r, mm E(r), V/cm 0,0354
3.2.2.2. Sự phụ thuộc dạng phổ vào U0.
Trên các hình 3-11, 3-12 và 3-13 là 3 phổ đại diện cho các phép đo với nguồn alpha chuẩn ở cùng áp suất hỗn hợp khí 1,7atm, tỷ lệ khí Ar/CO2 cỡ 96:4 nhưng ở các độ chênh lệch điện thế giữa 2 điện cực của đầu dò (U0) là 200V, 400V
và 600V. Từ các phổ trên các hình 3-11, 3-12 và 3-13 chúng ta thấy:
a. Đỉnh phổ dịch về phía kênh cao khi tăng U0. Nguyên nhân là khi U0 tăng lên thì cường độ điện trường trong đầu dò tăng làm cho năng lượng (động năng) của hạt alpha nói chung và các hạt alpha tạo ra đỉnh phổ nói riêng tăng lên. Tuy nhiên sự tăng động năng này khơng lớn vì với cấu hình bố trí nguồn phóng xạ thì các đa số các hạt alpha có phương chuyển động ban đầu không song song với phương điện trường (kể cả phương pháp tuyến với bề mặt nguồn phóng xạ), do đó vị trí kênh đỉnh dịch đi không nhiều.
Hỡnh 3-11. Phổ thu được tại U0 = 200V, p = 1,7atm, Ar/CO2 ≈ 96 : 4
Hỡnh 3-13. Phổ thu được tại U0 = 600V, p = 1,7atm, Ar/CO2 ≈ 96 : 4.
b. Khi U0 tăng thì đỉnh phổ cao lên. Điều này đồng nghĩa với tổng số xung thu được tại kênh đỉnh tăng lên, chính là hiệu suất ghi của đầu dị tăng. Nguyên nhân là do sự tăng U0 nên đã hạn chế quá trình khuếch tán và quá trình tái
hợp hạt dẫn xuất hiện sau q trình iơn hố, do đó tổng số xung đếm được tăng lên.