1. Khảo sát nghiên cứu lần 1 về nhu cầu, thói quen sở thích của khách hàng
2. Hình thành tưởng thiết kế, đó là những bước xác định dần những đặc trưng cơ bản nhất của sản phẩm tương lai khi sản phẩm được đưa vào thị trường, tưởng phải thỏa mãn công thức 5W1H ( When, Who, Where, What, For Whom, How). 3. Design là quá trình thực hiện tưởng, ban đầu được Design thể hiện qua phác thảo (sketch) như những sơ phác ban đầu và chỉ giành riêng cho chính bản thân Designer nên có thể được thể hiện tự do bằng nét chì …sau đó phác thảo mới hồn thiện dần tưởng khi lưu tới cấu tạo bên trong, vỏ bọc bề ngoài, vẽ kỷ thuật và thực hiện mơ hình 3 chiều, cuối cùng hồn thiện màu sắc, hoa văn, chất liệu bề mặt, trang trí và đồ họa mỹ thuật kết thúc quá trình thiết kế.
4. Khảo sát nghiên cứu lần 2 xem xét những vấn đề phát sinh khi đưa sản phẩm vào thị trường và ý kiến của người sử dụng.
2.3. Tiêu chí đánh giá sản phẩm mỹ thuật cơng nghiệp
Thiết kế là hoạt động không thể thiếu trong giai đoạn trước, trong và sau quá trình sản xuất. Một sản phẩm thiết kế mỹ thuật công nghiệp được đánh giá bởi các tiêu chí xã hội, công năng, công thái học, sinh thái, và thẫm mỹ…
Tiêu chí xã hội đánh giá mức hội nhập và định hướng của sản phẩm đối với các
tầng lớp của xã hội khác nhau, khả năng tối ưu hóa đời sống vật chất cho cơng dân, lợi ích và hiệu quả xã hội của sản phẩm, quan hệ của sản phẩm và trình độ phát triển của bản thân hoặc nhóm cộng đồng.
Tiêu chí cơng năng đánh giá tính dễ sử dụng, dễ vận hành, dễ sửa chữa, độ tinh
tế của sản phẩm, tiết kiệm năng lượng, tuổi thọ của sản phẩm, có khả năng tái sử dụng, kỹ thuật công nghệ tiên tiến…
Giáo trình Nhập mơn Thiết kế đồ họa Trang 36
Tiêu chí cơng thái học đánh giá về mối quan hệ hữu cơ giữa con người và mơi
trường
Tiêu chí sinh thái đánh giá sản phẩm và khả năng cũng như mức độ làm hại mơi
trường sống…
Tiêu chí thẩm mỹ xem xét cấu tạo và hình dáng, hay cá tính và tính độc đáo…
Ngồi ra, các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình Design sản phẩm như: về khía cạnh nhân trắc học, vật lý, tâm sinh lý, vệ sinh,…
2.4. Đặc trưng và yêu cầu của thiết kế mỹ thuật công nghiệp
Design là một môn khoa học đã tổng hợp được các phương pháp khác nhau, rút ra từ các lĩnh vực của khoa học kỹ thuật, khoa học kinh tế, khoa học xã hội và kiến thức trí tuệ của nhân loại. Trong quá trình phát triển của lịch sử của bộ mơn khoa học này về lý luận lẫn thực tiễn, người ta có nhiều giả định và quan điểm rất khác nhau.
Thiết kế mỹ thuật công nghiệp phải đáp ứng yêu cầu sử dụng
Thiết kế mỹ thuật công nghiệp phải đảm bảo thẩm mỹ
Thiết kế mỹ thuật cơng nghiệp phải có tưởng mới
Thiết kế mỹ thuật công nghiệp phải phù hợp với phương thức sản xuất chế tạo
Thiết kế mỹ thuật công nghiệp phải đáp ứng điều kiện kinh tế
3. Những phong cách lớn trong lịch sử Design
3.1. Khái niệm
Qua những di tích kiến trúc và những đồ vật từ xưa cịn được bảo tồn đến ngày nay có thể thấy những cơng trình kiến trúc cũng như đồ đạc được xây dựng hay chế tạo ở một giai đoạn nhất định, trong những điều kiện thường xuyên thay đổi, nhưng có cùng những dấu hiệu giống nhau. Những dấu hiệu thống nhất ở cách thức biểu thị coi như dấu ấn mà thời kỳ xác định đó lựa chọn để thực hiện các tác phẩm kiến trúc của mình được gọi là phong cách của kiến trúc đó. Trào lưu sử dụng cùng một loại dấu ấn, cùng một cách biểu thị trong các cơng trình kiến trúc tạo thành phong cách kiến trúc.
