Dự kiến các khoản ch

Một phần của tài liệu 5-TM-KH-SDD-2020-MUONG-LAY (Trang 43 - 48)

- Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước LUC 131,50 132,14 0,

b) Dự kiến các khoản ch

Bao gồm chi cho việc bồi thường tái định cư, bồi thường thiệt hại về nhà cửa, vật kiến trúc, cây trồng và vật ni trên đất…

3.7.3. Ước tính các khoản thu, chi liên quan đến đất đai

Bảng 3.1. Dự kiến các khoản thu chi liên quan đến đất trong năm kế hoạch sử dụng đất 2021 thị xã Mường Lay

TT Hạng Mục Diện tích(ha) (nghìn đồng)Đơn giá (triệu đồng)Thành tiền

I Các khoản thu 1.860,00

1 Thu từ chuyển mục đích sử dụng đất 1.860,00

1.1 Chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở xã Lay Nưa 0,26 100 260,00

1.2 Đấu giá quyền sử dụng đất Phường Na Lay 0,20 500 1.000,00

1.3 Thuê đất xây dựng nhà hàng ăn uống bán lẻrượu, thuốc lá, nước giải khá 0,13 200 260,00

1.4 Xây dựng nhà kho, sân phơi chế biến Nông - Lâm - Thủy sản 0,17 200 340,00

II Các khoản chi 281,23

1 Chi bồi thường thu hồi đất, hoa màu trên đất

trồng cây hàng năm 1,06 14,00 148,57

2 Chi bồi thường thu hồi đất, cây trồng trên đất

trồng cây hàng năm 0,36 26,00 94,89

3 Chi bồi thường thu hồi đất lâm nghiệp 0,42 9,00 37,78

III Cân đối thu - chi (I - II) 1.578,77

hướng dẫn hiện hành tại thời điểm lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Thu chi thực tế sẽ phụ thuộc vào thời điểm triển khai dự án ở thời điểm nào thì trên cơ sở hướng dẫn áp dụng đơn giá, khung giá và giá cả thị trường cụ thể tại thời điểm đó.

PHẦN IV

GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

Để kế hoạch sử dụng đất có tính khả thi cao, đáp ứng đầy đủ nhu cầu sử dụng đất và hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của thị xã Mường Lay trong năm 2021. Trong quá trình triển khai thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2021 được UBND tỉnh phê duyệt, cần phải thực hiện các giải pháp như sau:

4.1. Giải pháp tuyên truyền

- Các cấp Ủy Đảng, Chính quyền, Mặt trận tổ quốc, các tổ chức đoàn thể quần chúng từ thị xã đến cơ sở tập trung tuyên truyền sâu rộng đến tận các tầng lớp nhân dân về kế hoạch sử dụng đất năm 2021, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như: Phát thanh, truyền hình, hội nghị... làm thay đổi nhận thức, trách nhiệm của mỗi người dân để thực hiện tốt kế hoạch đã đề ra từ đó cải thiện điều kiện sản xuất, đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ môi trường sống, xây dựng tổ chức cộng đồng, giữ vững an ninh trật tự xã hội.

- Vận động nhân dân tự nguyện hiến đất để xây dựng đường giao thông (đường liên thôn, nội thôn, nội đồng), trường lớp học, sân thể thao, đất sinh hoạt công đồng, đất làm nghĩa trang, nghĩa địa và điểm tập kết rác thải tại các thơn xóm…phục vụ cho xây dựng nơng thơn mới.

- Phối hợp với các ngành chức năng của tỉnh, tăng cường quảng bá tiềm năng, thế mạnh của thị xã để thu hút, phát triển du lịch... góp phần phát triển kinh tế xã hội địa phương.

- Tổ chức phát động phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới gắn với việc thực hiện kế hoạch sử dụng đất, từ đó việc thực hiện kế hoạch sử dụng đất được thực hiện dễ dàng và đạt hiệu quả cao.

