2 .5Sựpháttriể ncủ aDVNHĐ Ttạ icácNgânhàngth ươ ng mạiViệ tNam
3.3. GIẢI PHÁP PHÁTTRIỂN DVNHĐT ẠI BIDV ĐẾ ĂM 2020
3.3.6. Đẩy mạnh công tác marketing
Theo phân tích ở chương II cũng như kết quả điều tra tại phụ lục III thì cơng tác marketing, bán hàng của BIDV chưa hiệu quả do đó cần tích cực và chú trong phát triển và nâng cao hiệu quả marketing.
BIDV cần xây dựng chiến lược marketing cho đặc thù, phù hợp với chiến lược phát triển BIDV nhưng mang hiệu quả cao. Thực hiện phân loại khách hàng theo từng nhóm khách hàng theo các tiêu chí khác nhau như tiềm lực tài chính, khả năng sử dụng dịch vụ ngân hàng…từ đó xây dựng chiến lược, kế hoạch hành động để mở rộng thị phần và nâng cao uy tín trên thị trường.
Nâng cao hiệu quả đối với việc triển khai chương trình marketing dịch vụ mới. Cần thực hiện đồng bộ trên tồn hệ thốn thơng qua các điểm giao dịch và các phương tiện thông tin đại chúng, qua hệ thống SMS, phương tiện báo chí, phát thanh, truyền hình, internet đặc biệt là thơng qua mạng xã hội như Facebook, Twitter để tăng cường hiệu quả quảng cáo.
Đối với những sản phẩm quan trọng, đòi hỏi tổ chức các sự kiện để quảng báo hình ảnh có thể thực hiện th các cơng ty tổ chức sự kiện uy tín và chun nghiệp để có thể tăng hiệu quả và mang tới hình ảnh chuyên nghiệp thực sự của BIDV tới khách hàng.
một người bán hàng chuyên nghiệp đồng thời cũng là những khách hàng dễ tiếp cận nhất.
Hoạt động marketing ngoài việc phát triển ở tầm hệ thống từ Hội sở chính thì ngay tại Chi các chi nhánh công tác Marketing cũng cần được chú trọng. Tổ chức đào tạo kỹ năng marketing, tổ chức sự kiện cho nhân viên BIDV để đáp ứng yêu cầu tổ chức tại chi nhánh trong các hoạt động như tri ân khách hàng, trao giải thưởng quay số các chương trình khuyến mãi hàng năm, giới thiệu sản phẩm mới. Các sự kiện này là công cụ PR hữu hiệu và trực tiếp ảnh hưởng tới tâm lý khách hàng, góp phần nâng cao uy tín và thương hiệu của BIDV tại địa bàn của từng Chi nhánh.
Bên cạnh đó, để hình ảnh BIDV mang tính tin cậy với khách hàng, tăng cường hiệu quả trong hoạt động thì các phương tiện hữu hình cũng rất quan trọng. Gây ấn tượng với khách hàng ngay từ hình ảnh bên ngồi của các cơ sở vật chất, thiết bị máy móc, phong thái của đội ngũ nhân viên, sách hướng dẫn, hệ thống thông tin liên lạc của ngân hàng. Trụ sở chi nhánh cần được xây dưng khang trang hiện đại, đặc biệt là những điểm giao dịch với khách hàng cần bài trí hài hịa dễ nhận biết đảm bảo theo đúng nhận diện thương hiệu của BIDV để khách hàng có cảm giác than thiện, an tâm hơn khi giao dịch với ngân hàng.
3.3.7. iếp tục tăng cường công tác quản lý rủi ro
Trong thời đại công nghệ phát triển mạnh mẽ thì việc cung cấp và sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Để đảm bảo cân bằng giữa lợi ích và rủi ro, BIDV cần không ngừng tăng cường công tác nhận diện, quán lý và giám sát rủi ro để hạn chế rủi ro từ ngân hàng điện tử, cụ thể:
Thứ nhất,Tăng cường công tác quản lý nộ bộ BIDV
Thực hiện phân quyền sử dụng hệ thống Ngân hàng điện tử: Trước hết phải thiết lập việc phân quyền hợp lý hơn, kiểm sốt dữ liệu, tiến trình giao dịch Ngân hàng điện tử và giám sát chặt chẽ các quy trình nhằm ngăn chặn truy cập trái phép từ bên trong và bên ngồi hệ thống ngân hàng điện tử. Bên cạnh đó cần phải nâng cao việc quản lý phân quyền và trách nhiệm đối với từng cá nhân chặt chẽ và cụ thể hơn.
