Kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Giáo dục hành vi bảo vệ môi trường cho học sinh lớp 1 qua hoạt động trải nghiệm (Trang 66 - 71)

CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.2. Kết quả thực nghiệm

3.2.1. Hành vi BVMT của HS lớp 1 trước thực nghiệm

Kết quả khảo sát hành vi BVMT của HS lớp 1 ở hai nhóm ĐC và TN trước thực nghiệm thể hiện trong Bảng 3.2 (Phiếu khảo sát, Phụ lục 2). Trong đó, Hành vi BVMT của HS ở cả hai nhóm ĐC và TN là tương đương nhau. Ở nhóm TN có nhiều HS xếp loại Tốt hơn, tuy nhiên, ở nhóm ĐC có số HS đạt loại Trung bình lại nhiều hơn. Về xếp loại Kém thì cả hai nhóm đều có, số HS đạt loại này là tương đương nhau.

Bảng 3.2. Hành vi BVMT của HS lớp 1 ở lớp ĐC và lớp TN trước TN Lớp ĐC Lớp TN Tiêu chí Mức độ SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) Tốt 8 25.81 9 27.27 Trung bình 20 64.52 18 54.55 Nhận thức Kém 3 9.68 4 12.12 Tốt 11 35.48 10 30.3 Trung bình 14 45.16 16 48.48 Kĩ năng kém 6 19.35 5 15.15 Tốt 10 32.26 11 33.33 Trung bình 16 51.61 16 48.48 Thái độ kém 5 16.13 6 18.18

Các kết quả khảo sát trước TN của luận văn cho thấy, HS lớp 1 của Trường Tiểu học Nam Hải, Quận Hải An, thành phố Hải Phịng ban đầu có hành vi BVMT đạt mức độ trung bình, đa số HS ở trường đều chú ý đến các vấn đề MT xung quanh và nêu, nhận biết được một số dấu hiệu về MT. Khi được GV gợi ý, các em đã nhận ra được một số vấn đề về MT cần bảo vệ. Tuy nhiên, đa số HS chưa giải thích được tại sao cần BVMT trong tình huống đó, HS chỉ thực hiện hành động BVMT khi được GV yêu cầu.

3.2.2. Hành vi BVMT của HS lớp 1 sau thực nghiệm

3.2.2.1. Thực nghiệm 1: Xác định sự thay đổi về mức độ hình thành hành vi BVMT cho HS lớp 1 qua chủ đề Vui đón mùa xuân và Em tham gia hoạt động cộng đồng

Thực nghiệm 1 (Phiếu khảo sát trong Phụ lục 1): Nhằm xác định hiệu quả của các biện pháp giáo dục hành vi BVMT cho HS lớp 1 trong môn học TN thơng qua chủ đề: “Vui dón mùa xuân” và “Em tham gia hoạt động cộng đồng”. Trong luận văn này, chúng tôi đánh giá sự phù hợp của biện pháp đề xuất so với điều kiện thực tế ở trường Tiểu học Nam Hải, xem xét khả năng tham gia các hoạt động trải nghiệm của học sinh để xác định, đánh giá sự thay đổi về mức độ hình thành hành vi BVMT qua các hoạt động trải nghiệm. Kết quả thực nghiệm trong Bảng 3.3.

Bảng 3.3. Hành vi BVMT của HS lớp 1 trước và sau TN

Tốt Trung Bình Kém

Loại

SL % SL % SL %

Trước TN 9 27.27 20 60.61 4 12.12

Sau TN 14 42.42 19 57.58 0 0

Kết quả khảo sát ở Bảng 3.3 cho thấy, qua chủ đề này, mức độ hình thành hành vi BVMT ở HS lớp 1 đã có những chuyển biến tích cực dù chưa nhiều. Số lượng HS đạt loại tốt tăng từ 9 HS lên 14 HS. Khơng cịn HS đạt loại kém. Vì vậy, các thử nghiệm áp dụng các biện pháp đề xuất ban đầu đã mang lại những kết quả tương đối tốt.

Để đánh giá những tiến bộ của HS về các hành vi BVMT theo từng tiêu chí đánh giá nói trên, chúng tơi khảo sát và đánh giá cụ thể kết quả trong Bảng 3.4 dưới đây.

