Nguồn UNCTAD [http://unctadstat.unctad.org/ReportFolders/reportFolders.aspx]
Tỷ lệ mậu dịch được đo lường bằng chỉ số xuất nhập khẩu chia chỉ số giá nhập khẩu. Tỷ lệ mậu dịch giảm dần qua các năm từ 2000 – 2008. Điều này cho thấy giá tương đối giữa hàng xuất khẩu và hàng nhập khẩu giảm. Tỷ lệ mậu dịch giảm dần cho thấy cơ cấu xuất khẩu và nhập khẩu gây bất lợi cho Việt Nam. Cơ cấu xuất nhập khẩu của Việt Nam chậm thay đổi và không thay đổi theo xu hướng có lợi cho tỷ lệ mậu dịch. Theo mặt hàng, xuất khẩu Việt Nam tập trung vào các mặt hàng tạo ra giá trị gia tăng không cao. Đến năm 2009, các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam cũng chỉ là dầu thô (11%), dệt may (15.9%), giày dép (7.1%), thủy sản (7.4%), điện tử và linh kiện (4.9%) , gạo (4.7%), gỗ và sản phẩm gỗ (4.5%), máy móc, thiết bị và dụng cụ phụ tùng (3.6%), cà phê (3%), cao su (2.1%). (VietTrade, 2010). Cịn về nhập khẩu, Việt Nam có tỷ trọng hàng tiêu dùng nhỏ, khoảng 6-7% nhưng danh mục hàng hóa lại đa dạng dẫn dến việc quản lý nhập khẩu, hạn chế nhập siêu trở nên phức tạp (Nguyễn Duy Nghĩa, 2010). Ngoài ra, trong cơ cấu nhập khẩu hàng tiêu dùng trước giờ đã có nhập khẩu thực phẩm, vốn đã xem là bất hợp lý với một quốc gia có lợi thế cạnh tranh về nơng nghiệp, nay lại thêm nhập khẩu nhiều mặt hàng xa xỉ như xe hơi, đồ dùng hàng hiệu nước ngồi… Thêm vào đó, Việt Nam chủ yếu nhập tư liệu sản xuất, tư liệu sản xuất chiếm tỷ trọng gần như tuyệt đối trong nhập khẩu, lên đến xấp xỉ 93%. Nếu như giảm nhập khẩu sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền sản xuất của nước nhà. Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng này là cơ cấu công nghiệp Việt Nam cịn mất cân đối và thiếu tính bền vững. Đặc biệt là sự yếu kém của ngành công nghiệp phụ trợ. Cơ cấu xuất nhập khẩu như vậy ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ mậu dịch. Tỷ lệ mậu dịch có xu hướng giảm dần. Khi tỷ lệ mậu dịch giảm, hiệu ứng thu nhập sẽ lấn át hiệu ứng thay thế vì người tiêu dùng khơng có xu hướng chuyển sang tiêu dùng hàng trong nước mà có xu hướng sử dụng
hàng ngoại nhập, đặc biệt là các mặt hàng xa xỉ. Khi tỷ lệ mậu dịch giảm, thu nhập giảm, hiệu ứng thu nhập sẽ gây áp lực lên giá cả các mặt hàng vì nhập khẩu của Việt Nam chủ yếu là tư liệu sản xuất. Nếu như không thay đổi cơ cấu xuất nhập khẩu sẽ không cải thiện được tỷ lệ mậu dịch và Việt Nam lại tiếp tục là nước nhập siêu.