Giá trị của tài liệu, số liệu kế toán x

Một phần của tài liệu Giáo trình luật kế toán Kế toán (Trang 36)

Theo Điều 14 luật số 88/2015/QH13

- Tài liệu, số liệu kế tốn có giá trị pháp lý của đơn vị kế tốn và được sử dụng

để cơng bố, công khai theo quy định của pháp luật.

- Tài liệu, số liệu kế toán là cơ sở để xây dựng và xét duyệt kế hoạch, dự toán,

quyết toán, xem xét, xử lý hành vi vi phạm pháp luật.

1.12 Trách nhiệm quản lý, sử dụng, cung cấp thơng tin, tài liệu kế tốn

Theo Điều 15 luật số 88/2015/QH13

- Đơn vị kế tốn có trách nhiệm quản lý, sử dụng, bảo quản và lưu trữ tài liệu

kế toán.

- Đơn vị kế tốn có trách nhiệm cung cấp thơng tin, tài liệu kế toán kịp thời,

đầy đủ, trung thực, minh bạch cho cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

BÀI TẬP VẬN DỤNG

1. Báo cáo tài chính (BCTC) là báo cáo trình bày một cách có hệ thống các thơng tin kinh tế, tài chính theo u cầu của DN.

2. Thông tư 200/2014/TT-BTC là một chế độ kế toán của DN.

3. Phiếu thu là chứng từ kế toán.

4. Giá gốc của một tài sản cố định (TSCĐ) là nguyên giá của tài sản đó.

5. Ngày 01/01/2017 mua một hàng hóa trị giá 5.000.000 đ, chi phí vận chuyển

liên quan đến mua hàng hóa này là 200.000 đồng. Giá gốc của hàng hóa này là 5.000.000 đồng.

6. Sinh viên tốt nghiệp chun ngành kế tốn được cấp bằng kế tốn có thể gọi

là kế tốn viên hành nghề.

7. Kiểm tra kế toán là việc xem xét, đánh giá hiệu quả cơng việc của kế tốn có

làm đúng theo yêu cầu của giám đốc.

8. Kỳ kế tốn được tính từ khi bắt đầu ghi sổ kế tốn đến khi khóa sổ kế tốn để

lập BCTC.

9. Nghiệp vụ kinh tế, tài chính là những hoạt động phát sinh cụ thể tại DN làm

thay đổi tài sản, nguồn hình thành tài sản của DN. 10. Tài liệu kế toán là chứng từ kế toán.

11. Kế tốn chỉ có nhiệm vụ thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung cơng việc kế tốn theo yêu cầu của DN.

12. Khi DN mua hàng hóa chưa thanh tốn, kế tốn có nhiệm vụ thu thập, kiểm

tra thơng tin trên hóa đơn GTGT, phiếu giao hàng của bên bán. Đồng thời kế toán tiến hành lập phiếu nhập kho, ghi nhận vào sổ sách liên quan.

13. Yêu cầu đối với kế toán là phản ánh đầy đủ; phản ánh kịp thời; phản ánh rõ

ràng, dễ hiểu, chính xác; phản ánh trung thực khách quan; phản ánh liên tục các nghiệp vụ phát sinh tại DN. Đồng thời, sắp xếp, phân loại chứng từ, số liệu kế tốn theo trình tự, có hệ thống và có thể so sánh được.

14. Giám đốc đi cơng tác nhận hóa đơn GTGT ngày 13/12/2017. Kế tốn có thể

ghi nhận hóa đơn này vào sổ ngày 05/01/2018

16. Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán đưa ra 5 nguyên tắc đạo đức cơ bản.

17. Người làm kế tốn tại cơng ty có thể cung cấp thơng tin BCTC đã được niêm

yết cho người nhà của mình.

18. Kế tốn trưởng có quyền ưu ái khi giải quyết công việc liên quan với các trưởng phòng ban khác trong DN.

19. Kế tốn trưởng có thể chỉ đạo kế toán viên làm báo cáo kết quả kinh doanh

lời lỗ theo yêu cầu của giám đốc DN.

20. Khi thực hiện cơng việc kế tốn ở đơn bắt buộc phải thực hiện công việc của

kế tốn tài chính và kế tốn quản trị.

21. Kế tốn chi tiết là cơ sở để thực hiện kế toán tổng hợp.

22. Kế tốn lập BCTC bị sai, có thể dùng bút tẩy để sửa lại số liệu trên BCTC

đó.