Bảng 3.4. Hành vi BVMT của HS lớp 1 trước và sau TN

(tính theo điểm các tiêu chí)

Các tiêu chí Thời gian

Nhận thức Hành động Thái độ Tổng

Trước TN 5.9 5.37 5.02 5.43

Sau TN 6.45 5.78 5.35 5.86

Kết quả thực nghiệm sư phạm trong Bảng 3.3 cho thấy hành vi BVMT của HS qua tác động của các biện pháp trong luận văn đã có sự tiến bộ đáng kể về nhận thức, hành động và thái độ:

+ Về nhận thức: Trước thực nghiệm sư phạm học sinh điểm đạt ở mức 5,90 (loại TB), sau thực nghiệm HS đạt điểm 6,45 (loại tốt) với độ chênh lệch 0,55đ. Ban đầu, khi được gợi ý thì HS mới chỉ nhận biết, nêu được một số dấu hiệu về môi trường cần được bảo vệ, trình bày được một số cách BVMT phù hợp với tình huống nhưng chưa giải thích được tại sao cần phải hành động BVMT trong tình huống đó. Sau thực nghiệm tác động, các em đã tự nêu lên được các dấu hiệu về mơi trường cần được bảo vệ, tự trình bày được nhiều cách để BVMT và lí giải được vì sao mình làm như vậy. Tuy nhiên, ở một số HS vẫn còn nhận thức ở mức thấp, một số em còn nhút nhát và khi xem tranh vẫn chưa nêu được các dấu hiệu về MT cần được bảo vệ.

+ Về hành động: Trước TN, điểm đạt 5,37 (loại TB), sau TN điểm đạt 5,78 (loại TB), điểm có tăng nhưng độ chênh lệch khơng nhiều (0,41 điểm). Có những HS chưa nhận ra được những vấn đề MT trường cần được bảo vệ cả khi đã được gợi ý. Điều này cho thấy rằng, cần phải có nhiều thời gian hơn để có thể hình thành kĩ năng cho HS. Cho trẻ tham gia nhiều hoạt động trải nghiệm thì kĩ năng mới có sự thay đổi.

+ Về thái độ: Thái độ của HS đối với MT cũng có thay đổi nhưng khơng nhiều (tăng từ 5,02 điểm lên 5,35 điểm). HS vẫn chưa quan tâm nhiều đến vấn đề môi trường, chỉ thực hiện hành động khi được yêu cầu, chưa thể hiện sự hứng thú khi hành động.

3.2.2.2. Thực nghiệm 2: Xác định sự thay đổi hành vi BVMT cho HS lớp 1 qua các chủ đề Em bảo vệ môi trường

Luận văn tiến hành thực nghiệm 2 nhằm đánh giá hành vi BVMT của HS qua chủ để Em BVMT với nội dung lồng ghép toàn phần. Kết quả khảo sát sau thực nghiệm về hành vi BVMT của HS lớp 1 cho trong Bảng 3.5, (Phiếu khảo sát, Phụ lục 1).

Bảng 3.5. So sánh mức độ biểu hiện hành vi BVMT của HS lớp ĐC và lớp TN sau thực nghiệm (theo %)

Tốt Trung Bình Kém Loại SL % SL % SL % Lớp ĐC 10 32.6 19 61.28 2 8.45 Lớp TN 21 63.64 12 36.36 0 0 Chênh lệch 11 35.48 7 22.58 2 6.45

Kết quả thực nghiệm trong Bảng 3.5 cho thấy, sau thực nghiệm, mức độ hình thành hành vi BVMT của HS ở lớp TN có sự tăng lên đáng kể và có sự chênh lệch so với lớp ĐC. Số lượng HS đạt loại tốt ở lớp TN chiếm 63.64% trong khi ở lớp ĐC chỉ có 32.6% số HS đạt loại tốt. Đồng thời, ở lớp ĐC vẫn cịn số ít HS đạt loại kém (8.45%). Ở lớp TN khơng cịn HS đoạt loại kém.

Luận văn tiến hành phân tích mức độ chênh lệch giữa các nhóm: Tốt, TB và kém quả khảo sát bằng bài tập, qua quan sát thực tế, kết quả cụ thể như sau:

* Đối với nhóm HS loại Tốt: Đa số các em có những biểu hiện nhận thức về hành vi BVMT trội hơn so với các bạn khác trong cùng lớp. Điều này được thể hiện khi HS làm bài tập khảo sát về nhận thức, HS đã thể hiện rõ sự hiểu biết của mình về các vấn đề về môi trường cần bảo vệ tương đối rõ ràng và mạch lạc hơn.

