Cặp so sánh f1 f2
M1 và M0 17,46 45,93
M2 và M0 27,69 38,96
M3 và M0 18,19 44,18
Từ bảng 3.7 có thể thấy các mẫu M1, M2, M3 đều có sự khác biệt so với mẫu vi cầu đối chiếu. Trong đó, mẫu M1 có dữ liệu % dược chất giải phóng ở điều kiện cấp tốc gần với vi cầu đối chiếu nhất, thể hiện ở việc có chỉ số f1 nhỏ nhất và chỉ số f2 lớn nhất. Mẫu M2, mặc dù cùng mơ hình giải phóng 2 pha với vi cầu đối chiếu nhưng lại có dữ liệu % dược chất giải phóng cách biệt mẫu vi cầu đối chiếu nhất, thể hiện ở việc có chỉ số f1 lớn nhất và chỉ số f2 nhỏ nhất. Nguyên nhân là do, tốc độ giải phóng dược chất từ mẫu vi cầu M2 chậm hơn rất nhiều so với mẫu vi cầu đối chiếu, càng về các thời điểm sau, mức độ chênh lệch về % dược chất giải phóng giữa mẫu vi cầu M2 và vi cầu đối chiếu càng lớn. Đến thời điểm 72 giờ, % dược chất giải phóng dự đốn của vi cầu đối chiếu là 87,98% trong khi mẫu M2 mới đạt 71,89%.
*Kết luận: Trong 3 mẫu vi cầu M1, M2, M3, mẫu M1 có dữ liệu % dược chất giải
36
Khảo sát tỉ lệ các loại polyme PLGA trong công thức
Tiến hành bào chế vi cầu với công thức như trên bảng 2.3, thành phần polyme PLGA như trên bảng 3.8 và quy trình như mục 2.3.1. Kết quả thử giải phóng được thể hiện trên hình 3.10 và phụ lục 3.3.
Bảng 3.8. Thành phần PLGA trong công thức vi cầu (2)
Mẫu Tỉ lệ các loại PLGA PLGA (L/G=50:50) 7-17 kDa PLGA (L/G=50:50) 24-38 kDa M4 6 4 M1 7 3 M5 8 2 *Nhận xét:
Theo hình 3.10 và phụ lục 3.3, khi so sánh về lượng dược chất giải phóng trong pha giải phóng ồ ạt, mẫu M5 cao nhất (32,28%), sau đó đến M1 (29,27%), cuối cùng là M4 (16,54%). Điều đó cho thấy, khi tăng tỉ lệ polyme PLGA (L/G=50:50) 7-17 kDa, lượng dược chất giải phóng trong pha giải phóng ồ ạt cũng tăng theo. Có thể giải thích hiện tượng này thơng qua nhiệt độ chuyển kính của PLGA. Theo kết quả đo DSC từ nghiên cứu trước đây của nhóm, PLGA (50:50) 7-17 kDa có nhiệt độ chuyển kính thấp hơn PLGA (50:50) 24-38 kDa [2]. Càng tăng tỉ lệ PLGA phân tử lượng thấp, nhiệt độ chuyển kính của vi cầu càng giảm và càng thấp hơn nhiệt độ môi trường thử giải phóng, thời gian chuyển từ trạng thái “thủy tinh” sang trạng thái “nhớt” càng rút ngắn, tính linh động của mạng lưới polyme tăng lên dẫn đến tăng đáng kể lượng dược chất được giải phóng trong pha giải phóng ồ ạt [28].
Xét về lượng dược chất giải phóng sau 72 giờ, mẫu M5 cao nhất (89,86%), sau đó đến M1 (81,96%), cuối cùng là M4 (66,45%). Nguyên nhân là do sự tăng dần tỉ lệ PLGA phân tử lượng thấp từ vi cầu M4, M1 đến M5. Phân tử PLGA bao gồm đuôi carboxyl thân nước và chuỗi các monome kị nước, do đó PLGA phân tử lượng thấp sẽ ít kị nước hơn so với PLGA phân tử lượng cao. Khi bào chế, PLGA phân tử lượng thấp sẽ có xu hướng nằm ra phía ngồi bề mặt của vi cầu [28]. Một mặt, PLGA phân tử lượng thấp tạo điều kiện cho nước xâm nhập vào mạng lưới polyme để tạo ra nhiều lỗ xốp chứa nước hơn. Mặt khác, PLGA phân tử lượng thấp bị phân huỷ nhanh chóng, tạo ra các sản phẩm phân huỷ có tính axit, các sản phẩm này sẽ tiếp tục làm tăng tốc độ suy thoái của mạng lưới PLGA [39]. Kết quả là mạng lưới PLGA bị ăn mịn tồn bộ. Vì vậy tỉ lệ PLGA phân tử lượng thấp càng tăng, tốc độ suy thoái của mạng lưới PLGA càng lớn, tốc độ giải phóng dược chất càng nhanh.
37
Hình 3.10. Ảnh hưởng của tỉ lệ các loại PLGA đến khả năng giải phóng (n=3, TB±SD) (n=3, TB±SD)
So sánh kết quả thử giải phóng mẫu M1, M4, M5 với dữ liệu dự đốn giải phóng mẫu vi cầu đối chiếu (mẫu M0) (bảng 3.5), kết quả được trình bày trong bảng 3.9.