4.2. Giải pháp về nguồn lực, vốn đầu tư

- Phối hợp với các Sở, Ban ngành đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư, huy động mọi nguồn vốn theo nhiều hình thức đa dạng: Vốn ngân sách nhà nước, vốn vay, vốn đầu tư trong nước và ODA, vốn doanh nghiệp... đầu tư phát triển nhiều cơ sở hạ tầng thu hút các nhà đầu tư xây dựng các cơ cở sản xuất công nghiệp, VLXD, thương mại, dịch vụ, du lịch.

- Vận dụng linh hoạt các cơ chế, chính sách trong việc bồi thường thiệt hại đã được ban hành và áp dụng trên địa bàn của thị xã nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng các dự án để sớm triển khai xây dựng và đi vào hoạt động sản xuất góp phần nâng cao hiệu quả của dự án, cũng như góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội trên địa bàn thị xã cho những năm tiếp theo.

- Phát huy nguồn lực từ nhân dân: Vận động nhân dân hiến đất, góp vốn, xã hội hóa các nguồn vốn để xây dựng các cơng trình dự án thuộc quy hoạch nông thôn mới, các dự án phục vụ cho mục đích cơng cộng, dân sinh như: giao thơng nơng thơn, thủy lợi nội đồng, các khu vui chơi giải trí, thể dục thể thao nông thôn, nhà ở cho hộ nghèo.

4.3. Giải pháp về chính sách, quản lý

- Tăng cường và phối hợp chặt chẽ với các ngành trong việc theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch sử dụng đất hàng năm. Kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định của Pháp luật.

- Vấn đề bồi thường đất đai cần phải được thực hiện công khai, thực hiện đúng trình tự theo quy định pháp luật, xác định đúng nguồn gốc chủ sử dụng, chi trả đúng đối tượng và đúng quy định bảng giá nhà nước; giải quyết kịp thời các khiếu nại, khiếu kiện về bồi thường đất.

- Thực hiện những chính sách ưu đãi những hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất, hết đất sản xuất, phải chuyển đến ở tại các khu tái định cư, phải tốt hơn nơi ở cũ và hỗ trợ đào tạo nghề.

- Lập thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất, giao đất kịp thời cho các chủ đầu tư để kịp thời triển khai thực hiện dự án.

- Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính đúng trình tự, đúng quy định, kết hợp đồng thời nhiều nội dung cơng việc trong q trình triển khai nghiệp vụ để: bồi thường, giao đất, cho thuê đất sớm nhất, cải thiện môi trường đầu tư nhằm thu hút các nhà đầu tư có tiềm lực tài chính trong và ngồi thị xã.

- Thực hiện nghiêm túc kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt, nhằm đảm bảo tính thống nhất, liên tục trong việc quản lý, sử dụng đất theo đúng quy hoạch và pháp luật. Không giải quyết giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất đối với các trường hợp không đăng ký trong năm kế hoạch (ngoại trừ các cơng trình mang tính cấp bách vì lợi ích quốc gia, lợi ích cơng cộng).

4.4. Giải pháp về khoa học, cơng nghệ

- Xây dựng và cập nhật cơ sở dữ liệu quản lý tài nguyên đất, áp dụng công nghệ tiên tiến để cải thiện chất lượng điều tra quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

- Củng cố và nâng cao hệ thống thông tin về đất đai, tăng cường ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS trong việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; dự báo, cảnh báo điều tra, đánh giá, ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường đáp ứng yêu cầu quản lý đất đai.

4.5. Giải pháp bảo vệ, cải tạo đất, bảo vệ rừng và bảo vệ môi trường

- Canh tác trên đất dốc cần kết hợp với các biện pháp bảo vệ đất như xây dựng hệ thống nông lâm kết hợp, trồng cây bằng biện pháp đào rãnh, hố tránh sự xói mịn, xói mịn đất, rửa trơi chất dinh dưỡng trong đất...

