Tác giả Tổng quan nghiên cứu Kết quả nghiên cứu
Những bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu vĩ mô
Feldstein (1995) 18 nước OECD trong những năm 1980 và 15 nước OECD trong những năm 1990
Dữ liệu chéo
OFDI có tác động nghịch chiều đối với đầu tư trong nước.
Andersen và
Hainaut (1998)
Mỹ, Anh, Nhật Bản, Đức từ 1960 đến 1990
Dữ liệu thời gian cho từng quốc gia nghiên cứu.
OFDI có tác động nghịch chiều đối với đầu tư trong nước.
Desai và cộng sự (2005)
20 nước OECD trong khoảng những năm 1980 và 26 nước OECD trong khoảng những năm 1990.
Phương pháp OLS.
OFDI có tác động nghịch chiều đối với đầu tư trong nước Soo Khoon và cộng sự (2012) - Malaysia - 1999-2010 - Phương pháp ARDL OFDI có tác động nghịch chiều đối với đầu tư trong nước
Sauramo (2008) - Phần Lan - 1965 – 2006
OFDI có tác động nghịch chiều đối với đầu tư trong
- Phương pháp VAR, ECM. nước Herzer Schrooten (2007) và - Mỹ (1970-2003) và Đức (1971- 2004). - Phương pháp phân tích đồng liên kết và phân tích nhân quả.
Ở Mỹ, trong dài hạn, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài làm tăng đầu tư trong nước.
Ở Đức, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài làm tăng đầu tư trong nước trong ngắn hạn nhưng làm giảm đầu tư trong nước trong dài hạn.
Ali Al- (2013)
Sadig 121 nước trên thế giới.
Phương pháp system
GMM.
OFDI có tác động nghịch chiều đối với đầu tư trong nước
Những bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu vi mô
Lipsey và
Steven (1992)
- 7 công ty đa quốc gia ở Mỹ trong khoảng thời gian từ 16-20 năm.
OFDI có tác động dương đối với đầu tư trong nước.
Desai (2005 a) - Những công ty đa quốc gia ở Mỹ trong những năm 1980, 1990.
OFDI làm tăng đầu tư trong nước.
Desai (2005b) - Những công ty đa quốc gia ở Mỹ.
- Phương pháp sử
dụng biến công cụ.
OFDI làm tăng đầu tư trong nước John Mullen (2010) - Những công ty đa quốc gia ở Mỹ từ 1997-2007 - Phương pháp OLS.
OFDI làm giảm đầu tư trong nước Hejazi và Pauly (2003) - Canada từ 1984 - 1995. - Phương pháp OLS.
Tác động của OFDI đến đầu tư trong nước phụ thuộc vào đối tác đầu tư
Goedegebuure (2006)
- 23.807 công ty ở Hà Lan
- Từ 1996-2000
Đối với những ngành chuyên sâu về R&D, OFDI tương quan dương với đầu tư trong nước vào R&D.
Đối với những ngành truyền thống, tác động của đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đến đầu tư trong nước vào R&D và tài sản không rõ ràng.
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 3.1. Mơ hình nghiên cứu.
Dựa theo nghiên cứu của Ali Al-Sadig (2013), để nghiên cứu tác động của đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đến đầu tư trong nước trong ngắn và dài hạn, tơi sử dụng mơ hình điều chỉnh từng phần “ partial adjustment”.
Đầu tư kỳ vọng I* được thể hiện qua: I* = x’i, tβ + u i, t (1)
với xi,t là điều kiện kinh tế của quốc gia đó. ui,t là sai số ngẫu nhiên.