cập mặc nhiên hoặc bất kỳ thành phần nào trên hệ thống NHĐT đều phải được thay đổi định kỳ và phải khác mật khẩu mặc nhiên, tuân thủ độ phức tạp để đảm bảo mức an toàn cao.
Xây dựng quy trình, quy chuẩn trong hoạt động NHĐT: Hoạt động NHĐT phải được quy chuẩn theo các tiến trình cơng việc, quy trình nghiệp vụ và phân cơng cơng việc rõ ràng tránh tình trạng làm việc tùy tiện dẫn đến sai sót hay khơng thể truy vết giao dịch.
Xây dựng nguyên tắc truy cập từ xa vào hệ thống NHĐT: Quy định đối tượng được phép truy cập từ xa, mục đích truy cập. Tất cả những đối tượng và phương pháp truy cập từ xa đều phải được theo dõi và kiểm sốt thơng qua điểm điều khiển truy cập duy nhất. Bên cạnh đó, cần phải có cơ chế tự động để hỗ trợ việc giám sát và điều khiển các truy cập từ xa.
Sự dụng mã hóa để bảo vệ tính bí mật của những truy cập từ xa. Hạn chế việc truy cập qua mạng khơng dây hoặc qua các phương thức có độ bảo mật thấp.
Thứ hai, Quản lý rủi ro trong giao dịch ngân hàng điện tử với khách hàng
Tăng cường bảo mật thông tin khách hàng. Mọi truy cập dữ liệu phải có kiểm sốt phải được cài đặt và sử dụng mật khẩu để tránh truy cập trái phép.
Xây dựng bộ nguyên tắc trong giao dịch ngân hàng điện tử đầy đủ các nội dung cảnh báo để khách hàng có thể nắm bắt hết các thông tin về việc bảo mật thông tin và nhận biết giao dịch nghi ngờ bị kẻ gian thực hiện để đảm bảo an toàn tài sản cho khách hàng, uy tín của BIDV.
Nên có quy định chặt chẽ trong hợp đồng giao kết với khách hàng trong trường họp thông tin của khách hàng bị mất nguyên nhân từ phía khách hàng để đảm bảo uy tín và quyền lợi của BIDV khi có sự cố.
Thứ ba, Quản lý rủi ro bên thứ ba
Đánh giá đầy đủ về năng lực và khả năng tài chính của nhà cung ứng dịch vụ trước khi ký kết hợp đồng thực hiện cung ứng dịch vụ NHĐT. Hợp đồng cần phải xác định rõ trách nhiệm bảo mật hay chia sẻ thông tin giao dịch và ngày cả khi hợp đồng chấm dứt. Hợp đồng cũng cần phải có quy định bảo vệ quyền lợi chính đáng của
khách hàng khi bên thứ ba gây thiệt hại đến khách hàng để đảm bảo uy tín của BIDV. Mặt khác nên sử dụng dịch vụ tương tự của các nhà cung cấp khác để làm phương án dự phòng. Yêu cầu bên thứ ba tuân thủ các quy định về bản quyền đối với giải pháp cung cấp và cam kết duy trì, nâng cấp giải pháp trong một thời gian nhất định.
Các chương trình phần mềm th ngồi phát triển phải đảm bảo: kiểm sốt được mã lệnh, khơng bị lợi dụng để xâm nhập vào hệ thống NHĐT, bí mật thơng tin, sở hữu trí tuệ của chương trình phần mềm sau khi phát triển.
Thứ tư, Quản lý rủi ro trong trường hợp xảy ra sự cố
Cơ chế giám sát rủi ro phải chặt chẽ, linh hoạt: các chính sách, quy định quản lý phải được thường xuyên xem xét đánh giá, chỉnh sửa, nâng cấp kịp thời nhằm đảm bảo tính phù hợp và đủ khả năng xử lý những rủi ro phát sinh mới trong hoạt động NHDDT tại mọi thời điểm.
