Những lý do nên theo học nghề logistics

Một phần của tài liệu Giáo trình nhập môn logistics Logistics (Trang 44 - 56)

Chương 3 : Tìm hiểu về nghề logistics

3.1 Những lý do nên theo học nghề logistics

Cơ hội trở thành cơng dân tồn cầu, lương hấp dẫn, công việc đa dạng... là những lý do sinh viên nên chọn học ngành logistics.

Nhân lực logistics đang đƣợc săn đón trên thị trƣờng

Đi đơi với sự phát triển kinh tế và ngoại thương của Việt Nam, nhu cầu về nhân lực ngành logistics, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao ngày càng tăng. Khơng có logistics, mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh đứng trước nguy cơ bị dừng lại.

Là một mắt xích quan trọng tạo ra giá trị của doanh nghiệp, trong những năm gần đây, các doanh nghiệp ở Việt Nam và khu vực Đơng Nam Á đang tăng cường tìm kiếm những chuyên gia trong lĩnh vực logistics và quản lý chuỗi cung ứng.

40

Tấm bằng logistics sẽ là "tấm vé thông hành" cho phép bạn "tiến thân" vào các tập đoàn lớn, doanh nghiệp, tổ chức cho đến các cơ quan chính phủ với những mảng cơng việc đa dạng như quản lý xuất nhập khẩu, quản lý kho vận, chuyên viên phân tích logistics hay giám đốc kinh doanh, giám đốc phân phối, quản lý vận hành... với mức thu nhập cao, ổn định và sẽ tăng theo kỹ năng và kinh nghiệm nghề.

Cơ hội việc làm tốt với mức lƣơng cạnh tranh

Một khảo sát của Viện Nghiên cứu phát triển TP. Hồ Chí Minh về chất lượng nhân lực logistics cho thấy, 53,3% doanh nghiệp thiếu đội ngũ nhân viên logistics có trình độ chun mơn và kiến thức về logistics, 30% doanh nghiệp phải đào tạo lại nhân viên và chỉ có 6,7% doanh nghiệp hài lịng với chun mơn của nhân viên. [7]

Logistics và các ngành liên quan như thu mua, vận tải, sản xuất, kho hàng… đang có nhu cầu tuyển dụng rất cao. Tại Việt Nam, các công việc logistics khởi điểm hiện nay vừa rất đa dạng với mức lương rất cạnh tranh so với các ngành khác, bạn có thể dễ dàng kiếm được một cơng việc khi mới ra trường với mức lương khá (từ $300 trở lên). Theo báo cáo lương 2016 của Jobstreet - một trong những mạng việc làm trực tuyến lớn nhất tại châu Á, mức lương khởi điểm đối với ngành quản lý chuỗi cung ứng và logistics dao động 5 - 9 triệu đồng một tháng. Con số này sẽ tăng dần theo kinh nghiệm, kỹ năng. Với vị trí cấp cao và trưởng nhóm, mức lương trung bình tăng từ 15 - 23 triệu đồng một tháng, thậm chí có những cơng ty sẵn sàng trả 80 - 100 triệu đồng một tháng. [8]

"Nếu các em đang tìm kiếm một nghề trong ngành công nghiệp năng động và phát triển nhanh chóng, quản lý chuỗi cung ứng và logistics là một sự lựa chọn tốt. Các doanh nghiệp tại Việt Nam cũng như khu vực ASEAN đều có nhu cầu lớn trong việc săn tìm các chuyên gia lĩnh vực này", Giáo sư Mathews Nkhoma, Trưởng khoa Thương mại và Quản lý, Đại học RMIT Việt Nam, cho biết. [12]

Đƣợc đi công tác ở nhiều nơi và trở thành cơng dân tồn cầu

Rất nhiều vị trí trong ngành logistics cho bạn cơ hội được đi cơng tác, có thể là đi cơng tác nước ngồi. Mặc dù đây là những chuyến đi giải quyết cơng việc nhưng nó sẽ góp phần mở rộng kiến thức và kinh nghiệm của bạn một cách đáng kể, đồng thời đây cũng là cơ hội để bạn khám phá vùng đất mới hay xa hơn là làm quen dần với lĩnh vực kinh doanh quốc tế.

41

Khơng ít người bắt đầu sự nghiệp với ngành này thừa nhận họ có thể nhanh chóng gặt hái những kinh nghiệm trong ngành kinh doanh quốc tế để phát triển kỹ năng hoặc mở ra cơ hội mới.. Bạn sẽ phát triển những mối quan hệ với các đối tác chuyên nghiệp trên toàn thế giới nếu công ty của bạn làm việc với những khách hàng nước ngồi. Biết đâu đấy, bạn cũng sẽ có được những cơ hội du lịch đến châu Á, Nam Mỹ hay bất kỳ nơi nào trên thế giới này, nhờ các cơ hội di chuyển trong công việc. Tuy nhiên, không phải ai cũng mong muốn di chuyển thường xuyên, thực tế chứng minh nhiều người muốn một công việc ổn định tại địa phương. Điều này vẫn có thể có được trong lĩnh vực logistics.

