến hành như:
-Xoá bỏ độc quyền đối với một số lĩnh vực mà trước đây là độc quyền của một hoặc một số doanh nghiệp nhà nước như: ngành Bưu chính viễn thông hay xăng dầu…
- Cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước và bắt buộc các công ty này hoạt động theo luật doanh nghiệp.
Việt Nam là đất nước có môi trường chính trị đựơc các nhà kinh doanh đánh giá là ổn định nhất hiện nay. Chủ trương mở cửa và tự do thương mại của nhà nước đang đựơc nhiều nhà đầu tư trên thế giới ủng hộ và tham gia.
2.2 Từ phía môi trường kinh tế .
Đất nước đang phát triển ngành công nghệ thông tin và Bưu chính viễn thông là mũi nhọn của sự phát triển. Với chủ trương “đi tắt đón đầu” việc ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ vào kinh doanh hầu như không còn sự cản trở. Ngoài ra công ty còn phải đứng trước xu hướng phát triển chung của nền kinh tế đất nước và thế giới, đó là sự hội nhập các tổ chức kinh tế của Việt Nam: Gia nhập AFTA đang trên con đường thực thi hiệp định thương mại Việt – Mỹ, xu hướng quốc tế hoá, toàn cầu hoá nền kinh tế của các quốc gia trên thế giới đang ngày càng rõ nét. Có rất
nhiều cơ hội mở ra trước mắt nhưng cũng có rất nhiều nguy cơ tụt hậu và nhiều khả năng bị tiêu diệt và sự cạnh tranh của các công ty nước ngoài. Như vậy, việc đưa ra những chiến lược, giải pháp , hay việc ứng dụng một thành tựu khoa học kỹ thuật nào đó vào công việc kinh doanh của công ty không chỉ là giải pháp kinh doanh trước mắt mà nó sẽ là cách để tránh cho công ty tránh khỏi sự tụt hậu và góp phần đảm bảo cho nó phát triển trong tương lai.
2.3 Môi trường công nghệ
Các nhà sản xuất các nhà bán lẻ và hầu hết các trung gian thương mại luôn mong muốn tìm được cách thức để bao phủ được thật nhiều và thật kín thị trường. Việc ứng dụng những tiến bộ của công nghệ là một giải pháp hữu hiệu nhất. Công nghệ mới nào đó vừa ra đời thì gần như nó được các doanh nghiệp đưa vào thương mại. Các công ty hàng ngày gửi và nhận không biết bao nhiêu thư từ với mục đích giới thiệu và chào bán hàng hoá dịch vụ của mình. Hàng triệu cuộc điện thoại mỗi ngày phục vụ cho việc bán hàng. Như vậy, để nâng cao hiệu quả kinh doanh trong thời gian tới công ty cần phải có những biện pháp cụ thể để tồn
tại và phát triển trong điều kiện môi trường có nhiều diễn biến phức tạp.