Để nhận ra sự khác nhau giữa RLC PDU ban đầu và các RLC PDU lắp ghép lại và được tái phát lại sẽ dựa vào cờ 1-bit khác trong phần heade của AM RLC. Trong trường hợp các phân đoạn được tái phát lại, một số trường sẽ được đưa vàot trong
phần header của AM RLC để thông báo các thông tin liên quan đến việc tái lắp
ghép. Phía thu sẽ dùng các báo cáo trạng thái để thông báo các phần được tái phát riêng biệt khơng chỉ có trong tồn bộ các PDU.
Pooling, status report và stutus prohibit: Phía phát của AM RLC có thể yêu cầu status report từ phái thu đối diện bằng việc đưa vào các bit 1 trong phần header của AM RLC. Chức năng này gọi là pooling, nó sẽ cho phép phía phát active tính năng status report từ phía thu. Phía phát sau đó có thể dùng status report để lựa chọn các
RLC PDU được phát lại và quản lý các bộ đệm phát và tái phát một cách có hiệu
quả. Trường hợp điển hình trong đó phía phát có thể bắt đầu việc pool, ví dụ như PDU cuối cùng tại phía phát đang được phát đi hoặc một số được định nghĩa trước của các PDU hoặc các byte dữ liệu đang được phát đi.
46 PHẠM NHƯ NGỌC
Khi phía thu AM RLC nhận được pool từ phía phát, nó sẽ kiểm tra trạng thái của bộ đệm thu và truyền đi status report ở lần truyền dẫn cuối cùng.
Tại phía thu cũng sẽ tạo ra một status report của chính nó nếu nó phát hiện ra lỗi thu của một AM RLC PDU. Đối với việc phát hiện được lỗi tại phía thu, một cơ chế cũng tương tự giống như cơ chế được sử dụng trong UM RLC liên quan tới các bản ghi HARQ. Tuy nhiên, trong AM RLC, việc phát hiện của lỗi phía thu sẽ tạo ra một status report thay vì quan tâm tới các RLC PDU liên quan tới các RLC PDU bị mất.
Chúng ta cũng cần phải nói rằng việc truyền đi của các stutas report cần phải được điều khiển dựa trên sự thoả thuận giữa trễ truyền dẫn và hiệu quả vô tuyến. Để
làm giảm trễ truyền dẫn, status report cần phải được phát đi một cách đều đặn, nhưng mặt khác việc truyền đi liên tục các stutus report sẽ dẫn tới việc lãng phí tài
nguyên vô tuyến. Hơn nữa, nếu việc status report được gửi đi trong khi tái phát thu
được từ các status report trước đó vẫn chưa nhận được, thì việc tái phát sẽ dẫn đến
tiêu tốn nhiều tài nguyên hơn. Trong AM RLC điều này là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bị lặp lại các PDU mà cần phải được loại bỏ bởi chức năng chống lặp lại. Chính vì vậy để điều khiển tần suất của status report một cách có hiệu quả, tính năng status prohibit cần phải được active trong AM RLC, theo đó việc
truyền đi các status report mới được ngăn lại trong khi bộ định thời vẫn đang chạy. AM RLC thích hợp cho các dịch vụ interactive/background chẳng hạn như trình duyệt web và việc download các file. Các loại dịch vụ trực tuyến cũng thường sử dụng AM RLC nếu yêu cầu về trễ không quá lớn. Trong phần điều khiển, các bản tin RRC sử dụng AM RLC để cải thiện phần tái truyền dẫn và phần phúc đáp RLC nhằm cải thiện độ tin cậy.
5.3. Các định dạng RLC PDU
Như chúng ta đã biết, lớp RLC PDU cung cấp hai loại PDU tên là RLC Data PDU và RLC control PDU. RLC Data PDU được sử dụng để phát đi các PDCP PDU và được định nghĩa trong tất cả các chế độ truyền dẫn RLC, trong khi
47 PHẠM NHƯ NGỌC đó RLC control PDU truyền thông tin điều khiển giữa các thực thể RLC và chỉ được định nghĩa tại AM RLC. Các RLC PDU được sử dụng trong mỗi chế độ
truyền dẫn RLC được tổng kết trong bảng sau: