.1| So sánh lập trình hướng đối tượng và lập trình cấu trúc

Một phần của tài liệu Tài liệu giảng dạy kỹ thuật lập trình 2 (Trang 38 - 40)

TRÚC

Lập trình hướng cấu trúc: hay còn gọi là lập trình hướng thủ tục (Procedure

Oriented Programminhg - POP): là một kỹ thuật lập trình, trong đó chương trình được tổ chức thành các chương trình con riêng lẽ (cịn gọi là các module hay hàm). Mỗi chương trình con đảm nhận xử lý một công việc nhỏ trong tồn bộ hệ thống.

Trong lập trình hướng cấu trúc thường quan tâm đến việc phát triển các hàm mà ít quan tâm tới dữ liệu, điều này khiến cho dữ liệu khó kiểm sốt. Để liên kết giữa các hàm với nhau, thường dùng biến toàn cục hoặc con trỏ.

➢ Ưu điểm của phương pháp lập trình hướng thủ tục: • Triển khai các phần mềm dễ dàng.

• Chương trình dễ hiểu và dễ bảo trì.

➢ Nhược điểm của phương pháp lập trình hướng thủ tục:

• Khi có một sự thay đổi dữ liệu phải thực hiện thay đổi ở tất cả hàm liên quan đến dữ liệu đó. Đây là công việc tốn thời gian và kém hiệu quả • Cách tiếp cận đơi khi khơng phù hợp với thực tế, các diễn đạt thiếu tự

nhiên.

• Khó mơ tả được các hoạt động của thế giới tự nhiên • Bảo mật kém

Để khắc phục các nhược điểm trên phương pháp lập trình hướng đối tượng ra đời

Lập trình hướng đối tượng (Object Oriented Programming – OOP) là

phương pháp lập trình lấy đối tượng làm nền tảng để xây dựng thuật giải, xây dựng chương trình. Thực chất đây khơng phải là một phương pháp mới mà là một cách nhìn mới trong việc lập trình.

Trong phương pháp lập trình hướng thủ tục, ta thường tư duy theo hướng phân tích một nhiệm vụ lớn thành nhiều công việc nhỏ hơn, sau đó dần dần chi tiết, cụ thể hố để được các vấn đề đơn giản, để tìm ra cách giải quyết vấn đề dưới dạng những thuật giải cụ thể rõ ràng qua đó dễ dàng minh hoạ bằng ngơn ngữ giải thuật (hay cịn gọi các thuật giải này là các chương trình con). Cách thức phân

Tài liệu giảng dạy Kỹ Thuật Lập Trình 2 Trang 35

tích và thiết kế như vậy chúng ta gọi là nguyên lý lập trình từ trên xuống (top- down), để thể hiện quá trình suy diễn từ cái chung cho đến cái cụ thể.

Trong phương pháp lập trình hướng đối tượng thì ta tư duy theo hướng thực hiện thao tác gì với các đối tượng đã có để giải quyết bài tốn đặt ra. Với cách tư duy này, đối tượng là trung tâm của việc lập trình, người ta gọi là nguyên lý lập trình từ dưới lên (Bottom-up).

POP

(Lập trình hướng thủ tục)

OOP

(Lập trình hướng cấu đối tượng)

Hướng thiết kế chương trình

Từ trên xuống (Top-up) Từ dưới lên (Bottom-down)

Cách phân chia chương trình

Chia nhỏ theo các chức năng (functions).

Một hàm có thể chứa nhiều dữ liệu khác nhau

Chia nhỏ theo các đối tượng (objects).

Một đối tượng chỉ điều khiển dữ liệu của nó

Thiết kế thuật toán

Tập trung xây dựng các thuật toán theo cách có hệ thống

Tập trung vào bảo mật dữ liệu, khơng phân biệt các thuật tốn

Tính bảo mật dữ liệu

Rất khó để che dấu dữ liệu Dễ dàng cho phép hoặc giới hạn quyền truy cập đến các dữ liệu bằng các từ khóa: public, protected, private

Khả năng mở rộng chương trình

Rất khó chỉnh sửa, mở rộng khi chương trình có sự thay đổi về dữ liệu. Tính tái sử dụng thấp

Dễ dàng chỉnh sửa, mở rộng khi chương trình có sự thay đổi về dữ liệu. Tính tái sử dụng cao

Tài liệu giảng dạy Kỹ Thuật Lập Trình 2 Trang 36

Tính kế thừa ( tái sử dụng)

Không cho phép kế thừa Cho phép kế thừa các phương thức và thuộc tính có sẵn

Đa năng hóa các tốn tử, hàm

Khơng cho phép Các tốn tử, hàm có thể thực hiện với nhiều kiểu dữ liệu khác nhau, theo nhiều cách khác nhau

Bảng so sánh POP và OOP

Một phần của tài liệu Tài liệu giảng dạy kỹ thuật lập trình 2 (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)