Phong cách xuất hiện ở nơi nào thuận lợi cho sự phát triển của nó. Đó là địa lý, khí hậu, nền kinh tế, xã hội và điều kiện chính trị, thu nhập của người dân…Từ nơi xuất phát, phong cách sơ khai lan tới những vùng xung quanh, giống như những vòng tròn đồng tâm, ngày một xa hơn tùy theo khả năng mối quan hệ xã hội tương lai. Thời xa
Giáo trình Nhập mơn Thiết kế đồ họa Trang 37
xưa chính bn bán là nhịp cầu nối quan hệ văn hóa với nhau. Ví dụ như “con đường tơ lụa” nối hai châu lục Âu – Á nổi tiếng của người Trung Quốc thời xưa. Những trung tâm phong cách đã nổi tiếng trước đây là Athen thời cổ đại Antique, Paris thời Gothic Trung cổ, Phlorence và Roma thời phục hưng Renaissance.
Lịch sử phát triển thế giới đầy rẫy các cuộc chiến, nhưng ngay cả chiến tranh dù chủ yếu chỉ tàn phá chết chóc, cũng thường tạo điều kiện tác động qua lại và phổ biến phong cách kiến trúc mới. Phong cách là một trong những chủ đề quan trọng của các nhà viết sử và phê bình nghệ thuật. Danh từ phong cách Style có nguồn gốc từ chữ Latinh stilus hàm nghĩa cách viết, kiểu chữ viết biểu hiện trực tiếp đặc trưng con người.
Cũng có quan niệm khác coi phong cách style như một mỹ từ mà con người cố tình áp đặt và tự giải nghĩa cho hiện tượng mà thôi.
Một vài tên gọi phong cách thường gặp trong lịch sử nghệ thuật như: phong cách hình học (Geometric style), Hellenistic (Văn hóa cổ Hi lạp), Romanesque (Roman), Gothic (Gotic), Baroque (Barốc), Rococo (Rốccôcô), Louis XIL (Luis XIL), Mannerism (phong cách riêng), phong cách Queen Anne (Nữ hoàng Anh), Neoclassical (Tân cổ điển), Art Nouveau (Nghệ thuật mới), phong cách quốc tế hiện đại (International moder style)…
Giai đoạn sơ khai là giai đoạn tìm kiếm dấu ấn riêng và tinh lọc phong cách.
Giai đoạn hưng thịnh là thời kỳ đỉnh cao của phong cách. Đây là giai đoạn phong cách đã định hình về cấu tạo hình dáng và các chi tiết cấu tạo thuộc kết cấu hoặc trang trí Giai đoạn tàn là giai đoạn cuối trong đó nhiều vấn đề thuộc phong cách đã được giải quyết, thử thay đổi, thêm thắt những phần tử bất cấu trúc, chỉ cịn tính trang trí.
Ý nghĩa cơ bản của phong cách là đặt trưng nghệ thuật đặc sắc có tính đặc thù diễn tả tính cách của một con người, một dân tộc hay một thời đại chính là ảnh hưởng của nó tới cơng cuộc phát triển thượng tầng kiến trúc tương lai. Phong cách cá nhân có thể tạo dấu ấn cho một trường phái, phong cách nhóm hay phong cách hãng. Trở thành văn hóa, phong cách mang tính quốc gia và vượt khỏi biên giới một nước thành phong cách quốc tế.Vấn đề phong cách luôn cần xem xét trên cơ sở văn hóa, cá nhân hay cộng đồng và của xã hội.
Giáo trình Nhập mơn Thiết kế đồ họa Trang 38
3.2. Phong cách lớn qua các thời kỳ
Cổ đại Antique
Phong cách trang trí nghệ thuật cổ xưa nhất đặc trưng bằng các hình tưởng tượng về người hoặc thú có tính cách điệu cao được thể hiện rõ nét nhất ở những cơng trình kiến trúc và điêu khắc hay đồ đạc cho đến ngày nay. Trong các hầm mộ người ta khai quật được khá nhiều cổ vật, đồ dùng, đồ trang sức của người xưa được gìn giữ khá tốt phản ánh phần nào trình độ thẩm mỹ và cơng nghệ chế tác đồ đạc thời đó, tuy nhiên những di vật đó chỉ phản ánh đời sống của vua chúa và tầng lớp thượng lưu. Phong cách cổ đại phương đơng có ảnh hưởng rõ rệt lên phong cách phương tây là Cổ đại Ai Cập (Egypt), Lưỡng Hà (Mesopotamia). Cổ đại thuần phương đông là Ấn Độ, Trung Hoa và Nhật Bản. Phong cách phương Tây cổ đại nổi bật là Hi Lạp và La Mã cổ đại nguồn cảm hứng cho phong cách phục hưng về sau.
Những thay đổi của phong cách phương Đông từ thời cổ đại tới ngày nay không rõ nét bằng phong cách phương Tây bởi tính truyền thống liên tục kéo dài của chế độ xã hội mang nét văn hóa riêng khá ổn định.
Hình 9: Đấu trường La Mã ở Roma
Đấu trường La Mã ở Roma, được xây dựng khoảng năm 70 và 72 sau Công Ngun dưới thời hồng đế Vespasian.
Giáo trình Nhập mơn Thiết kế đồ họa Trang 39