Nhiều sự lựa chọn về việc làm

Dù logistics là một chuyên ngành khá mới và đặc thù, nhưng trong logistics vẫn có rất nhiều mảng việc làm bạn có thể theo đuổi, chẳng hạn như thu mua, xuất nhập khẩu, sản xuất, kho hàng, vận tải … Nếu theo học logistics, bạn khơng chỉ có lợi thế so với các sinh viên ngành khác khi tìm việc ở những mảng này, mà cịn được tiếp cận các cơng việc mà những người tốt nghiệp logistics mới nắm được.

Logistics là một ngành đa dạng với rất nhiều phân ngành nhỏ, giúp cho ngày làm việc của bạn vừa thú vị mà cũng vô cùng thách thức. Bạn sẽ được học về các ngành công nghiệp khác nhau và chức năng của chúng. Bạn có thể làm cho các tập đồn lớn, doanh nghiệp nhỏ, những tổ chức lợi nhuận hoặc phi lợi nhuận. Bạn làm rất nhiều công việc hàng ngày và nơi làm việc cũng vậy, từ nhà máy, xưởng cơng nghiệp cho đến văn phịng, thậm chí đơi khi là tại các nơi kiểm tra, bốc dỡ hàng hóa như sân bay hay bến cảng. Mỗi nơi sẽ phân bố một lượng người nhất định. Vì vậy, việc tìm hiểu thật kỹ về các địa điểm làm việc của doanh nghiệp là điều vô cùng cần thiết. Tất cả đều là lựa chọn do chính bạn đưa ra, sao cho phù hợp với nguyện vọng của bản thân.

Dưới đây là một vài công việc tiêu biểu cho người mới bắt đầu:

- Lên kế hoạch hay phân tích – chịu trách nhiệm tập hợp dữ liệu, xác định vấn đề và phát triển những khả năng hỗ trợ quản lý chuỗi cung ứng.

- Thu mua – xác định nguồn hàng cung ứng, đánh giá và lựa chọn người cung ứng, đàm phán hợp đồng và giữ quan hệ với những người cung ứng.

42

của hàng hóa, giám sát lưu lượng hàng, làm việc với các kho hàng và phân phối hàng hóa để tối ưu hóa dịng chảy cơng việc và năng suất lao động trong các cơ sở phân phối.

- Điều phối viên chuyên về vận tải, nhân viên phân tích vận tải – quản lý các mối quan hệ với các nhà vận tải và khách hàng để đảm bảo hàng hóa được phân phát đúng thời hạn.

- Điều phối viên sản xuất/ Lên kế hoạch hoạt động/ Phân tích viên – trợ giúp lịch trình sản xuất hàng hóa hàng ngày và dự đốn nhu cầu sản xuất trong tương lai.

- Nhân viên cung cấp dịch vụ logistics: bao gồm các vị trí trong một cơng ty 3PL như kinh doanh, hoạt động/điều phối, chăm sóc khách hàng…

Nhiều cơ hội thực tập

Một trong những cách giúp bạn tìm thấy ngành nghề phù hợp với mình là đi thực tập ngay khi đang cịn học ở trường. Bạn có thể xin thực tập ở những tập đồn lớn, những tổ chức phi lợi nhuận, những tổ chức của chính phủ, hoặc bất kỳ đâu cần những thực tập sinh đam mê với ngành logistics. Các công ty luôn cần nhân viên logistics để đảm bảo dòng chảy của chuỗi cung ứng. Cho nên, ngành logistics được đánh giá chứa đựng rất nhiều cơ hội nghề nghiệp.

Các bạn sinh viên ngành logistics hiện nay không phải lo ngại khi tìm kiếm các công việc thực tập. Học logistics, bạn sẽ có nhiều cơ hội thực tập, học hỏi kiến thức và trau dồi kinh nghiệm, bao gồm thực tập có lương tại các cơng ty trong ngành. Nếu quá trình thực tập tốt, nhiều khả năng bạn sẽ được ở lại công ty ngay sau khi tốt nghiệp.

Hiện ngành logistics đã ngày càng phát triển và bạn có thể dễ dàng tìm kiếm được một chỗ thực tập qua các trang Logistics4vn, Internship.edu.vn, Shippingjob.com hay Ybox.

