- Lưới khống chế cơ sở
d) Đo sâu địa hình đáy biển bằng máy và đo rà soát hải văn
Các hàng mảnh bản đồ quy định từ Bắc xuống Nam.
Trong mỗi hàng mảnh, để tiện cho việc phân loại khó khăn, tạm quy định mảnh thứ nhất là mảnh có phần diện tích đất liền, sau đó là mảnh kề cận (thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm, thứ sáu...) tính từ trong bờ ra tùy thuộc vào hàng mảnh đó có từ 2 cho đến 17 mảnh theo chiều Đơng - Tây. Cá biệt các hàng mảnh ở phía Nam mũi Cà Mau sẽ tính theo chiều Bắc - Nam.
Loại 1: những mảnh có diện tích biển tiếp giáp với đất liền (những mảnh thứ nhất khơng có các đảo nổi), là các mảnh tàu có thể đậu ngay trong khu vực đo vẽ khi thời tiết cho phép.
Loại 2: những mảnh thứ hai ờ vùng biển từ Thái Bình đến Đà Nẵng, những mảnh thứ hai từ vùng biển Ninh Thuận đến Kiên Giang (đó là những mảnh có địa hình thoải dần, độ sâu khơng lớn). Khoảng cách từ nơi neo đậu tàu (ven bờ) ra đến khu vực đo vẽ (điểm gần nhất) dưới 15 km; những mảnh thứ nhất của vùng biển Quảng Ninh, Hải Phịng (khu vực này có nhiều đảo nổi; những mảnh thứ nhất của vùng biển từ Quảng Nam đến Nha Trang (khu vực này độ dốc thay đổi đột ngột từ bờ).
Loại 3: những mảnh thứ ba ở vùng biển từ Thái Bình đến Đà Nẵng, những mảnh thứ ba từ vùng biển Ninh Thuận đến Kiên Giang (đó là những mảnh có địa hình thoải dần, độ sâu lớn dần). Khoảng cách từ nơi neo đậu tàu (trong bờ) ra đến khu vực đo vẽ (điểm gần nhất) nhỏ dưới 35 km; những mảnh thứ hai của vùng biển Quảng Ninh, Hải Phịng (khu vực có nhiều đảo nổi); những mảnh thứ hai của vùng biển từ Quảng Nam đến Nha Trang (độ sâu khá lớn, địa hình biển đổi đột ngột).
Loại 4: những mảnh thứ tư của vùng biển từ Thái Bình đến Đà Nẵng, những mảnh thứ tư của vùng biển từ Ninh Thuận đến Kiên Giang. Khoảng cách từ nơi neo đậu tàu (ven bờ) ra đến khu vực đo vẽ (điểm gần nhất) dưới 55 km; những mảnh thứ ba của vùng biển có nhiều đảo nổi ngồi khơi của Quảng Ninh, Hải Phòng; những mảnh cịn lại của khu vực biển Quảng Nam - Bình Thuận.
Loại 5: những mảnh thứ 5 của vùng biển Cà Mau, Kiên Giang. Khoảng cách từ nơi neo đậu tàu (ven bờ) ra đến khu vực đo vẽ (điểm gần nhất) dưới 70 km; những mảnh còn lại của các khu vực khác; những mảnh có nhiều cơng trình xây dựng trên biển; khu vực nhiều san hô, bãi đá ngầm.
Ghi chú:
(1) Các mảnh thứ 6 đến 17 theo quy định loại khó khăn 5 và tính bổ sung thời gian đi và về từ mảnh thứ 5 ra.
(2) Khi lập Thiết kế kỹ thuật - dự toán, tùy thuộc vào hướng thiết kế của tuyến đo sâu để xác định khoảng cách từ nơi neo đậu tàu đến đầu tuyến, cuối tuyến để vận dụng tiêu chuẩn xếp loại khó khăn trên cơ sở phân loại khó khăn trên.
đ) Lấy mẫu chất đáy khu vực đo sâu bằng sào
Loại 1: khu vực biển sát bờ có địa hình thoải; khu vực biển gần bờ có nhiều đảo nổi, ít nguy hiểm hàng hải; khu vực biển ven các đảo xa đất liền.
Loại 2: khu vực ven các cửa sông, cảng biển; khu vực dọc luồng tàu chạy; khu vực có nhiều nguy hiểm hàng hải; khu vực nhiều thực phủ, sình lầy.