Thảo luận chính sách

Một phần của tài liệu Kiểm định các nhân tố tác động đến lạm phát việt nam (Trang 39 - 41)

Từ kết quả nghiên cứu thực nghiệm, tác giả gợi ý việc điều hành chính sách như sau:

Thứ nhất, kết quả ước lượng cho thấy lạm phát của 9 tháng trước có ảnh hưởng lớn đến lạm phát hiện tại. Điều này hàm ý sự gia tăng lạm phát ở Việt Nam thường kéo dài liên tiếp gần 01 năm có thể do một số nguyên nhân

như: Sự phản ứng chậm trễ của các chính sách kiềm chế lạm phát, tính chất “dai dẳng” của hành vi tăng giá, kì vọng thích nghi về lạm phát (tức là, nếu lạm phát trong thời kì trước ở mức cao, cơng chúng sẽ kì vọng mức lạm phát cao trong tương lai và gây ra lạm phát. Điều này hàm ý rằng uy tín hay độ tin cậy của chính phủ trong việc cam kết chống lạm phát một cách nghiêm túc, và do đó là cam kết xây dựng một mơi trường vĩ mô ổn định trong điều hành và thực thi chính sách lạm phát mục tiêu, gợi ý rằng Chính phủ nên có những cam kết mạnh mẽ trong việc chống lạm phát không chỉ khi lạm phát đang cao, mà cịn phải có những cam kết duy trì lạm phát thấp ngay cả khi lạm phát đang khá thấp và ổn định. Tuy nhiên, thực tế cho thấy để thực hiện được cam kết này thường rất khó vì Chính phủ thường có khuynh hướng ưu tiên tăng trưởng kinh tế nhiều hơn, và coi nhẹ việc giữ ổn định môi trường vĩ mô.

Thứ hai, lãi suất cơ bản khơng có ý nghĩa thống kê tác động đến lạm phát trong ngắn hạn và trung hạn. Cho thấy hiệu quả của công cụ lãi suất cơ bản trong điều hành chính sách tiền tệ là khơng hiệu quả, do đó chính phủ cần quan tâm sử dụng cơng cụ khác trong điều hành chính sách tiền tệ như lãi suất tái cấp vốn, tỷ lệ dự trữ bắt buộc…

Thứ ba, các cú sốc làm tăng giá dầu thế giới có tác động làm tăng lạm phát trong nước sau 01 tháng và lớn nhất trong 4 tháng đầu (đóng góp 14.61% biến động của lạm phát hiện tại sau 4 tháng) cho thấy mức chuyển của giá xăng dầu vào mức giá trong nước trong ngắn hạn và trung hạn là đáng kể. Do đó cần tăng lượng dầu dự trữ, tìm kiếm nguồn cung cấp ổn định tránh thụ động điều chỉnh giá xăng dầu theo những biến động bất thường trên thị trường dầu thế giới mà ảnh hưởng lớn đến mặt bằng giá cả trong nước.

Thứ tư, tăng cung tiền M2 có tác động đang kể đến lạm phát hiện tại sau 01 tháng (đóng góp 11.26% biến động lạm phát hiện tại). Kết quả này cho thấy việc sử dụng công cụ tiền tệ tăng cung tiền phát huy hiệu quả trong điều

hành chính sách trong ngắn hạn. Tuy nhiên độ trễ tác động chỉ 01 tháng cho thấy tác động về lâu dài công cụ này là không hiệu quả.

Thứ năm, tăng tỷ giá có tác động khá mạnh đến lạm phát hiện tại sau 2 tháng cho thấy mức chuyển của tỷ giá vào lạm phát là khá lớn. Do đó Chính phủ cần thận trọng trong điều hành chính sách tỷ giá vì sự gia tăng của tỷ giá trực tiếp làm gia tăng lạm phát ngay sau đó. Tuy nhiên mức độ tác động của tỷ giá không kèo dài.

Một phần của tài liệu Kiểm định các nhân tố tác động đến lạm phát việt nam (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(51 trang)
w