.2 Cấu trúc dữ liệu con

Một phần của tài liệu Hoàn thiện ứng dụng hướng dẫn du lịch Việt Nam trên Android (Trang 36 - 38)

4.2 Đăng ký ứng dụng với google để lấy các Key.

Để sử dụng được các API do google cũng cấp, ta phải đăng ký ứng dụng với google. Sử dụng tài khoản google để tạo một project, sau đó bật các API cần thiết (chỉ đường, tìm kiếm địa điểm…) và đồng thời xin một Android Key và một Browser Key bằng cách khai báo chuỗi SHA1 của máy và tên package của ứng dụng.

4.3 Xây dựng ứng dụng trên Android

Dựa vào các giao diện mockup đã được dựng trước, giao diện ứng được hiện thực bằng các layout XML. Sử dụng các khái niệm thiết kế mới để tạo ra ứng dụng đẹp mắt và hiệu ứng mượt mà. Để ứng dụng tránh phần nặng nề thì các hình ảnh có thể thay thế sẽ được thay thế bằng ảnh svg (là một dạng ảnh được vẽ bằng vector và đơn sắc, ảnh sẽ phù hợp với mọi kích cỡ và khơng bị bể khi thay đổi kích thước) và ảnh dạng xml. Để dễ dàng sửa chữa thì các chuỗi, hay màu sắc phần lớn đều được khai báo trong file

29

“string.xml” và “color.xml”. Ứng dụng sử dụng các RecyclerView chứa CardView kết hợp với Tabhost và Viewpager để tạo ra giao diện tương tác với người dùng. Sử dụng SwipeRefreshLayout để tạo cảm giác mượt mà khi người dùng làm mới lại các kết quả tìm kiếm. Sử dụng các Marker để hiển thị vị trí các địa điểm.

Sau khi đã hiện thực được giao diện, các chức năng của ứng dụng được hiện thực dần dần theo thứ tự ưu tiên chức năng quan trọng trước. Các class được phân chia rõ ràng theo nhiệm vụ riêng và được đặt trong các package theo một chuẩn nhất định. Để ứng dụng mượt mà, hệ thống đã kết hợp Runnable và AsyncTask để tạo ra các luồng xử lý song song tránh việc thực hiện quá nhiều nhiệm vụ trên luồng chính gây ra hiện tượng ứng dụng bị đơ.

30

Một phần của tài liệu Hoàn thiện ứng dụng hướng dẫn du lịch Việt Nam trên Android (Trang 36 - 38)