Mức độ thỏa mãn nghề nghiệp cao

Ngoài cơ hội việc làm cao và mức lương khá so với các ngành khác, nhiều chuyên gia logistics theo đuổi công việc trong ngành hàng chục năm vì họ cảm thấy được thỏa mãn và đền đáp. Sự đa dạng trong cơng việc cũng như sự giao thoa giữa các khía cạnh nhanh và chậm luôn giữ cho công việc logistics thú vị, năng động. Bạn sẽ được tiếp xúc với nhiều đối tác, từ những công ty cung cấp nguyên vật liệu, vận chuyển, đến các khách

43

hàng với yêu cầu về dịch vụ và tính chất dự án khác nhau.

Đây hẳn là một sự lựa chọn dành cho các bạn tìm kiếm cơng việc thú vị, năng động. Bởi sự đa dạng trong quy trình hoạt động địi hỏi người làm công việc logistics phải không ngừng đổi mới, sáng tạo. Từ việc tìm hiểu thị trường, thị hiếu khách hàng cho đến việc đề ra chiến lược, chiến dịch sản xuất, quản lý, phân phối sản phẩm… là một cơng việc địi hỏi sự tập trung, sáng tạo cao độ để đảm bảo hàng hóa ln được lưu thơng một cách tốt nhất.

Chưa kể nhiều cơng việc trong ngành địi hỏi bạn phải đi cơng tác thường xuyên, lúc thì xun tỉnh, có khi là xuyên quốc gia. Đây được xem là cơ hội tốt để bạn nuôi dưỡng sự mới mẻ trong cách nhìn, tìm hiểu về văn hóa, đất nước mới và học hỏi lĩnh vực kinh doanh quốc tế.

Những kinh nghiệm, kỹ năng có được, những bài học trong ngành kinh doanh quốc tế thu lượm sau mỗi chuyến đi chính là bước đệm tốt mở ra nhiều cơ hội mới, giúp bạn thăng tiến nhanh, tiến xa trong nghề nghiệp.

Một cuộc khảo sát vào năm 2012 của Council of Supply Chain Management Professionals cho thấy 79% các chuyên gia logistics hài lịng với việc làm của mình. Họ cho rằng bản chất công việc năng động là yếu tố làm họ muốn tiếp tục theo đuổi ngành nhất. [8]

3.2. Vị trí cơng việc và thị trƣờng lao động logistics tại Việt Nam trong những năm gần đây

Theo báo cáo điều tra về chỉ số hoạt động logistics (Logistics Performance Index - LPI) năm 2018 của Ngân hàng thế giới công bố, Việt Nam được xếp hạng 39/160 nước điều tra, tăng 25 bậc so với xếp hạng 64 năm 2016 và đứng thứ 4 trong khu vực ASEAN sau Singapore, Malaysia và Thái Lan. Với tốc độ phát triển hàng năm đạt từ 14-16% với quy mô khoảng 40-42 tỷ USD/năm, đây là một trong những ngành dịch vụ tăng trưởng nhanh và ổn định nhất của Việt Nam trong thời gian qua. Hiện chúng ta đang phấn đấu tiếp tục tăng lên 5 - 10 bậc, tức là ở thứ hạng 30, ngang bằng với các nước phát triển. [4]

Theo Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (Vietnam Logistics Association - VLA), có khoảng 30.000 doanh nghiệp trong nước và khoảng 25 tập đoàn giao nhận hàng đầu thế giới kinh doanh dưới nhiều hình thức tham gia thị trường

44

logistics, trong đó có 30 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics xuyên quốc gia đang hoạt động tại Việt Nam với các tên tuổi lớn như DHL, FedEx, Maersk Logistics, APL Logistics, CJ Logistics, KMTC Logistics… Dự báo, đến hết năm 2020, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam ước đạt mức 300 tỷ USD, hàng container qua hệ thống cảng biển Việt Nam đạt 67,7 triệu TEU. Do vậy, tiềm năng phát triển dịch vụ logistics Việt Nam là rất lớn. Trong tương lai không xa, dịch vụ cung cấp logistics sẽ trở thành ngành kinh tế quan trọng, có thể đóng góp tới 15% GDP của cả nước.

Đặc biệt, thời gian gần đây đã có sự bùng nổ về thương mại điện tử và e-Logistics. Theo Cục Thương mại điện tử và kinh tế số của Bộ Công Thương, thương mại điện tử tăng trưởng 35%/năm; doanh số bán lẻ thương mại điện tử của Việt Nam trong giai đoạn 2016-2020 ước tính tăng 20%/năm và tổng doanh số bán lẻ thương mại điện tử Việt Nam dự kiến đạt 10 tỷ USD vào năm 2020. Những thay đổi trong thương mại điện tử trên thế giới và tại Việt Nam đã thúc đẩy ngành logistics Việt Nam cải thiện phương thức cung cấp dịch vụ ngày càng chuyên nghiệp và hiệu quả hơn.