Bởi vì đầu tư kỳ vọng I* khơng quan sát được, nên mối quan hệ giữa đầu tư kỳ vọng và đầu tư thực I được thể hiện bởi:
I i, t – I i, t-1 = θ (I* t - I
i, t-1 ) (2)
với I i, t-1 là độ trễ một năm của biến đầu tư thực I của quốc gia i
θ là tham số thuộc (0, 1] thể hiện tốc độ điều chỉnh của đầu tư kỳ vọng. Phương trình (2) có thể viết lại như sau:
Ii, t = (1- θ) I i, t-1 + θ I* (3)
Kết hợp (1) và (3), ta có: I i, t = γ I i, t-1 + λ x’i, t + ε i, t (4) với γ = (1-θ) và λ = θβ, εi, t = θ u i, t .
i,
Như vậy, mơ hình nghiên cứu tác động của đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đến đầu tư trong nước có dạng mơ hình động. Tác động trong ngắn hạn của nhân tố xi đến Ii được thể hiện qua hệ số hồi quy của biến xi trong phương trình (4), tức là λ.
Tác động trong dài hạn của nhân tố xi đến Ii được thể hiện qua hệ số hồi quy của biến xi trong phương trình (1), tức là β. Mà β = λ/θ = λ /(1- γ).
Biến trễ của biến đầu tư trong nước DI t-1 được được xem như là dấu hiệu tốt của môi trường đầu tư. Do vậy, biến này được đưa vào mơ hình nghiên cứu và có kỳ vọng tương quan dương với đầu tư trong nước.
Dựa vào những bài nghiên cứu thực nghiệm ở trên, tôi kỳ vọng hệ số biến đầu tư trực tiếp ra nước ngồi OFDI sẽ có giá trị âm, tức biến OFDI có tương quan âm với đầu tư trong nước; hệ số của biến đầu tư trực tiếp nước ngồi IFDI có giá trị dương, tức IFDI có tương quan dương với đầu tư trong nước.
Ngoài ra, những biến kiểm soát khác cũng được đưa vào mơ hình. Agenor (2004) cho rằng tiết kiệm nội địa là nhân tố quan trọng đối với đầu tư trong nước ở những nước mới nổi. Nghiên cứu thực nghiệm của Feldstein và Horioka (1980) cho thấy tiết kiệm và đầu tư có mối tương quan dương mạnh, tiết kiệm gia tăng làm tawng nguồn vốn phục vụ hoạt động đầu tư, từ đó thúc đẩy hoạt động đầu tư trong nước. Kết quả nghiên cứu của những nhà nghiên cứu khác khi nghiên cứu tác động của đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đến đầu tư trong nước (trình bày ở phần 2.2) cũng khẳng định điều đó. Dựa vào những kết quả đó, tổng tiết kiệm quốc gia được đưa vào mơ hình với kỳ vọng tương quan dương với đầu tư trong nước.
Các tác giả Wai và Wong (1982), Blejer và Khan (1984), Greene và Villanueva (1991) cho rằng tốc độ tăng trưởng GDP thực là động lực thúc đẩy hoạt động đầu tư trong nước và đưa ra kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy tăng trưởng GDP thực có tác động cùng chiều đến đầu tư ở những nước đang phát triển. Do vậy, biến RGDP được đưa vào mơ hình với kỳ vọng tương quan dương với đầu tư trong nước.
Sự ổn định vĩ mơ có vai trị quan trọng đối với hoạt động đầu tư, nếu nền kinh tế vĩ mô không ổn định sẽ có tác động nghịch chiều lên đầu tư trong nước. Trong các nghiên cứu thực nghiệm về các nhân tố tác động đến đầu tư tư nhân ở những nước đang phát triển, Greene và Villanueva (1991) và Serven và Solimano (1993) sử dụng tỷ lệ lạm phát để đo lường độ bất ổn của nền kinh tế vĩ mô và nhận thấy rằng lạm phát tác động nghịch chiều đến đầu tư tư nhân. Do vậy, tôi cũng sử dụng biến lạm phát (INF) trong mơ hình với kỳ vọng tương quan âm với đầu tư trong nước.
Nghiên cứu thực nghiệm về phát triển tài chính và đầu tư trong nước của Ndikumama (2003) cho thấy tác động tích cực của các nhân tố đo lường phát triển tài chính đến đầu tư trong nước. Dựa vào kết quả đó, tơi sử dụng hai nhân tố để đo lường phát triển tài chính là cung tiền mở rộng (M2) và tín dụng nội địa dành cho khu vực tư nhân (Credit) làm biến kiểm sốt cho mơ hình. Cả hai biến này đều có kỳ vọng tương quan dương với đầu tư trong nước.
