Vườn quan trắc khí tượng:

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập môn học thuỷ văn công trình (Trang 68 - 72)

Hình 1.1. Vườn quan trắc khí tượng

1.9.1.2 Các loại máy và công dụng

- Giống các loại máyở vườn quan trắcđo khí tương thủy văn ở Phù Liễn - Hai nhiệt biểu nằm ngang đo nhiệt độ không khí. Chiếc nằm trên sử dụng thuỷ ngân đo nhiệt độ cao nhất trong ngày. Chiếc nằm dưới sử dụng cồn rượu đo nhiệt độ thấp nhất trong ngày. ( thường vào 1 giờ đêm )

Sinh viên: Đặng Đức Quang

Lớp : CTT52 - DH1 Trang:68 GV hướng dẫn: Nguyễn Huy Hoàng

Báo cáo thực tập môn học: Thuỷ văn công trình

- Cơ cấu đo độ ẩm bên trên có 1 sợi tóc người đã qua sử lý. Sự thay đổi độ ẩm trong không khí sẽ gây ra sự thay đổi chiều dài sợi tóc. Sự thay đổi nhỏ bé này sẽ khuếch tán qua 1 cơ cấu cơ học đến kim vẽ lại đường diễn biến trên giấy theo thời gian. Trên giấy thì trục ngang biểu thị giá trị cần đo và trục ngang cong đường kính độ dài kim thể hiện các giá trị thời gian trong 1 ngày. Trong 1 ngày có 1 lần thay giấy.

- Cơ cấu đo nhiệt độ bên dưới tương tự như trên nhưng sợi tóc được thay thế bằng 1 tấm lưỡng kim nhỏ cảm ứng với nhiệt độ không khí.

- Cầu thuỷ tinh đo giờ nắng trong ngày cấu tạo gồm 1 thấu kính hội tụ có nhiệm vụ hội tụ tia sáng mặt trời tại 1 điểm đặt sẵn 1 miếng giấy. Từ sự cháy của tấm miếng giấy sẽ suy ra được giờ nắng. Cầu thuỷ tinh đặt theo hướng Nam – Bắc.

- Thùng đo mưa: lượng mưa tính theo độ dày lượng nước mưa hứng được trong thùng ( đơn vị mm ).

- Cột màu trắng đo gió bao gồm: phong tiêu đo hướng gió và gáo quay đo tốc độ gió. Thông tin được truyền về máy SN1 trong nhà.

- Trạm đo tự động có nhiệm vụ cảnh báo bão.Trong trạm: 1) Máy đo gió SN1 ( do Trung Quốc sản xuất ) :

Gồm bin phát điện xoay chiều cung cấp năng lượng làm việc, bảng hiển thị tốc độ gió (m/s), bảng hiển thị hướng gió.

Máy đo gió Young đo được tốc độ gió trung bình trong 24h.Trong thời gian này tốc độ nào lớn nhất thì máy sẽ lưu lại.Máy có 3 kênh:

+ Kênh A đo tốc độ gió hiện thời

+ Kênh B sử dụng khi bão và áp thấp nhiệt đới

Sinh viên: Đặng Đức Quang

Lớp : CTT52 - DH1 Trang:69 GV hướng dẫn: Nguyễn Huy Hoàng

Báo cáo thực tập môn học: Thuỷ văn công trình

+ Kênh C đo tốc độ gió lớn nhất

Hình 2.1. Phòng máyđo gió

Khí áp kế tự động đo sự thay đổi áp suất trong không khí:

Khí áp kế hoạt động do sự thay đổi áp suất sẽ tác động vào cần chim trong hộp làm cho cần chim dịch chuyển

Hình 2.2. Khíáp kế

Sinh viên: Đặng Đức Quang

Lớp : CTT52 - DH1 Trang:70 GV hướng dẫn: Nguyễn Huy Hoàng

Báo cáo thực tập môn học: Thuỷ văn công trình

Máy ngắm sóng của Nga có độ cao tiêu chuẩn là 40 m so với mốc chuẩn nên có tên là Ivanop H40.

Hình 2.3. Máy ngắm sóng Ivanop H40

Cấu tạo chính bao gồm: 1 kính viễn vọng và 1 thước đo độ cao. Thông số kỹ thuật của máy là:

Tiêu cự: F=0.123 m Độ dài 1 vạch: B=1 m Độ cao tiêu chuẩn: H=40m (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Máy được sử dụng để đo các yếu tố sau của sóng:

1. Độ cao sóng. 2.Độ dài sóng. 3.Tốc độ chuyền của sóng. 4.Hướng sóng 5.Chu kỳ sóng ( sử dụng đồng hồ bấm dây )

Sinh viên: Đặng Đức Quang

Lớp : CTT52 - DH1 Trang:71 GV hướng dẫn: Nguyễn Huy Hoàng

Báo cáo thực tập môn học: Thuỷ văn công trình

Nguyên lý hoạt động của máydựa trên nguyên lí hình học. Người ta đặt một phao hình quả nhót cách máy theo phương ngang khoảng 700 m. Phao cao 1.8 m, đường kính bằng 1.2 m, được neo cố định bằng rùa bêtông thông qua dây xích, ở trạng thái thả tự do. Việc quan sát phao bằng máy và thông qua tính toán sẽ tìm được các yếu tố của sóng.

Hệ số điều chỉnh : k=h/H H= 40m: Độ cao tiêu chuẩn. h: độ cao đặt máy.

- Độ cao sóng = số khoảng chia *B*k

- Độ dài sóng =số khoảng chia *giá trị khoảng chia*hệ số điều chỉnh k.

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập môn học thuỷ văn công trình (Trang 68 - 72)