- Tăng cường bảo vệ thực vật bằng biện pháp sinh học như sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học. Đặc điểm nổi bật của thuốc bảo vệ thực vật sinh học là ít độc, an tồn trước hết cho người sử dụng, nó khơng chỉ tạo ra sản phẩm an tồn về vệ sinh thực phẩm mà nó cịn góp phần cải thiện môi trường sống, nguồn tài ngun đất, nước, khơng khí cũng khơng bị ơ nhiễm.

- Sử dụng các loại phân bón hố học một cách hợp lý, tránh lạm dụng phân bón hố học q nhiều, bón phân khơng có tỷ lệ hợp lý sẽ làm cho đất mất cân bằng chất dinh dưỡng, việc canh tác không thuận lợi và chi phí lớn.

- Áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp để thâm canh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện của từng khu vực trên địa bàn thị xã nhằm nâng cao độ phì nhiêu của đất, tránh làm thối hóa đất, nâng cao hiệu quả sử dụng đất và đảm bảo phát triển bền vững.

- Tăng cường công tác bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng, nhất là rừng phịng hộ; đảm bảo trồng hết diện tích đất có thể trồng rừng. Tích cực khoanh ni, bảo vệ và chăm sóc diện tích rừng hiện có; hạn chế tối đa tình trạng cháy rừng, vi phạm lâm luật.

- Hạn chế tối đa việc chuyển mục đích sử dụng diện tích đất rừng sang các mục đích khác nhất là diện tích đất rừng phòng hộ.

- Tăng cường đầu tư về nhân lực, trang thiết bị, cơ sở xử lý, nguồn vốn, mở rộng địa bàn về thu gom, vận chuyển xử lý rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp, xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp: tại các cơ sở sản xuất kinh doanh, cơ quan, khu vực cộng đồng và đến từng hộ gia đình.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ1. Kết luận 1. Kết luận

Kế hoạch sử dụng đất năm 2021 thị xã Mường Lay được xây dựng dựa trên nhu cầu của các ngành, các xã, phường đảm bảo đáp ứng quỹ đất cho phát triển các ngành, các lĩnh vực; có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, quốc phịng an ninh và bảo vệ môi trường. Đồng thời là công cụ quan trọng để thực hiện công tác quản lý Nhà nước về đất đai, là căn cứ để giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất trên địa bàn thị xã trong năm 2021.

- Đất phát triển đô thị và khu dân cư nông thôn đảm bảo phù hợp với điều kiện đặc thù của từng khu vực. Đáp ứng được nhu cầu của người dân địa phương và đảm bảo mục tiêu đơ thị hố.

- Các loại đất để phát triển cơ sở hạ tầng được xem xét và tính tốn cho mọi loại đất từ đất giao thông, thủy lợi,.... trên cơ sở đáp ứng đủ nhu cầu, phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội của cả giai đoạn và từng năm, đảm bảo tính hợp lý và tiết kiệm đất.

2. Kiến nghị

Thời gian thực hiện kế hoạch sử dụng đất là rất ngắn, trong khi khối lượng công việc của các ngành, các địa phương liên quan đến nhu cầu sử dụng đất lại rất lớn như xây dựng các cơng trình hạ tầng kỹ thuật, xây dựng các tuyến đường giao thơng, sắp xếp khu dân cư… Vì vậy để kế hoạch sử dụng đất của thị xã có tính khả thi cao, UBND thị xã Mường Lay đề xuất kiến nghị UBND tỉnh, các Sở ban ngành một số vấn đề sau:

- UBND tỉnh, các Sở ban ngành quan tâm chỉ đạo, đầu tư kinh phí để thực hiện đồng bộ các chỉ tiêu đã đề ra trong kế hoạch sử dụng đất của thị xã.

- Đầu tư, hỗ trợ kinh phí để thị xã hoàn thiện việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý đất đai nhằm tăng cường hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa thị xã.

Một phần của tài liệu 5-TM-KH-SDD-2020-MUONG-LAY (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w