Nhiều cơng trình nghiên cứu đã cho thấy rằng độ mở thương mại là nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư trong nước. Tuy nhiên, tác động của nhân tố này lại không rõ ràng. Nghiên cứu của Balasubramanyam (1996) cho kết quả độ mở thương mại có tương quan dương với đầu tư trong nước. Tuy nhiên, trong nghiên cứu của Serven (2002), độ mở thương mại lại có tương
quan âm với đầu tư trong nước. Ndikumama (2000) cho rằng độ mở thương mại có tác động tích cực đối với đầu tư trong nước thơng qua truyền dẫn công nghệ và tri thức, ngược lại tác động tiêu cực đối với đầu tư trong nước nếu người dân trong nước ưa chuộng hàng nhập khẩu. Từ những kết quả nghiên cứu trên, tôi đưa biến độ mở thương mại vào mơ hình, nhưng chưa thể xác định dấu của hệ số biến Openess.
Tóm lại, mơ hình nghiên cứu tác động của đầu tư trực tiếp ra nước ngồi đến đầu tư trong nước có thể được viết như sau:
DI i, t = α0 + α1 DI i, t-1 + α2 OFDI i, t +α3 IFDIi, t + α4 savingi, t + α5 RGDPi, t + α6 INFi, t + α7 M2i, t + α8 openessi, t + εi,t (5)
(i= 1,2,… N: quốc gia; t = 1, 2, … T: thời kỳ; εi,t = ηi + vi,t: sai số ngẫu nhiên)
Trong đó:
Bảng 2 : Mơ tả biến trong mơ hình nghiên cứu
Biến Ý nghĩa Bài nghiên cứu sử dụng
DIi, t Đầu tư trong nước của quốc gia i tại thời gian t.
DIi, t-1 Đầu tư trong nước của quốc gia i tại thời gian t -1.
OFDIi, t Dòng vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của quốc gia i tại thời gian t.
Feldstein (1995).
Andersen và Hainaut (1998) Desai (2005 a,b)
Ali Al Sadig (2013)
IFDIi, t Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của quốc gia i tại thời gian t.
Feldstein (1995).
Andersen và Hainaut(1998) Desai (2005 a,b)
Ali Al Sadig (2013)
Savingi, t Tổng tiết kiệm quốc gia i tại thời gian t Agenor (2004) Feldstein và Horioka (1980) Feldstein (1995). Desai (2005 a,b) Ali Al Sadig (2013)
RGDPi, t Tốc độ tăng trưởng của GDP thực của quốc gia i tại thời gian t
Wai và Wong (1982) Blejer và Khan (1984)
INFi, t Tỷ lệ lạm phát hàng năm của quốc gia i tại thời gian t.
Greene và Villanueva(1991) Serven và Solimano (1993)
M2i, t Cung tiền mở rộng của quốc gia i tại thời gian t.
Ndikumama (2003)
Openess i,t Độ mở thương mại của quốc gia i tại thời gian t.
Balasubramanyam (1996) Serven (2002)
Ndikumama (2000)
3.2. Phương pháp nghiên cứu.
Trong luận văn của mình, để nghiên cứu tác động của đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đến đầu tư trong nước ở những nước đang phát triển, tôi sử dụng dữ liệu bảng và phương pháp System GMM của Arellano và Bover (1995), Blundell và Bond (1998).
sau:
Trong mơ hình nghiên cứu (phương trình 5) xuất hiện vài vấn đề như
- Biến trễ của biến phụ thuộc đóng vai trị là biến độc lập (DI t-1) trong mơ hình, nó có thể tương quan với nhân tố tác động cố định ηi trong sai số ngẫu nhiên εi,t. Do vậy, biến DI t-1 được xem là biến độc lập nội sinh trong mơ hình nghiên cứu.