23. Cơng ty bán máy giặt cho khách hàng, do khách hàng cá nhân nên họ khơng

có nhu cầu lấy hóa đơn GTGT. Do vậy, kế tốn khơng cần xuất hóa đơn GTGT khơng phải ghi sổ.

Luyện tập 2: Hãy chọn câu trả lời đúng nhất trong những câu sau đây:

1. Chủ thể có trách nhiệm thu ngân sách nhà nước:

a. Cơ quan hải quan, cơ quan thuế, cơ quan tài chính, cơ quan thống kê b. Cơ quan thuế, cơ quan tài chính, cơ quan thống kê, cơ quan hải quan

c. Cơ quan tài chính, cơ quan hải quan, cơ quan thống kê và các cơ quan khác d. Cơ quan hải quan, cơ quan thuế, cơ quan tài chính và các cơ quan khác.

2. Cá nhân làm chủ hộ kinh doanh phải đáp ứng đủ các điều kiện:

a. Là cơng dân VN từ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

b. Là cơng dân VN đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

c. Là cơng dân VN có đủ năng lực hành vi dân sự.

d. Chỉ cần là cơng dân VN có khả năng làm chủ.

a. Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam (VAA), Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA)

b. Hội kế toán viên hành nghề Việt Nam

c. Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam (VAA), Hội Kiểm toán viên hành nghề

Việt Nam (VACPA) và một số cơng ty kiểm tốn d. Cả a&b

4. Chế độ kế toán doanh nghiệp gồm:

a. Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán cho DN

b. Quyết định về chế độ kế tốn DN

c. Thơng tư hướng dẫn chế độ kế toán cho DN và đơn vị sự nghiệp.

d. Thơng tư hướng dẫn chế độ kế tốn cho DN; đơn vị sự nghiệp và các quyết

định về chế độ kế toán DN.

5. Chứng từ kế tốn có thể là:

a. Phiếu thu, phiếu chi

b. Bảng chấm công, phiếu thu, phiếu chi

c. Bảng chấm công, phiếu thu, phiếu chi, thẻ quầy hàng.

d. a,b,c đều đúng.

6. Kỳ kế toán quý I được xác định như thế nào

a. Từ ngày 02/01/2017 đến ngày 31/03/2017

b. Từ ngày đầu tháng đến ngày cuối cùng của tháng cuối quý.

c. Từ đầu ngày 01/01/2017 đến hết ngày 31/03/2017

d. Từ tháng 1 đến hết tháng 3

7. Phương pháp kế toán bao gồm:

a. Phương pháp chứng từ, phương pháp tài khoản, phương pháp tính giá và phương pháp xuất kho.

b. Phương pháp thực tế đích danh, nhập trước xuất trước, bình qn gia quyền,

giá hạch tốn.

c. Phương pháp chứng từ, phương pháp tài khoản, phương pháp tính giá và phương pháp tổng hợp cân đối kế toán.

d. Phương pháp chứng từ, phương pháp tài khoản, phương pháp tính giá và phương pháp tính thuế GTGT.

8. Tài liệu kế tốn có thể là:

a. Phiếu thu, phiếu chi, các báo cáo kế toán, sổ kế toán b. Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, sổ chi tiết hàng tồn kho c. Chứng từ kế toán, sổ tổng hợp kế toán, báo cáo tài chính.

d. Báo cáo tài chính, báo cáo tình hình nhân sự, báo cáo thành tích nhân viên.

9. Nhiệm vụ kế tốn có thể là các cơng việc:

a. Nhận hóa đơn từ nhà cung cấp

b. Nhận hóa đơn từ nhà cung cấp, kiểm tra hóa đơn đó đúng hay sai, ghi nhận thơng tin vào sổ kế tốn.

c. Chỉ cần ghi nhận thơng tin trên hóa đơn vào sổ kế tốn.

d. Khơng cần kiểm tra thơng tin trên hóa đơn, chỉ cần căn cứ vào những thơng tin đó để ghi nhận vào sổ sách.