Phát biểu tại diễn đàn "Phát triển nguồn nhân lực cho ngành dịch vụ logistics và xu hướng tại VN" do tổ chức Australian Aid, Phòng Thương mại và Công nghiệp VN (Vietnam Chamber of Commerce - VCCI) cùng Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA) tổ chức ngày 16/5/2019, ông Lê Duy Hiệp, chủ tịch VLA, cho biết đến năm 2030, ngành logistics Việt Nam dự kiến sẽ thiếu đến 2 triệu lao động phục vụ cho ngành. [10]

Và mức lương luôn là điều mà bất kỳ ai khi làm nghề đều quan tâm. Thực tế, nghề logistics có sự phân hóa khá rõ rệt giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài. Qua một khảo sát ngắn tại các doanh nghiệp logistics thì mức lương cơ bản được định hình như sau: [6]

- Đối với doanh nghiệp nước ngoài (International freight forwarder)

 Vị trí nhân viên: đối với nhân viên mới hoặc có chút ít kinh nghiệm thì mức lương dao động từ 7-10 triệu đồng, dĩ nhiên còn tùy vào quy mô cũng như yêu cầu công việc cụ thể. Tuy nhiên, mức lương dành cho nhân viên đã có kinh nghiệm (trên 3 năm) thường dao động từ 9-15 triệu.

45  Vị trí quản lý: rất khó để đưa ra con số cụ thể nhưng thường dao động trong khoảng 30-80 triệu tùy vào quy mô và kỹ năng cũng như năng lực mỗi người

- Đối với doanh nghiệp trong nước (Local freight forwarder)

 Vị trí nhân viên: có chút thấp hơn so với doanh nghiệp nước ngồi nhưng mức lương tại các doanh nghiệp trong nước cũng không hề thấp so với một số ngành nghề khác, cụ thể dao động khoảng 5-7 triệu đối với nhân viên mới vào nghề.

 Vị trí quản lý: dao động 15-40 triệu và chắc chắn cũng tùy thuộc vào quy mô và năng lực quản lý.

Một vài vị trí việc làm trong ngành logistics được trình bày cụ thể về trách nhiệm, kỹ năng, phẩm chất cần có như sau [11]:

 Nhân viên vận hành kho (Warehouse staff)

Công việc cụ thể

- Nhận đơn của khách và sắp xếp lịch vận chuyển hàng

- Xếp lịch các tuyến giao hàng khoa học, hợp lý, đúng thời hạn và tiết kiệm chi phí

- Quản lý hoạt động điều vận, bốc xếp và giao nhận hàng hóa

- Hướng dẫn, giám sát cơng tác kiểm tra số lượng, chất lượng hồng hóa từ khi xuất kho cho đến khi tới tay khách hàng

- Quản lý lưu chuyển hóa đơn, chứng từ

- Phối hợp với người chuyên chở, nhân viên vận tải và khách hàng hoặc các đối tác khác để giải quyết sự cố phát sinh ảnh hưởng tới hoạt động giao hàng.

Kiến thức, kỹ năng và phẩm chất cần có

- Chun mơn về các chuyên ngành vận tải, nghiệp vụ ngoại thương

- Khả năng phân tích, tổng hợp, lập kế hoạch và giám sát công việc, sự cẩn thận, tác phong làm việc khoa học, có tinh thần trách nhiệm, sử dụng thành thạo các phần mềm máy tính văn phịng...

 Nhân viên kinh doanh (Sales staff)

Cơng việc cụ thể

- Cung cấp các thông tin cần thiết và thuyết phục khách hàng sử dụng dịch vụ của cơng ty

46

- Duy trì lượng khách hàng vốn có bằng cách giữ liên lạc thường xuyên, cập nhật chính sách, ưu đãi mới…

- Mở rộng tập khách hàng bằng cách quảng bá dịch vụ, chăm sóc khách hàng mới

- Phụ trách hỗ trợ, giám sát khi có vấn đề phát sinh để đảm bảo chất lượng dịch vụ tốt nhất tới tay khách hàng

Kiến thức, kỹ năng và phẩm chất cần có

- Kiến thức cơ bản về bán hàng (sales), hàng hải...

- Xử lý tình huống, giao tiếp tốt, kiên nhẫn và tinh tế  Nhân viên chứng từ (Document staff)

Công việc cụ thể

- Soạn thảo, xử lý các chứng từ xuất nhập khẩu như hợp đồng, vận đơn, hóa đơn, lệnh giao hàng, giấy báo hàng đến, bản lược khai hàng hóa, phiếu cân, lệnh đặt chỗ…

- Chuẩn bị bộ chứng từ khai hải quan, xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ, giấy chứng nhận chất lượng, các cơng văn, tờ trình cho các bên liên quan…

Một phần của tài liệu Giáo trình nhập môn logistics Logistics (Trang 44 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)