BIDV cần nâng cao khả năng phản ứng nhanh với sự cố như xây dựng cơ chế để nhận diện rủi ro ngày khi mới phát sinh, mục đích là để đo lường, kiểm tra mức độ ảnh hưởng của vấn để để từ đó đánh giá sớm kiểm sốt rủi ro có thể xuất hiện, xây dựng kế hoạch ứng phó tình trạng khẩn cấp cho tồn thể lãnh đạo và nhân viên, đảm bảo trong trường hợp khẩn cấp thì mọi hành động tác nghiệp đều phải có hệ thống và quy định hướng dẫn trước từng nghiệp vụ.
Thực hiện diễn tập sự cố, thảm họa để có thể đánh giá năng lực gánh chịu rủi ro của hệ thống từ đó có giải pháp để khắc phục, nâng cấp, xây dựng quy trình hướng dẫn khi có thảm họa, sự cố mang tính thực tiễn.
3.3.8. Một số kiến nghị
3.3.8.1.Đối với chính phủ
Ngồi việc tiếp tục phát huy vai trị điều tiết vĩ mô đối với nền kinh tế một cách hiệu quả, đẩy mạnh quá trình tái câu trúc nền kinh tế theo hướng nâng cao năng lực cạnh tranh, phục hồi nền kinh tế hướng tới phát triển bền vững, đối với hoạt động ngân hàng chính phủ cần:
- Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện môi trường pháp lý điều chỉnh hoạt động dịch vụ ngân hàng theo hướng đầy đủ, đồng bộ và tiến gần hơn tới các thơng lệ quốc
tế.
- Ban hành và hồn chỉnh các văn bản, quy phạm mang tính pháp lý cao hơn đối với hoạt động thanh tốn khơng dùng tiền mặt. Theo đó, cần phân rõ quyền hạn, trách nhiệm của các bên tham gia thanh tốn khơng dùng tiền mặt. Trên cơ sở đó tiến hành kiểm sốt rủi ro pháp lý thích hợp đảm bảo phù hợp với các chuẩn mực quốc tế, tạo lập môi trường cạnh tranh công bằng, đảm bảo khả năng tiếp cận thị trường và dịch vụ của các chủ thể tham gia. Hình thành cơ chế bảo vệ khách hàng hữu hiệu và đảm bảo quá trình giải quyết tranh chấp khách quan.
- Theo kinh nghiệm của Malaysia trong hoạt động chống gian lận thẻ đó chính là những quy định về bảo vệ người tiêu dùng trong các giao dịch điện tử. Sự tham gia và bảo vệ của pháp luật sẽ góp phần thúc người dân tham gia vào thương mại điện tử.
3.3.8.2. Đối với ngân hàng nhà nước
Xây dựng hệ thống pháp lý hoàn chỉnh cho DVNHĐT, thương mại điện tử; thành lập hệ thống cổng thơng tin tài chính hiện đại, đảm bảo cho hệ thống NHĐT hoạt động an toàn và hiệu quả.
Đẩy nhanh đề án thanh tốn khơng dùng tiền mặt thơng qua việc hồn chỉnh các văn bản liên quan đến vấn đề này.
Tăng cường công tác thanh tra giám sát hoạt động ngân hàng để đảm bảo an toàn cho hoạt động hệ thống. Một hệ thống tài chính hoạt động an tồn và hiệu quả sẽ là cơ hội cho việc phát triển, tiếp cận các dịch vụ tài chính ngân hàng có chất lượng cao với chi phí thấp.
3.3.8.3. Đối với hiệp hội Ngân hàng
Phát huy vai trò của hiệp hội ngân hàng trong việc tập hợp, liên kết, tập hợp các ngân hàng thương mại để tăng cường hợp tác, hỗ trợ nhau trong hoạt động kinh doanh, đại diện và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của ngân hàng thương mại.