- Các biến OFDI, IFDI có khả năng là biến nội sinh. Trong bài nghiên cứu của mình, Feldstein (1995) đã đưa ra quan điểm, nhận xét cho rằng các
biến OFDI, IFDI và DI có mối quan hệ tương hỗ hai chiều. Dòng vốn OFDI, IFDI tác động đến đầu tư trong nước và ngược lại, OFDI, IFDI chịu tác động của đầu tư trong nước.
Nói tóm lại, mơ hình nghiên cứu đưa ra vi phạm một trong những giả định quan trọng của phương pháp OLS: khơng có mối quan hệ tương quan giữa biến giải thích và sai số ngẫu nhiên. Nếu sử dụng phương pháp ước lượng OLS thông thường thì kết quả ước lượng sẽ bị chệch. Chính vì thế, trong luận văn này tơi lựa chọn phương pháp GMM để nghiên cứu tác động của OFDI đến đầu tư trong nước ở những nước đang phát triển.
Theo phương pháp này, bộ biến công cụ thỏa mãn hai điều kiện: (1) biến cơng cụ là những biến có tương quan với biến độc lập nội sinh, (2) biến cơng cụ khơng có tương quan với sai số ngẫu nhiên sẽ được sử dụng để khắc phục hiện tượng nội sinh.
Ngồi ra, mơ hình sử dụng trong luận văn có sự tham gia của biến độc lập DI t-1 là biến trễ của biến phụ thuộc nên cịn được gọi là mơ hình động. Phương pháp GMM đối với mơ hình động gồm có Difference GMM (Arellano và Bond, 1991) và System GMM (Arellano và Bover, 1995); (Blundell và Bond, 1998). Cả hai phương pháp này đều sử dụng biến trễ của biến độc lập nội sinh là biến công cụ để đưa ra kết quả ước lượng tốt.
Đối với Difference GMM, phương trình (5) được lấy sai phân bậc nhất để loại bỏ những nhân tố khơng đổi theo thời gian ra khỏi mơ hình:
DI i, t = α0 + α1 DI i,t-1 + α2 OFDI i, t +α3 IFDIi, t + α4 saving i, t + α5 RGDP i, t + α6 INFi, t + α7 M2i, t + α8 openessi, t + εi,t
DI i, t-1= α0 + α1 DI t-2 + α2 OFDI i, t-1 +α3 IFDIi, t-1 + α4 savingi, t-1 + α5 RGDPi, t-1+ α6 INFi, t-1 + α7 M2i, t-1 + α8 openessi,t-1 + εi,t-1
ΔDI i, t= α1Δ DI i, t-1 + α2ΔOFDIi, t +α3 ΔIFDIi, t + α4 Δsavingi, t
+Δα5 RGDPi, t + α6ΔINFi, t + α7ΔM2i, t + α8Δopenessi, t + Δvi, t (6)
Do Δεi, t = εi ,t - εi, t-1 = (ηi- ηi) + (vi, t - vi, t-1) = Δvi, t.
Biến công cụ được sử dụng là biến trễ của các biến độc lập nội sinh, ví dụ DIi, t-2 là biến cơng cụ cho ΔDI i, t-1.
Tuy nhiên, theo Blundell và Bond (1998), nếu chỉ sử dụng các biến trễ của các biến độc lập nội sinh làm biến cơng cụ thì kết quả vẫn có thể bị chệch, mức độ tin cậy khơng cao.
Dựa trên nền tảng của phương pháp Difference GMM các nhà nghiên cứu đã xây dựng phương pháp System GMM. Phương pháp này khắc phục hạn chế của Difference GMM bằng cách kết hợp cả phương trình (5) và (6) với giả định rằng khơng có tương quan giữa sai phân của các biến độc lập với các nhân tố không đổi theo thời gian của mỗi quốc gia (ηi).
Khi đó, biến cơng cụ cho các biến nội sinh trong phương trình (5) là sai phân biến trễ của các biến nội sinh (ví dụ ΔDI i, t-2 là biến trễ cho biến DI i, t-1); biến cơng cụ cho các biến trong phương trình (6) là các biến trễ của các biến nội sinh (ví dụ DI i, t-2 là biến công cụ cho ΔDI i, t-1).
Tóm lại, để xử lý tốt vấn đề tính nội sinh của các biến độc lập trong mơ hình tơi lựa chọn phương pháp System GMM.
Phương pháp System GMM gồm có ba kiểm định quan trọng:
Kiểm định tự tương quan bậc 1: kiểm tra giả định có hiện tượng tự tương quan bậc 1 trong phương trình sai phân (phương trình 6).
phân.
Giả thuyết Ho1: khơng có tự tương quan bậc 1 trong phương trình sai
Nếu p-value < mức ý nghĩa (thường là 5%): bác bỏ giả thuyết Ho1, có tương quan bậc 1 trong phương trình sai phân; phù hợp giả định, yêu cầu của System GMM.
- Kiểm định tự tương quan bậc 2: kiểm tra giả định khơng có hiện tượng tự tương quan bậc 2 trong phương trình sai phân.
phân.
Giả thuyết Ho2: khơng có tự tương quan bậc 2 trong phương trình sai
Nếu p-value > mức ý nghĩa (thường là 5%): chấp nhận giả thuyết Ho2, khơng có tự tương quan bậc 2 trong phương trình sai phân; phù hợp với giả định, yêu cầu của System GMM.
- Kiểm định Hansen J: kiểm tra độ tin cậy của biến cơng cụ được sử dụng trong mơ hình.
Giả thuyết Ho3: biến công cụ là phù hợp (biến công cụ khơng có tương quan với sai số ngẫu nhiên).
Nếu p-value > mức ý nghĩa đã chọn (thường là 5%): chấp nhận giả thuyết Ho3, biến cơng cụ khơng có tương quan với sai số ngẫu nhiên.
3.3. Dữ liệu nghiên cứu.3.3.1. Mẫu nghiên cứu. 3.3.1. Mẫu nghiên cứu.
Luận văn sử dụng dữ liệu bảng của 40 nước đang phát triển trên thế giới trong khoảng thời gian từ 2005 – 2012.
Cơ sở để tôi lựa chọn những nước trong mẫu nghiên cứu là: những nước đang phát triển và có hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài trong những năm gần đây.
Danh sách các nước trong mẫu nghiên cứu được thể hiện ở bảng dưới:
B
ả ng 3 : Các nước trong mẫu nghiên cứu.
STT Tên nước STT Tên nước
1 Argentina 21 Lethoso 2 Bahamas 22 Malaysia 3 Bangladesh 23 Mexico 4 Benin 24 Mongolia 5 Brazil 25 Morroco 6 Campuchia 26 Mozambique
7 Chile 27 Namibia
8 Colombia 28 Pakistan
9 Cộng hòa Congo 29 Panama
10 Ai Cập 30 Philipines
11 Dominica 31 Saint Kitts và Nevis
12 Grenada 32 Saint Lucia
13 Guatemala 33 Saint Vincent và the Grenadines
14 Honduras 34 Senegal
15 Ấn Độ 35 Singapore
16 Indonesia 36 Thái Lan
17 Jamaica 37 Tunisia
18 Jordan 38 Thổ Nhĩ Kỳ
19 Keyna 39 Uruguay
3.3.2. Nguồn dữ liệu.
Dữ liệu của các biến sử dụng trong luận văn được thu thập từ các nguồn sau: World Bank, IMF, UNCTAD. Cụ thể như sau:
B
ả ng 4 : Tên biến và nguồn dữ liệu.
Biến Tên biến Đơn vị tính Nguồn dữ liệu
DI Đầu tư trong nước % so với GDP World Bank‘s World
Developmet Indicators
M2 Cung tiền mở rộng % so với GDP World Bank‘s World
Developmet Indicators
Credit Tín dụng nội địa dành cho khu vực tư nhân
% với GDP. World Bank‘s World
Developmet Indicators
INF Tỷ lệ lạm phát % thay đổi