Vấn đề chồng lấn vị trí đặt điện cực

Một phần của tài liệu Phát triển kỹ thuật thu nhận tín hiệu tim đồ trở kháng ngực ICG ứng dụng trong phép đo thông số cung lượng tim (Trang 50 - 51)

1.4 Một số vấn đề còn tồn tại và các nghiên cứu liên quan

1.4.2 Vấn đề chồng lấn vị trí đặt điện cực

Vị trí đặt điện cực thường dùng

Trong kĩ thuật đo ICG, cấu hình điện cực được sử dụng rộng rãi hiện nay bao gồm cả các thiết bị phục vụ nghiên cứu (NICO100C, BIOPAC) cũng như các thiết bị đo ICG thương mại (Niccomo, Medis) là cấu hình 8 điện cực điểm do tác giả Bernstein đề xuất [23]. Vị trí chuẩn của các điện cực đặt trên cơ thể theo cấu hình trên được minh họa như trong Hình 1.11. Mỗi điện cực ghép bao gồm một cặp miếng dán điện cực được dùng đồng thời để đưa dòng điện vào và lấy điện áp ra cùng lúc. Khoảng cách giữa các miếng dán điện cực được cố định với từng điện cực ghép. Đối với vị trí dán phía trên, hai bộ điện cực ghép được đặt đối xứng ở dọc hai bên vùng cổ với phần miếng dán phía dưới nằm ở vị trí gốc của cổ (root of neck). Đối với vị trí dán phía dưới, hai bộ điện cực ghép cịn lại được dán ở hai bên của vùng ngực dọc theo đường giữa nách (mid-axillary line). Miếng dán trên của bộ điện cực được đặt ở vị trí gần nhất với tim tại mỏm kiếm (Xiphoid process) [57].

Hình 1.11 Vị trí chuẩn của các điện cực theo mơ hình 8 điện cực [23]

Vấn đề chồng lấn vị trí đặt điện cực

Trong q trình khảo sát ở bệnh viện Tim Hà Nội và khoa tim mạch lồng ngực của bệnh viện Việt Đức tại Việt Nam, nghiên cứu sinh nhận thấy hầu hết các bệnh nhân khi được đưa vào phòng hồi sức tích cực đều đang được theo dõi và điều trị bằng nhiều thiết bị y tế khác nhau, trong đó nhiều nhất là các trường hợp cần phải đặt các ống thông tĩnh mạch. Một trong những vị trí thường được đặt ống thơng là tại vị trí tĩnh mạch cảnh trong, vị trí này nằm ngay ở cổ dẫn đến sự chồng lấn với vị trị đặt các điện cực trên của phép đo ICG. Tuy nhiên, bệnh nhân ở các phòng chăm sóc đặc biệt hầu hết được chỉ định đặt ống thông tĩnh mạch. Đặt ống thông tĩnh mạch trung

Các điện cực phía trên

Các điện cực phía dưới

37

tâm được sử dụng trong trường hợp không thể sử dụng phương pháp tiêm tĩnh mạch ngoại vi [58]. Khảo sát tại Mỹ, hơn 5 triệu ca đặt ống thông tĩnh mạch được thực hiện mỗi năm [59]. Phương pháp đặt ống thông tĩnh mạch trung tâm thường được chỉ định để tiếp thuốc, tiếp máu ngoài cơ thể và theo dõi các thông số huyết động xâm lấn [48]. Các vị trí phổ biến nhất để đặt ống thơng vào các tĩnh mạch trung tâm là tĩnh mạch cảnh trong, tĩnh mạch dưới đòn hoặc tĩnh mạch đùi [60]. Hai vị trí thường xuyên được lựa chọn là các vị trí tĩnh mạch dưới đòn và tĩnh mạch cảnh trong do nguy cơ nhiễm trùng thấp hơn và đỡ phức tạp hơn về thiết bị phẫu thuật [61].

Do đó, xuất hiện một nghịch lý như sau: thiết bị đo cung lượng tim bằng phương pháp tim đồ trở kháng ngực tuy được thiết kế để hướng tới phục vụ các bệnh nhân ở khu vực hồi sức tích cực nhưng việc đo đạc thực tế trên các bệnh nhân này lại trở nên không khả thi trong phần lớn trường hợp. Vì vậy, một nghiên cứu mới về các vị trí điện cực thay thế là rất cần thiết và có ý nghĩa, giúp tăng khả năng ứng dụng của phương pháp ICG trong thực tế. Trong phạm vi luận án này, nghiên cứu sinh đã phần nào giải quyết bài tốn đó thơng qua một đề xuất mới, được trình bày trong nửa cuối Chương 2.

Một phần của tài liệu Phát triển kỹ thuật thu nhận tín hiệu tim đồ trở kháng ngực ICG ứng dụng trong phép đo thông số cung lượng tim (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)