Làm cầu nối giữa các NHTM với các cơ quan quản lý nhà nước như công an và tư pháp nhằm ổn định và phát triển DVNHĐT an tồn, từ đó nâng cao sự tín nhiệm của khách hàng với các hoạt động thanh tốn khơng dùng tiền mặt thơng qua sử dụng DVNH.
KẾT LUẬN CHƯƠNG III
Sau khi chỉ ra đinh hướng chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử của BIDV là phù hợp với định hướng mục tiêu phát triển của ngành ngân hàng, trên cơ sở nghiên cứu về thực trạng phát triển DVNHĐT tại BIDV ở Chương 2 tác giả đề ra những giải để phát triển tại Chương III bao gồm:
Thứ nhất, Định hướng phát triển của ngành ngân hàng và định hướng phát
triển của BIDV đến năm 2020. Theo đó phát triển DVNHĐT hiện đại là xu thế phát triển chung của ngành ngân hàng.
Thứ hai, trên cơ sở phân tích nguyên nhân của những hạn chế ở chương 2
và những nhân tố tác động tới sự phát triển DVNHĐT, tác giả đã đưa ra những giải pháp để phát triển đến 2020 bao gồm: Nâng cao năng lực tài chính để đáp ứng nhu cầu hội nhập chính; Phát triển cơng nghệ thơng tin, đi trước đón đầu, đẩy mạnh đầu tư đổi mới công nghệ hướng tới cung cấp các dịch vụ ngân hàng hiện đại dành cho khách hàng với chất lượng cao, bảo mật,an toàn; Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Nâng cao chất lượng DVNHĐT; Tăng cường hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm để đa dạng hóa sản phẩm DVNHĐT;Đẩy mạnh cơng tác marketing
Thứ ba, tác giả cũng đưa ra một số khuyến nghị đối với Chính phủ,
NHNN và hiệp hội Ngân hàng tạo điều kiện để phát triển dịch vụ ngân hàng ngân hàng nói chung và phát triển DVNHĐT nói riêng được thuận lợi, hiệu quả và an toàn.
Muc tiêu của các giải pháp đó là tạo điều kiện cho sự phát triển của DVNHĐT một cách bền vững từ quy mô dịch vụ đến chất lượng sản phẩm dịch vụ của BIDV.
KẾT LUẬN
Với mục tiêu nghiên cứu của luận văn là tổng hợp lý thuyết, phân tích đánh giá thực trạng và đưa ra những giải pháp cụ thể để phát triển DVNHĐT tại BIDV, khắc phục những hạn chế tồn tại và không ngừng phát triển dịch vụ một cách bền vững. Từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của BIDV trong quá trình hội nhập phát triển, các vấn đề mà luận văn đã tập trung giải quyết bao gồm:
Một là, Trình bày cơ sỏ lý luận liên quan đến DVNHĐT qua khái niệm,
đặc điểm và vai trò của dịch vụ. Đồng thời luận văn cũng đưa ra những luận cứ về tính cần thiết phải phát triển DVNHĐT và các nhân tố tác động tới việc phát triển. Luận văn cũng nêu ra các tiêu chí đánh giá sự phát triển của DVNHĐT; Bên cạnh đó, luận văn cũng nêu ra bài học kinh nghiệm phát triển dịch vụ ngân hàng tử từ các ngân hàng Mỹ và Malaysia, từ đó rút ra kinh nghiệm và bài họ để phát triển DVNHĐT cho các NHTM Việt Nam nói chung và BIDV nói riêng.
Hai là, Luận văn đã giới thiệu chung về lịch sử hình thành và phát triển
của BIDV, tồn cảnh về kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV giai đoạn 2008 – 2012. Sau đó luận văn đi phân tích thực trạng phát triển DVNHĐT tại BIDV giai đoạn 2008 – 2012. Thơng qua phân tích thực trạng hoạt động và phát triển DVNHĐT, tác giả đã đánh giá những kết quả đã đạt được của BIDV, bên cạnh đó vẫn cịn những mặt tồn tại, hạn chế cần khắc phục trong phát triển DVNHĐT tại BIDV. Sau cùng tác giả chỉ ra những nguyên nhân của hạn chế bao gồm cả chủ quan và khách quan từ BIDV. Đây chính là cơ sở cho những giải pháp được đề xuất tại Chương 3.