10. Số lượng chuẩn mực kế toán theo hệ thống chuẩn mực kế toán VN:

a. 24 chuẩn mực

b. 25 chuẩn mực

c. 26 chuẩn mực

d. 20 chuẩn mực

11. Kế toán viên, kiểm toán viên phải tuân thủ các nguyên tắc đạo đức cơ bản:

a. Tính khách quan, thận trọng, bảo mật, đạo đức nghề nghiệp

b. Tính chính trực; khách quan; năng lực chun mơn, thận trọng; bảo mật; tư

cách nghề nghiệp

c. Tính trung thực, khách quan, thận trọng, bảo mật, tư cách nghề nghiệp.

d. Tính trung thực, khách quan, thận trọng

12. Loại tiền kế tốn có thể sử dụng:

a. VNĐ

b. USD

d. cả a&b

13. Quy định về chữ viết sử dụng trong kế toán:

a. Chỉ được sử dụng tiếng Việt

b. Có thể sử dụng đồng thời cả tiếng Việt và tiếng nước ngồi

c. Có thể sử dụng một chữ viết là tiếng nước ngoài

d. Khi sử dụng tiếng nước ngồi thì bắt buộc sử dụng cả tiếng Việt

14. Kỳ kế toán năm đầu tiên của đơn vị mới thành lập phải nhỏ hơn:

a. 14 tháng b. 12 tháng c. 13 tháng d. 15 tháng

Bài tập 3: Bài tập xử lý tình huống

Công ty Trà My thực hiện giao dịch với Kho Bạc Nhà Nước huyện Y. Trong quá trình làm hồ sơ giấy tờ, Giám đốc công ty Trà My đã ký các hồ sơ bằng bút mực đen, do đó Kho Bạc Huyện Y yêu cầu công ty làm lại hồ sơ vì ký chứng từ khơng đúng theo quy định. Ban giám đốc cơng ty Trà My có lập luận với Kho bạc là: theo quy định tại Điều 19 Luật kế tốn năm 2015 thì “Khơng được ký chứng từ kế tốn bằng mực đỏ” nên việc cơng ty Trà My ký bút mực đen là không sai theo quy định. Tuy nhiên đại diện Kho Bạc giải thích rằng theo Điều 21 Thơng tư số 08/2013/TT-BTC có quy định là “Khơng được ký chứng từ kế toán bằng mực màu đen”. Theo bạn, việc Kho Bạc yêu cầu công ty Trà My không được ký chứng từ bút

2 BÀI 2: NỘI DUNG CƠNG TÁC KẾ TỐN

Giới thiệu:

Nội dung của bài hai trình bày những nội dung mang tính pháp lý của chứng từ kế toán; những yêu cầu trong việc lập, ký chứng từ; những quy định về bảo quản lưu trữ chứng từ và sổ kế toán; những nội dung mang tính pháp lý của những qui định về báo cáo tài chính; những nội dung cơ bản pháp luật về kiểm tra kế toán và kiểm kê tài sản trong đơn vị kế tốn. Người học có thể giải quyết được các câu hỏi trắc nghiệm, bài tập tình huống liên quan đến việc xác định những quy định của pháp luật liên quan đến chứng từ, sổ, báo cáo tài chính trên thực tế.

Mục tiêu:

Sau khi học xong bài học này, người học có thể:

- Trình bày được các quy định của pháp luật kế tốn về chứng từ kế tốn

- Trình bày được các quy định của pháp luật kế toán về tài khoản kế tốn

- Trình bày được các quy định của pháp luật kế toán về báo cáo tài chính - Vận dụng các quy định của kế toán về nội dung cơng tác kế tốn để giải

quyết cơng việc kế tốn có liên quan tại doanh nghiệp.

- Nhận thức được tầm quan trọng của luật kế toán đối với doanh nghiệp

Nội dung

2.1 Quy định về chứng từ kế toán

2.1.1 Nội dung chứng từ kế toán

Khoản 1, Điều 16 luật số 88/2015/QH13: Chứng từ kế tốn phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Tên và số hiệu của chứng từ kế toán; b) Ngày, tháng, năm lập chứng từ kế toán;

c) Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc cá nhân lập chứng từ kế toán; d) Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc cá nhân nhận chứng từ kế toán;

đ) Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;

e) Số lượng, đơn giá và số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính ghi bằng số; tổng số tiền của chứng từ kế toán dùng để thu, chi tiền ghi bằng số và bằng chữ;

g) Chữ ký, họ và tên của người lập, người duyệt và những người có liên quan đến

chứng từ kế tốn.

Ngoài những nội dung chủ yếu của trên, chứng từ kế tốn có thể có thêm những nội dung khác theo từng loại chứng từ (khoản 2, Điều 16 luật số 88/2015/QH13)

2.1.2 Chứng từ điện tử

Khái niệm, nội dung của chứng từ điện tử:

Chứng từ điện tử là chứng từ kế toán được thể hiện dưới dạng dữ liệu điện tử, được mã hóa mà khơng bị thay đổi trong quá trình truyền qua mạng máy tính, mạng viễn thơng hoặc trên vật mang tin như băng từ, đĩa từ, các loại thẻ thanh toán (khoản 1, Điều 17 luật số 88/2015/QH13)

Các nội dung được thể hiện trên chứng từ điện tử bao gồm:

a) Tên và số hiệu của chứng từ kế toán; b) Ngày, tháng, năm lập chứng từ kế toán;

c) Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc cá nhân lập chứng từ kế toán; d) Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc cá nhân nhận chứng từ kế

toán;

đ) Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;

e) Số lượng, đơn giá và số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính ghi bằng số; tổng số

tiền của chứng từ kế toán dùng để thu, chi tiền ghi bằng số và bằng chữ;

g) Chữ ký, họ và tên của người lập, người duyệt và những người có liên quan đến

chứng từ kế tốn.

Quy định về việc quản lý chứng từ điện tử:

Chứng từ điện tử phải bảo đảm tính bảo mật và bảo toàn dữ liệu, thơng tin trong q trình sử dụng và lưu trữ; phải được quản lý, kiểm tra chống các hình thức lợi dụng khai thác, xâm nhập, sao chép, đánh cắp hoặc sử dụng chứng từ điện tử không đúng quy định. Chứng từ điện tử được quản lý như tài liệu kế toán ở dạng nguyên bản mà nó được tạo ra, gửi đi hoặc nhận nhưng phải có đủ thiết bị phù hợp để sử dụng (khoản 2, Điều 17 luật số 88/2015/QH13)

Chuyển chứng từ giấy sang chứng từ điện tử:

Khi chứng từ bằng giấy được chuyển thành chứng từ điện tử để giao dịch, thanh tốn hoặc ngược lại thì chứng từ điện tử có giá trị để thực hiện nghiệp vụ kinh tế, tài chính đó, chứng từ bằng giấy chỉ có giá trị lưu giữ để ghi sổ, theo dõi và kiểm tra, khơng có hiệu lực để giao dịch, thanh toán (Khoản 3, Điều 17 luật số 88/2015/QH13)

2.1.3 Hóa đơn

Hóa đơn là chứng từ kế toán do tổ chức, cá nhân bán hàng, cung cấp dịch vụ lập, ghi nhận thông tin bán hàng, cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật (khoản 1, Điều 20 luật số 88/2015/QH13)

Hình thức, nội dung hóa đơn và sử dụng hóa đơn:

Các loại hóa đơn, hình thức hóa đơn

Điều 3 thơng tư 39/2014/TT-BTC, quy định các loại hóa đơn và hình thức hóa đơn cụ thể như sau:

+ Hóa đơn gồm hóa đơn GTGT (dành cho các tổ chức khai, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ); hóa đơn bán hàng (dành cho tổ chức, cá nhân khai, tính thuế theo phương pháp trực tiếp; dành cho tổ chức, cá nhân trong khu vực phi thuế quan).

Ngồi ra cịn có hóa đơn khác như tem, vé, thẻ, phiếu thu tiền bảo hiểm. + Hình thức hóa đơn: Hóa đơn được thể hiện bằng các hình thức sau:

 Hóa đơn tự in là hóa đơn do các tổ chức kinh doanh tự in ra trên các

thiết bị tin học, máy tính tiền hoặc các loại máy khác khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ;

 Hóa đơn điện tử là tập hợp các thông điệp dữ liệu điện tử về bán hàng

hóa, cung ứng dịch vụ, được khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý theo quy định tại Luật Giao dịch điện tử và các văn bản hướng dẫn thi hành;

 Hóa đơn đặt in là hóa đơn do các tổ chức đặt in theo mẫu để sử dụng

cho hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, hoặc do cơ quan thuế đặt in theo mẫu để cấp, bán cho các tổ chức, hộ, cá nhân.

Nội dung của hóa đơn:

Điều 4 thơng tư 39/2014/TT-BTC, quy định về nội dung bắt buộc trên hóa đơn như sau:

Nội dung bắt buộc trên hóa đơn đã lập phải được thể hiện trên cùng một mặt giấy.

a) Tên loại hóa đơn.

Một phần của tài liệu Giáo trình luật kế toán Kế toán (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)