Chương 2 em từng bước khảo sát, phân tích , thiết kế hoàn thành một hệ thống mạng cho doanh nghiệp ở quy mô vừa. Chương này yêu cầu phải có cái nhìn tổng quát về hệ thống và lắm vững kiến thức phần chương 1. Đây cũng là chương em đã sử dụng kiến thức học được của mình để áp dụng vào thực tế một doanh nghiệp.
KẾT LUẬN
Tuy thời gian thực hiện đề tài còn hạn chế, nhưng được sự giúp đỡ rất nhiệt tình của thầy giáo hướng dẫn và với những kiến thức đã được trang bị ở nhà trường cùng sự hiểu biết của mình. Em đã tìm hiểu lý thuyết về mạng máy tính, thiết kế xây dựng hệ thống mạng cụ thể cho doanh nghiệp.
Đánh giá ưu điểm của bài báo cáo: Với đề tài em nghiên cứu về Thiết kế và xây dựng một hệ thống mạng cho doanh nghiệp có thể vận dụng vào thực tế cho các cơ quan, xí nghiệp vừa và nhỏ. Ngoài ra còn còn có thể áp dụng cho các quan Game và Internet Cafe…
Đánh giá nhược điểm của bài báo cáo: Do thời gian nghiên cứu và làm đồ án ngắn nên không tránh khỏi hạn chế, chưa nghiên cứu chuyên sâu về mạng LAN (ví dụ như Cisco và các thiết bị liên quan về LAN), chưa triển khai thử nghiệm hệ thống.
Thực hiện đề tài này em đã lắm chắc hơn các bước để xây dựng một hệ thống mạng, cũng thấy rõ hơn tầm quan trọng của mạng máy tính đối với con người, xã hội trong hoàn cảnh công nghệ mạng đang bùng nổ như hiện nay.
Trong quá trình thực hiện đề tài, em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo Vũ Văn Đán giúp em hoàn thành tốt đề tài kiến tập này. Vì thời gian làm báo cáo có hạn và kiến thức có hạn nên đồ án không tránh khỏi những sai sót và hạn chế rất mong sự góp ý của các thầy cô giáo và các bạn để bài của em được hoàn thiện hơn.
Hướng phát triển của đề tài
Qua thời gian tìm hiểu và nghiên cứu về đề tài em định ra hướng phát triển cho đề tài để áp dụng vào thực tế cũng như về sau này. Đề tài của em có thể được áp dụng cho các cơ quan xí nghiệp vừa và nhỏ, ngoài ra với mô hình em nghiên cứu mang vào áp dụng thiết kế và lắp đặt cho các quán Game và quán Internet Cafe. Ngoài ra ta có thể phát triển đề tài này thành mạng không dây, ưu điểm của mạng không dây là cho phép người sử dụng có thể truy cập vào mạng, lấy thông tin bất kỳ lúc nào và bất kỳ nơi đâu trên trái đất. Đây là vấn đề nóng bỏng đang dần trở thành xu thế của thế giới hiện đại và đang từng bước được thực thi, nhưng bên cạnh đó vẫn không bỏ qua mạng truyền thống dùng dây truyền.
Để có cái nhìn tổng quan và lâu dài thì trong hướng phát triển của đề tài em sẽ triển khai thử nghiệm chương trình, chú ý nhiều tới vấn đề bảo mật, phân quyền và cần có thời gian nhiều hơn để nghiên cứu, tìm hiểu sâu các thiết bị mạng của Cisco làm nền tảng vững chắc. Từ đó xây dựng tường lửa để để bảo vệ mạng doanh nghiệp, phòng tránh tin tặc xâm nhập cũng như các loại virus.
Đó sẽ là những định hướng mà em sẽ tiếp tục nghiên cứu vào phát triển cho sau này.
PHỤ LỤC
1. QUY TRÌNH THỰC HIỆN BẢO TRÌ HỆ THỐNG Hệ thống mạng:
Kiểm tra tính ổn định của hệ thống mạng:
+ Dùng thiết bị chuyên dụng đo test từ đường truyền của nhà cung cấp dịch vụ đến modem, đường truyền từ switch đến server và các máy trạm, bấm lại các đầu dây dẫn mạng nếu hở mạch đánh dấu các dây mạng để thuận lợi cho việc kiểm tra khi cần.
