.3 Kết quả sau khi nhúng MealDetail vào NavigationController mới

Một phần của tài liệu Giáo trình lập trình di động trên iOS Dành cho bậc Cao đẳng (Trang 104 - 107)

Mới đầu khi chuyển màn hình, chúng ta muốn nó có Title là “New Meal”. Sau đó, trong màn hình MealDetailController mỗi khi người dùng nhập tên mới cho món ăn, thì nó khơng log ra màn hình console nữa mà tên đó sẽ được đưa trực tiếp vào trong Title của Navigation Bar. Trước tiên, nhập Title cho Navigation Bar mới với tên “New Meal”. Tiếp theo, di chuyển đến hàm textFieldDidEndEditing và thay thế dòng lệnh

print("Name of the Food is \(textField.text!)") bằng câu lệnh: navigationItem.title = textField.text

Bước 4: Thiết kế và cấu hình Navigation Bar của màn hình chi tiết món ăn

Ta muốn rằng, trong màn hình chi tiết món ăn có button trái là Cancel để quay lại màn hình trước đó mà khơng cần thay đổi thơng tin gì trong danh sách món ăn và button phải là Save để quay lại màn hình trước đó (Meal List) và thêm vào danh sách món ăn mới. Hãy kéo thả đối tượng Bar Button Item từ thư viện vào góc trái của Navigation Bar rồi đổi System Item thành Cancel, tương tự với button bên phải Navigation Bar là Save. Với nút Cancel, liên kết code nút này dưới dạng hành vi và gõ vào dịng lệnh sau để quay lại màn hình trước đó: dismiss(animated: true, completion: nil).

Bước 5: Thực hiện di chuyển và Truyền tham số giữa các màn hình

Truyền tham số giữa các màn hình là một trong những yêu cầu quan trọng khi di chuyển giữa các màn hình với nhau. Trong iOS, việc truyền tham số này có thể thực hiện khá dễ dàng nhờ vào các đối tượng Segue. Trong ví dụ của chúng ta, chúng ta mong muốn rằng, mỗi khi ở màn hình MealDetail người sử dụng tap vào nút Save thì món ăn mới do người sử dụng nhập vào sẽ được truyền sang màn hình MealList và được màn hình MealList cập nhật vào danh sách các món ăn đã có. Để làm được điều đó, trước tiên ta cần một biến thành phần meal (đối tượng của lớp datamodel Meal). Biến thành phần

này có thể là của lớp nguồn hoặc lớp đích đều được. Trong trường hợp của chúng ta, món ăn mới thuộc lớp MealDetailController, do đó ta sẽ khai báo biến thành phần meal là của lớp nguồn – Lớp MealDetailController (Nó là một biến Optional). Biến này sẽ được dùng để lưu đối tượng món ăn mới và sẽ được truy xuất từ màn hình MealList sau này:

//MARK: Properties

98

Trong iOS, khi từ màn hình A (màn hình nguồn) di chuyển đến màn hình B (màn hình đích), thì trước khi việc di chuyển thực sự diễn ra, bên màn hình A ln gọi đến một hàm có tên prepare(for:sender:) để cho phép lập trình viên thực hiện các thao tác chuẩn bị, lưu dữ liệu và thực hiện những công việc cần thiết khác. Di chuyển đến phần đánh dấu //MARK: Navigation Actions, bên dưới hàm cancelNewMeal gõ vào prepare rồi chọn hàm tương ứng và gọi super đến lớp cha của nó để thực hiện các cơng việc mặc định của lớp trước khi viết lại cho hàm:

override func prepare(for segue: UIStoryboardSegue, sender: Any?) {

super.prepare(for: segue, sender: sender) }

Việc chuẩn bị dữ liệu chỉ diễn ra khi nút Save được tap. Để có thể nhận biết được nút này, trước tiên liên kết code dạng tham chiếu với nút Save lấy tên là btnSave và ta dùng toán tử so sánh trùng (===) để kiểm tra (Xem lại chương 1). Nội dung hàm sẽ như sau:

override func prepare(for segue: UIStoryboardSegue, sender: Any?) {

super.prepare(for: segue, sender: sender) // Check if is btnSave?

if let button = sender as? UIBarButtonItem, button === btnSave { let name = txtFoodName.text ?? ""

let image = mealImage.image

let rating = ratingControl.ratingValue

// Set new meal to pass to the Meal List Screen

meal = Meal(name: name, image: image, rating: rating) }

}

Việc di chuyển từ màn hình A sang màn hình B trong chế độ Modally Segue, muốn quay lại màn hình A từ B (Hoặc từ B ta có thể quay lại bất kỳ màn hình nào đã tồn tại trước đó chứ khơng tạo mới) thì cần các Unwind Segue. Mỗi khi một UnWindSegue được

thực hiện nó sẽ thực hiện hàm prepare ở màn hình nguồn trước (các thao tác cần thiết trước khi chuyển màn hình) và sau khi thực hiện việc chuyển màn hình nó sẽ gọi đến một unwind Action (do lập trình viên tự định nghĩa và được kết nối với Unwind Segue) để thực hiện các thao tác cần thiết sau khi chuyển màn hình thành cơng. Unwind Action sẽ được định nghĩa ở màn hình đích (màn hình sẽ được chuyển đến A) theo một cú pháp nhất định và được kết nối với màn hình nguồn mỗi khi sự kiện chuyển màn hình xuất hiện. Trong ứng dụng này, chúng ta sẽ định nghĩa Unwind Action ở màn hình MealList (di chuyển quay về từ Meal Detail) như sau:

// Unwind to Meal List Screen

@IBAction func unWindToMealList(sender: UIStoryboardSegue) {

}

Đây là cú pháp bắt buộc của một Unwind Action với @IBAction ở đầu và một tham số dạng UIStoryboardSegue. Tên có thể đặt bất kỳ (ví dụ unWindToMealList). Việc cịn lại là tạo ra một Unwind Segue mỗi khi nút Save trong màn hình MealDetail được tap vào và kết nối nó với Unwind Action đã được định nghĩa. Thực hiện Ctrl + Drag nút Save vào biểu tượng Exit trên Scence dock của màn hình Meal Detail (Hình 2.5.7.4).

Một phần của tài liệu Giáo trình lập trình di động trên iOS Dành cho bậc Cao đẳng (Trang 104 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)