Ba là, Để đưa ra những giải pháp phát triển DVNHĐT, luận văn đã trình
bày định hướng phát triển chung của ngành ngân hàng và định hướng phát triển DVNHĐT của BIDV đến năm 2020. Dựa vào những phân tích ở chương 2 về nguyên nhân tồn tại cũng cơ sở về những nhân tố tác động tới sự phát triển DVNHĐT tại
Chương 1, tác giả đã xây dựng những giải pháp chung và chỉ ra những giải pháp cụ thể đối với từng sản phẩm để phát triển DVNHĐT tại BIDV. Bên cạnh đó, luận văn cũng đưa ra những kiến nghị đối với Chính phủ NHNN, Hiệp hội ngân hàng để tạo điều kiện mở rộng và phát triển DVNHĐT của các NHTM nói chung và của BIDV nói riêng.
Khi những giải pháp nêu trên được triển khai một cách đồng bộ và có kế hoạch hợp lý sẽ góp phần cải thiện và phát triển DVNHĐT tại BIDV một cách hệ thống, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của BIDV, xứng tầm một ngân hàng hiện đại, lớn mạnh và bền vững trong nền kinh tế hội nhập và tồn cầu hóa.
TIẾNG VIỆT
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1].Báo cáo thương mại điện tử năm 2011, 2012.
[2]. Báo cáo thường niên hội thẻ ngân hàng 2010, 2011, 2012.
[3]. Đảng cộng sản Việt Nam,2012.Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011 – 2020, Đại hội Đảng khóa XI.
[4]. Đào Lê Kiều Oanh (2012) - Phát triển dịch vụ ngân hàng bán buôn và bán lẻ tại
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam , Luận án tiến sỹ kinh tế.
[5]. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008, Phân tích dữ liệu nghiên cứu với
SPSS. TP.Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Hồng Đức.
[6]. Lê Hoàng Duy (2009), Đánh giá chất lượng dịch vụ ATM của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Chi nhánh Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sỹ kinh tế.
[7]. Lê Thanh Minh Nguyệt (2010), Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại
tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam, Luận văn thạc sỹ kinh tế.
[8]. Lê Phan Thị Diệu Thảo và Nguyễn Minh Sáng (2012), Giải pháp phát triển ứng dụng Mobile banking tại Việt Nam , Tạp chí thị trường tài chính tiền tệ số 5/2012, trang
21.
[9]. Lưu Thanh Thảo (2008), Phát triển DVNHĐT tại ngân hàng thương mại cổ phần
Á Châu, Luận văn thạc sỹ kinh tế.
[10]. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005), Chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng
đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.
[11]. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2011), Bản công bố thông tin
bán đấu giá cổ phiếu lần đầu ra công chúng tháng 12/2011.
[12]. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, 2013. Báo đầu tư phát triển số
198 tháng 06/2013.
[13]. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam,Báo cáo thường niên 2008,
[14]. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Bản cáo bạch BIDV tháng 10/2012.
[15]. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Báo cáo hoạt động kinh doanh
dịch vụ năm 2008 – 2012.
[16]. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Báo cáo hoạt động kinh doanh
thẻ năm 2008 – 2012.
[17]. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Báo cáo tài chính năm 2006 –
2012.
[18]. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, 2013. Báo đầu tư phát triển số
199 tháng 07/2013.
[19]. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, 2012. Nghị quyêt 1155/NQ- HĐQT ngày 22/08/2012 của BIDV về việc phê duyệt chiến lược phát triển của BIDV đến năm 2020 và kế hoạch kinh doanh giai đoạn 2011 – 2015.
[20]. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Tài liệu hội nghị triển khai kế
hoạch kinh doanh năm 2008, 2009, 2010,2011, 2012.
[21]. Ngân hàng VCB, Agribank, Vietinbank, ACB, Báo cáo tài chính năm 2011, 2012.
[22]. Nguyễn Đình Thọ (2011), Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh. Hà Nội: Nhà xuất bản lao động xã hội.