+ Bó tất cả các dây mạng theo bó, theo nhóm cho gọn, loại bỏ hoặc đơn giản bớt các dây ko cần thiết, dán các dây mạng đi rời xuống nền nhà bằng băng keo trong hoặc đi vào nẹp, hộp điện.
Phần cứng:
- Vệ sinh bên trong case (hút bụi)
+ Kiểm tra tình trạng của máy, nếu các thiết bị có hiện tượng hư hỏng phần cứng thì thông báo ngay cho người đại diện và đưa ra hướng giải quyết, nếu máy hoạt động tốt thì tiến hành vệ sinh.
+ Ngắt tất cả các nguồn điện và tháo tất cả các các kết nối với Case CPU, dùng giấy báo lót dưới case, tháo nắp case ra dùng cọ quét sạch bụi bám vào các thiết bị bên trong (Mainboar, RAM, FAN,HDD, CD, VGA Sound) dùng máy hút bụi hút sạch bụi.
+ Sắp sếp gọn các cable kết nối Data, power (5v, 12v) Fan,… Tháo FAN CPU để tra silicon tăng sự tiếp xúc tản nhiệt(nếu cần),dùng nước rửa mạch in chuyên dụng vệ sinh mainboard, VGA nếu thấy có hiện tượng rỉ sét.
- Vệ sinh bên ngoài case:
+ Dùng nước rửa chuyên dụng và khăn lau sạch toàn bộ vỏ case. - Vệ sinh keyboard, mouse, … thiết bị ngoại vi.
+ Dùng cọ cứng quét quét sạch các bụi bám dưới phím và các kẽ, dùng nước rửa chuyên dụng và khăn lau sạch các phím và toàn bộ keyboard, mouse, …
- Vệ sinh MONITOR
+ Sử dụng nước rửa chuyên dụng và khăn lau sạch bụi bám vào vỏ monitor
+ Dùng nước rửa chuyên dụng cho màn hình để lau sạch màn hình CRT, LCD.
- Kiểm tra lần cuối.
+ Lắp tất cả các thiết bị lại như cũ, vệ sinh sạch nơi bảo trì, kiểm tra, sắp sếp gọn dây nguồn, mạng, monitor, keyboard, mouse, kiểm tra các kết nối, cấp điện nguồn cho PC, kiểm tra tĩnh điện, độ rò rỉ điện (< 34 v) (dùng đồng hồ đo điện )
Phần mềm:
- Backup – sao lưu dự phòng:
+ Hỏi người sử dụng máy những dữ liệu nào quan trọng và lưu ở vị trí nào, đang sử dụng phần mềm mail gì, sau đó tiến hành sao lưu toàn bộ đến vị trí an toàn (ổ D:,E:, hoặc ổ mạng ,hoặc CD-RW,…)
- Anti-virus:
+ Nếu có phần mềm sẵn thì cập nhật list virus mới rồi scan lại toàn bộ hệ thống, nếu chưa có phần mềm anti – virus dạng portable để scan trước sau đó khởi động lại máy và cài đặt phần mềm anti-virus chuyên nghiệp, cập nhật list virus mới trước khi scan hệ thống, nếu trường hợp phần mềm Anti-virus không diệt được một số loại virus nào đó thì thông báo về trung tâm hỗ trợ kỹ thuật để tìm ra các diệt nhanh nhất.
- Tối ưu hóa:
+ Cập nhật bản vá lỗi (hotfix) mới nhất của hệ điều hành, phần mềm ứng dụng, … , cấu hình firewall, service, registry và loại bỏ những dịch vụ
không cần thiết, xóa cá file rác, dọn dẹp dĩa cứng (nếu cần ),tối ưu hóa tốc độ kết nối internet, sử dụng phần mềm tối ưu hóa hệ thống .
- Backup- sao lưu dự phòng:
+ Backup system restore theo ngày tháng năm, tạo file ảnh parttion hệ thống (ghost) lưu vào ổ D: hoặc ổ mạng.
- Kiểm tra lần cuối:
+ Kiểm tra, đảm bảo các dịch vụ mạng được cài đặt và hoạt động ổn định (DNS, DHCP, Gateway … ). Kiểm tra, bảo trì hệ thống bảo mật và phân quyền theo yêu cầu, kiểm tra đảm bảo việc khai thác và chia sẻ tài nguyên trên mạng giữa các máy tính và máy in, web-server, mail-sever, VPN, firewall, … , shutdown máy và khởi động lại.