* Đối với nhóm HS loại Trung bình: Biểu hiện về hành vi BVMT của các em ở nhóm này chỉ kém HS đạt loại tốt ở tiêu chí 1 (Nêu được một số dấu hiệu về BVMT trong tình huống cụ thể). Khi được GV hướng dẫn, gợi ý, HS ở nhóm này trình bày được một số cách BVMT phù và giải thích được tại sao cần phải BVMT trong các tình huống đó.

* Đối với nhóm HS loại Kém: Những HS thuộc nhóm loại kém thường có

biểu hiện, hành vi kém hơn so với các bạn khác trong lớp về mọi mặt. HS cịn nhút nhát, khơng hiểu rõ nội dung câu hỏi, và HS không tự nhận ra các vấn đề về môi trường. Ngay cả khi được gợi ý, học sinh trong nhóm này vẫn chưa nêu được cách BVMT phù hợp. Hơn nữa, HS cũng khơng giải thích được tại sao chúng ta cần phải BVMT trong tình huống đó.

Để phân tích sự thay đổi hành vi BVMT theo từng mặt ở hai lớp ĐC và lớp TN, luận văn lập bảng so sánh kết quả trong Bảng 3.6, (Phiếu khảo sát, Phụ lục 1) như sau:

Bảng 3.6. So sánh hành vi BVMT của HS lớp ĐC và lớp TN sau TN (theo TC)

Các tiêu chí

Nhận thức Hành động Thái độ Tổng

Lớp ĐC 5.43 5.25 5.33 5.34

Lớp TN 5.42 6.35 6.48 6.08

Chênh lệch 0.01 1.1 1.15 0.75

Qua kết quả thực nghiệm, Bảng 4.5 chúng tôi nhận thấy HS ở lớp TN có những tiến bộ vượt trội tương đối đều ở cả ba mặt, trong đó, về thái độ đối với MT của HS được thể hiện rõ nhất.

+ Về nhận thức của học sinh: Trong lớp ĐC, số học sinh đạt điểm TBC là 5.34, lớp TN đạt điểm TBC là 6.08 (lệch 0.75 điểm). Các biện pháp thực nghiệm trong luận văn không những chỉ tập trung vào tổ chức các hoạt động TN mà còn tập trung khai thác tối đa những kinh nghiệm của HS để áp dụng trong tình huống mới. Ngồi ra, HS cũng huy động được vốn kiến thức đã biết, kết hợp với tiếp thu kinh nghiệm của bạn bè thơng qua bước thảo luận, trị chuyện. Chính vì vậy, nhận thức về hành vi BVMT của HS sau thực nghiệm tăng lên đáng kể, vượt qua HS lớp ĐC.

+ Về hành động của học sinh: HS ở lớp ĐC đạt 5,25, lớp TN đạt 6,35

(lệch 1,1 điểm). HS được tham gia các hoạt động trải nghiệm theo các biện pháp đề xuất trong luận văn phải phát huy tối đa tính, tích cực, chủ động và có tinh thần trách nhiệm cao cũng như khả năng làm việc nhóm. Các em phải suy nghĩ

và hoạt động cùng nhau để thực hiện các nhiệm vụ của nhóm. Hơn nữa, thông qua làm thật, HS sẽ tiến bộ rất nhanh về mặt kĩ năng. Ở lớp ĐC, kĩ năng BVMT của HS có tăng lên nhưng khơng nhiều vì các em chưa được tham gia các hoạt động, do đó, kĩ năng BVMT của HS chỉ được phát triển qua các hoạt động sinh hoạt hằng ngày.

+ Về thái độ của học sinh: Về mặt này, học sinh thay đổi rõ ràng nhất so với các mặt còn lại, khảo sát với độ lệch 1.15 (lớp ĐC đạt 5.33, lớp TN đạt 6.48 điểm). Qua quan sát chúng tôi nhận thấy, do HS ở lớp TN được chủ động thảo luận và lựa chọn chủ đề BVMT nên các em rất thích thú, tích cực khi tham gia thực hiện các hành động BVMT.

Một phần của tài liệu Giáo dục hành vi bảo vệ môi trường cho học sinh lớp 1 qua hoạt động trải nghiệm (Trang 66 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)