[23]. Nguyễn Thị Kim Thanh (2010), Vai trị của cơng nghệ ngân hàng trong chiến lược phát triển ngân hang giai đoạn 2011-2020. Tạp chí Ngân hàng (số 13/2010).
[24].Quốc hội nước cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật giao dịch điện
tử.
[25]. Trần Huy Hồng, 2011. Giáo trình quản trị ngân hàng thương mại, Hà Nội: Nhà xuất bản lao động xã hội .
[26]. Trần Huy Hoàng, 2009. Bài giảng tìm hiểu về Dịch vụ ngân hàng điện tử.
[27]. Thủ tướng chính phủ, Quyết định số 2124/QĐ-TTg về việc phê duyệt phương án
cổ phần hóa BIDV.
[28]. Thủ tướng chính phủ, Quyết định 291/2006/QĐ-TTg “Đề án thanh tốn khơng dùng tiền mặt giai đoạn 2006 – 2010 và định hướng đến 2020.
[29]. Thủ tướng chính phủ, Quyết định số 1073/QĐ-TTg, Phê duyệt tổng thể phát triển
thương mại điện tử giai đoạn 2011 – 2015.
[30]. Thủ tướng chính phủ (2011), Quyết định số 2453/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính
phủ về việc phê duyệt Đề án đẩy mạnh thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2011 – 2015, ngày 27/12/2011.
[31]. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 32/2012/QĐ-TTg ngày 27/7/2012 về
việc phê duyệt Quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia đến năm 2020.
[32]. Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định số 35/2006/QĐ-NHNN ngày 31/07/2013 của NHNN ban hành quy định về các nguyên tắc quản lý rủi ro trong hoạt động NHĐT.
[33]. Trương Đức Bảo (2003), Ngân hàng điện tử và các phương tiện giao dịch điện
tử, Tạp chí tin học ngân hàng, số 4, trang 58.
TIẾNG NƯỚC NGOÀI
[34]. Basle Committee on Banking Supervision (2003), Risk management for eleclronics banking and electronics money activies.
[35]. C.W., C. and Kumar R. L (1998), Electronic data interchange: A multidisciplinary investigation using grounded theory. Information and Management,
p.75-79.
[36]. Grover, V., (1993( An Empirical derived model for the adoption of customer- based inter-organisational systems. Decision Science, 24: p. 603-638.
[37]. How the Internet redefines banking, Tạp chí the Australian Banker, tuyển tập 133, số 3, 6/1999.
and satisfaction in private banking, International Journal of Bank Marketing,
Vol.18(4), p.181-199.
[39]. Parasuraman, VALARIEA.ZEITHAML, and LEONARDL.BERRY (1988),
SERVQUAL:A Multiple-Item Scale for Measuring Consumer Perceptions of ServiceQuality, Journal of Retailing, Volume 64 Number 1 – Elsevier
SciencePublishing Company, Inc.
[40]. Scupola, A.( 2003), The Adoption of Internet Commerce by SMEs in the South of
Italy: An Environmental, Technological and Organizational Perspective. Journal of Global Information Technology Management, 6(1): p. 51-71.
[41]. SherahKurnia, Fei Peng, Yi Rou Liu (2010), Understanding the Adoption of Electronic Banking in China; Proceedings of the 43rd Hawaii International Conference
on System Sciences – 2010.
TRANG WEB
[42] http://www.bidv.com.vn Ngân hàng TMCP ĐT và PT Việt Nam
[43] http://www.acb.com.vn Ngân hàng Á Châu
[44] http://www.gso.com.vn Tổng cục thống kê
[45] http://www.sbv.gov.vn Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
[46] http://www.vcb.com.vn Ngân hàng TMCP Ngoại thương VN
[47] http://www.bsc.com.vn Cơng ty chứng khốn BIDV
[48] http://www.vib.com.vn Ngân hàng Quốc tế
[49] http://www.thoibaonganhang.vn Thời báo ngân hàng
[50] http://www.vietinbank.vn Ngân hàng TMCP Công Thương VN
[51] http://www.thongkeinternet.vn/ Trung tâm thống kê internet VN (Thuộc bộ
Thông tin và Truyền thông)
[52] http://www.bis.org Ủy ban giám sát ngân hàng Basel