2. MƯỜI CÁCH BẢO TRÌ HỆ THỐNG
- Thường xuyên chạy công cụ Defrag và Disk Cleanup trên máy trạm.
Disk Fragmentation, đặc biệt trên những hệ thống thường được sử dụng, sẽ làm giảm khả năng thực thi của hệ thống. Chúng ta cần chú ý khi chạy tiện ích Disk Defragmentation khi đang mở các file lớn. Ví dụ, nếu một cơ sở dữ liệu giao tác (SQL hay MSDE) đang vận hành, các công cụ Defragmentation sẽ không thể truy cập vào mọi hay nhiều phần của những kiểu file này để dồn ổ đĩa.
Khi sử dụng tiện ích Disk Cleanup chúng ta có thể tối ưu hóa các máy trạm bằng cách làm trống Recycle Bin (thùng rác), Temporary Setup Files (file cài đặt tạm thời), Downloaded Program Files (file chương trình đã tải), Temporary Internet Files (file Internet tạm thời), Old Chkdsk Files (file Chkdsk cũ), Temporary Files (các file tạm thời), Temporary Offline Files (file ngoại tuyến tạm thời), … Để đảm bảo công cụ này được chạy thường xuyên chúng ta có thể vận hành nó như một Scheduled Task (tác vụ được lên lịch).
Các bản cập nhật firmware có thể giúp cho hệ thống chính và các hệ thống phụ hiện thời có khả năng làm việc tốt nhất. Tuy nhiên trước khi triển khai các bản cập nhật firmware chúng ta cần phải kiểm thử chức năng của nó, và lưu trữ các bản phân phối firmware đang sử dụng hay đã sử dụng trước đó để sử dụng khi cần thiết.
Các bản cập nhật driver cũng có thể tối ưu hóa khả năng thực thi của máy tính. Chúng ta cũng cần lưu lại các phiên bản driver đã và đang sử dụng. Cũng như firmware có thể chúng ta sẽ cần đến một phiên bản lưu trữ trong những trường hợp cần thiết.
- Cập nhật Windows và các ứng dụng cần thiết
Sử dụng dịch vụ Windows Update để tải các bản cập nhật hay sử dụng Windows Server Update Services để truy lục danh sách đã được chấp thuận. Tuy nhiên chúng ta cũng cần lưu ý khả năng xung đột giữa các bản Service Pack và các bản cập nhật. Nếu PC đang sử dụng các ứng dụng quan trong (như IIS, SQL, MSDE, …) hãy cài đặt các bản Service Pack phù hợp khi chúng được phát hành. Với các ứng dụng của Microsoft, hãy kiểm tra Baseline Security Analyzer để xác định cấp độ của các bản Service Pack.
- Cập nhật phần mềm antivirus và anti-spyware
Cần cân nhắc sử dụng tính năng Automatic Updates để tải các bản cập nhật mới nhất cho phần mềm này. Sử dụng những công cụ như Ad- Aware để tăng cường khả năng phòng vệ trước Trojan, tấn công chiếm quyền điều khiển qua ứng dụng trình duyệt, và nhiều hành vi khác.
- Kiểm tra cấu hình dịch vụ và Device Manager
Tùy thuộc vào cấu hình hệ thống được thiết lập, bạn hãy mở bảng Services trong Control Panel để cài đặt cho các dịch vụ nền tảng Windows đang sử dụng sang chế độ khởi động tự động.
Mở Windows Device Manager để tìm những thiết bị không hoạt động ổn định hay đã bị gỡ bỏ. Các thành phần của hệ thống phụ có thể
thông báo lỗi nếu chúng không hoạt động ổn định hay đã bị cấu hình không chính xác.
- Kiểm tra cấu hình Page File
Truy cập vào cấu hình bộ nhớ ảo rồi cài đặt kích thước và vị trí của Page File (file trang nhớ) phù hợp với kích thước vùng trống trên ổ đĩa và vùng trống bộ nhớ được cài đặt trên hệ thống.
