7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa)
5.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP
Thứ nhất: cơ chế sử dụng và quản lý nguồn vốn
Cơ chế quản lý điều hành nguồn vốn và các chi phí kinh doanh c ần được tăng cường theo hướng điều chỉnh cơ cấu thu chi phù hợp với việc cắt giảm các chi phí đầu vào. Cơ chế quản lý chi của công ty phải đảm bảo kế hoạch chi hợp lý, hiệu quả, đảm bảo kiểm soát được bội chi, tiến tới cân bằng vốn và doanh thu.
Nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh của công ty luôn có những biến động nhất định trong từng thời kỳ. Vì vậy, một trong những nhiệm vụ quan trọng của quản lý tài chính là xem xét, lựa chọn cơ cấu vốn sử dụng sao cho tiết kiệm và hiệu quả nhất. Thường xuyên kiểm soát việc sử dụng cả các tài sản trong công ty, tránh tình trạng sử dụng lãng phí, sai mục đích.
Thứ hai: nâng cao tính tự chủ
Cân đối nguồn vốn kinh doanh và tài sản, từng bước chuyển đổi cơ cấu nguồn vốn theo hướng nâng cao tính tự chủ công ty, hạn chế sự phụ thuộc quá lớn từ bên ngoài, giảm vốn vay tín dụng ngân hàng, tăng nguồn vốn chủ sở hữu,... Đẩy mạnh mô hình liên doanh - liên kết, hợp tác đầu tư ra ngoài công ty.
Bên cạnh đó, xử lý thu hồi nhanh các khoản công nợ khó đòi, tồn nợ cũ của các công ty và các khách hàng cũng như hàng tồn kho ứ đọng.
Thứ ba: công tác tổ chức quản lý
Đẩy mạnh công tác đổi mới tổ chức quản lý công ty thông qua cải tiến kinh doanh trong toàn hệ thống, đẩy nhanh tiến trình nâng cao năng lực của bộ máy quản lý tài chính trong công ty. Khẩn trương hình thành đội ngũ quản lý tài chính có năng lực, trình độ chuyên môn, đáp ứng yêu cầu của các hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó, công ty cần xây dựng hệ thống thông tin quản lý tài chính hiệu quả để có thể quản lý được quá trình cạnh tranh ngày một cao.
Hệ thống quản lý tài chính, đẩy mạnh phân cấp quản lý tài chính trong công ty và tăng tính tự chủ tài chính (xây dựng sơ đồ tổ chức rõ ràng, chính xác, sử dụng lao động một cách hiệu quả, giải quyết chính sách, chế độ kịp thời, chính sách lương thưởng công bằng, hoạch định nguồn nhân lực đảm bảo đúng người, đúng việc…)
Thứ tư: tiết kiệm chi phí
Để tiết kiệm được chi phí trước hết cần phải chú trọng đến giá vốn hàng bán, những khoản mục của giá vốn hàng bán và phân bổ sao cho hợp lý, nếu làm được điều này thì tỷ suất giá vốn hàng bán trên doanh thu sẽ giảm xuống, từ đó ta có thể giảm giá bán để tăng doanh thu cho công ty với phương châm nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.
Bên cạnh đó chi phí quản lý cũng ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty, qua 3 năm ta thấy chi phí quản lý của công ty có xu hướng tăng lên. Vì thế để tăng hiệu quả hoạt động kinh tế của công ty thì cần phải chú ý đến việc phân bổ nguồn chi phí quản lý một cách hợp lý.
Giảm chi phí vận chuyển, thực hiện hợp lý quãng đường vận chuyển, tránh vận tải vòng, hạn chế qua các khâu trung gian để tiết kiệm chi phí vận chuyển, hao hụt, sử dụng tối đa công suất và trọng tải của các phương tiện vận tải, đảm bảo an toàn hàng hoá.
Giảm chi phí hao hụt, thực hiện vận chuyển hàng hóa đúng thời hạn, đúng số lượng, giảm thiểu lượng hao hụt trong quá trình vận chuyển. Ngoài ra các dụng cụ và kho bảo quản hóa chất luôn đảm bảo độ an toàn, tránh rò tỉ bay hơi,…
Thứ năm: đa dạng hóa sản phẩm hàng hóa và chiếm lĩnh thị trường
Từng bước đa dạng hóa sản phẩm hàng hóa, bên cạnh nhóm sản phẩm hàng hóa đã và đã và đang mua bán kinh doanh, công ty có thể lấn chiếm phát triển thêm một số nhóm sản phẩm để vừa mở rộng quy mô vừa mở rộng mạng lưới tiêu thụ theo cả chiều rộng và chiều sâu như: các sản phẩm hóa chất phục vụ sản xuất nông nghiệp (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật…), các sản phẩm hóa chất xây dựng (sơn chống thấm, vôi quét tường,… )
Chương 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