- Kiểm tra nguồn điện
Nếu sử dụng một bộ lưu điện UPS, cần đảm bảo rằng nó đã tương thích với nguồn điện cung cấp. Nếu không sử dụng UPS, chúng ta cần kiểm tra xem nguồn điện đó có phù hợp và có đáp ứng được yêu cầu điện năng tối thiểu hay không. Nếu cần thiết có thể sử dụng các thiết bị ổn định điện áp.
- Vệ sinh máy thường xuyên
Luôn thực hiện theo định kỳ các công việc làm sách toàn bộ hệ thống bằng cách tháo các thiết bị trên hệ thống, loại bỏ bụi bẩn và lau chùi bề mặt bên trong và bên ngoài máy tính. Ngoài ra các thiết bị cần được vệ sinh khác gồm: Chuột, bàn phím, ổ đía CD-ROM, các thiết bị hiển thị (màn hình, máy chiếu, …), …
- Kiểm tra các kết nối ngoài và kết nối nội bộ
Khởi động hệ thống và kiểm tra lại xem các kết nối có thông suốt và đã được thiết lập chính xác hay chưa. Kiểm tra lại các cài đặt ẩn và kết nối của các card phụ kiện.
Đảm bảo rằng mức tải của cáp ở mức phù hợp. Việc có quá nhiều cáp hay kết nối quá tải có thể phá hủy cáp, thiết bị, giắc cắm, hay hệ thống. Do đó cần phải dự trữ một số lượng cáp kết nối các thiết bị trong hệ thống để có thể thay thế ngay khi cần thiết. Quá tải có thể làm phát sinh một số vấn đề gây ngắt quãng trong khi thực thi.
Các thiết bị trong hệ thống luôn có một giới hạn về nhiệt độ nhất định. Môi trường nhiệt độ cao sẽ khiến cho các thiết bị trong hệ thống không được làm mát, hậu quả là hệ thống sẽ bị sập khi có một thiết bị nào đó vượt ngưỡng nhiệt độ cho phép.
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT.
Tiếng Việt Dạng đầy đủ
AD Active Directory
ADSL Asymmetric Digital Subscriber Line CPU Central Processing Unit
CSMA/CA Carrier Sense Multiple Access with Collision Detection DHCP Dynamic Host Configuration Protocol
DNS Domain Name System
DNS Domain Name System
FTP File Transfer Protocol GAN Global Area Network IP Internet Protocol
ISA Industry Standard Architecture LAN Local Area Network
MAN Metropolitan Area Network NIC Network Information Center
PCI Peripheral Component Interconnect TCP Transmission Control Protocol
TCP/IP Transmission Control Protocol/ Internet Protocol USB Universal Serial Bus
VLAN Virtual Local Area Network
WAN Wide Area Network
WWW World Wide Web
Tiếng Việt
[1] Dương Tích Đạt (2007), Xây dựng hệ thống mạng máy tính, Phòng công tác kỹ thuật, Thư viện đại hoc khoa học tự nhiên TP.HCM.
[2] Ngạc Văn An ( ), Giáo trình mạng máy tính, NXB Giáo Dục, Hà Nội. [3] Ths.Tô Nguyễn Nhật Quang (2011), An toàn mạng máy tính, Trường Đại học Công nghệ thông tin, Hà Nội.
[4] ( ), “Giáo trình thiết kế và xây dựng mạng LAN” Trường CĐ nghề Văn Lang Hà Nội.
Tiếng Anh
[1] Internetworking Design Basics, Copyright Cisco Press 2003. [2] Internetwork Design Guide, Copyright Cisco Press 2003. [3] ISP Network Design. IBM,1999.
[4] Kaufman, C., Perlman, R., Speciner, M.. Network security. Private communication in a public worls, Prentice Hall, 2002.
[5] LAN Design Manual. BICSI,1996.
[6] Stallings, W., Cryptography and Network Security. Principles and Practice, 3rd edition, Prentice Hall2002.
[7] S.Bellovin and W.Chesvick. Internet Security and Firewalls, Second Edition, Addison-Wesley, Reading, 1998.
[8] Tanenbaum, A.S., Computer Networks, 4th edition, Prentice Hall, 2003 TCP/IP Network Administration. Craig Hunt, O’Reilly & Associates.
Internet: [1] http:// www.congnghethongtin.com [2] http:// www.diendantinhoc.net [3] http://www.nhatnghe.com.vn [4] http://www.quantrimang.com [5] http://www.tailieu.vn [6] http:// www.vinabook.com
... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...