BÀI 8 : HÀN GÓC CÓ VÁT MÉP Ở VỊ TRÍ NGỬA
2.2. Kỹ thuật hàn góc có vát mép ở vị trí hàn ngửa
Áp dụng công thức:
𝑑𝑑 = 𝐾𝐾2 + 1
Thay số K = 3 mm ta có d = 3,5 mm. Vì que hàn chế tạo theo tiêu chuẩn nên ta chọn d = 3,2 mm. Thơng số dịng điện cũng sẽ được chọn tương ứng 125A
Khi hàn góc, sử dụng que hàn 3,2 mm cần tăng dòng hàn lên 10-15%. Chọn dòng hàn cho mối hàn này là 140A
2.2.2. Hướng hàn
Hướng hàn có thể lựa chọn hàn trái hoặc hàn phải song đối với hàn que người ta thường sử dụng hàn phải để thuận tiện cho quá trình quan sát đường hàn. Phương pháp này có ưu điểm là khả năng lấp khe hở tốt, dễ kiểm soát đường hàn đặc biệt là những đường hàn giáp mối khe hở lớn và hàn góc
70
Trong sản xuất, ít dùng que hàn có d > 6mm nên với các chi tiết có chiều dày lớn phải tiến hành hàn nhiều lớp. Muốn tính được số lớp hàn phải xác định được diện tích tiết diện ngang của tồn bộ kim loại đắp, cơng thức tính:
Trong đó: Fđ là diện tích tiết diện ngang của toàn bộ kim loại đắp Fđ =k2/2 với mối hàn góc bề mặt phẳng
Fđ =k2/2+0,75bc = k2/2+1,05kc (b,c là chiều rộng và chiều cao mối hàn F1: Diện tích tiết diện ngang kim loại đắp lần 1
Fn: Diện tích tiết diện ngang kim loại đắp lớp tiếp theo Công thức kinh nghiệm: F1 = (6÷8)d1, quy định F1 ≤ 35mm² F2 = (8÷12)d2, quy định Fn ≤ 45mm²
Áp dụng công thực trên với cạn mối hàn 8 mm, que hàn ϕ3,2 mm ta có số lớp hàn n =2
2.2.4. Góc độ que hàn
α = 60o ÷ 85o; β = 45o
2.2.5. Phương pháp dao động que hàn
Thực hiện dao động que hàn theo hướng từ phải qua trái. Dao động que hàn thực hiện theo kiểu bán nguyệt hoặc răng cưa tương tự như hàn hồ quang que hàn vỏ thuốc. Biên độ dao động từ 4 đến 5mm.
71
2.2.6. Khởi đầu- Nối liền- Kết thúc mối hàn
Khởi đầu mối hàn
Là phần khởi đầu mối hàn, trong trường hợp chung mối hàn ở phần này hơi cao, bởi vì nhiệt độ vật hàn trước khi hàn hơi thấp, sau khi mồi hồ quang không thể làm cho kim loại ở chỗ bắt đầu lên cao ngay được, cho nên độ sâu nóng chảy ở phần đầu mối hàn hơi nóng, làm cho cường độ mối hàn yếu đi.
Để giảm bớt hiện tượng này, sau khi mồi hồ quang phải nâng chiều dài hồ quang lên. Nghiêng góc độ que hàn tạo với đường hàn góc 45o- 60o . Sau đó rút ngắn hồ quang và tăng góc độ que hàn 75o tiến hành hàn bình thường.
Nối liền của mối hàn
Khi hàn hồ quang bằng tay do chiều dài que hàn bị hàn chế không thể hàn liên tục được. Để đảm bảo mối hàn liên tục, phải làm cho mối hàn sau nối với mối hàn trước. Chỗ nối gọi là đầu mối hàn
Trong quá trình hàn khi gặp chỗ nối thường sảy ra khuyết tật như mối hàn cao, ngắt quãng và rộng hẹp không đều. Để phịng ngừa và giảm bớt thiếu sót đó khi áp dụng những loại đầu nối trên cần chú ý thực hiện theo 2 cách sau:
- Cách 1: Mồi hồ quang ở chỗ chưa hàn của đầu mối hàn hoặc phần cuối mối hàn trước, sau khi mồi hồ quang kéo dài hồ quang ra một ít, cho ngừng lại ở rãnh hồ quang (như vậy có thể làm cho chỗ nối đạt được dư nhiệt cần thiết, đồng thời có thể nhìn rõ vị trí của rãnh hồ quang để điều chỉnh vị trí que hàn) rồi lập tức rút ngắn độ dài thích hợp, tiếp tục tiến hành hàn .
- Cách 2: Khi que hàn đến phần đầu hoặc phần cuối của mối hàn phải nâng ngọn lửa hồ quang lên cao một ít, sau đó tiếp tục hàn một đoạn, cuối cùng lại dần dần kéo dài ngọn hồ quang để nó tự tắt.
Kết thúc mối hàn
Là khi đã hàn xong một mối hàn. Nếu kết thúc kéo dài ngay hồ quang ra sẽ tạo cho mặt ngoài của mối hàn có rãnh thấp hơn bề mặt vật hàn, rãnh hồ quang quá sâu làm cho cường độ chỗ kết thúc mối hàn giảm bớt, sinh ra ứng suất tập trung mà rạn nứt, vì vậy khi kết thúc đường hàn không nên để lại rãnh hồ quang mà phải lấp đầy nó bằng hai cách:
72
- Khi kết thúc cuối cùng phải ngừng không cho que hàn chuyển động ngừng lại một tí rồi từ từ ngắt hồ quang.
- Cũng có thể cho hàn lại rồi tắt hồ quang. Trường hợp những tấm mỏng không áp dụng các cách trên, mà lúc này ở chỗ kết thúc ta thực hiện chấm, ngắt hồquang khi nào rãnh đầy thì thơi
Tiến hành hàn
a) Hàn lớp 1:
+ Hướng đầu dây vào sát vị trí khe hở của đầu liên kết hàn.
+ Nhấn công tắc tạo hồ quang và di chuyển que hàn theo đường thẳng theo hướng từ trái sang phải
+ Trong khi di chuyển que hàn, quan sát sự nóng chảy đều cả hai phía của cạnh hàn. + Khi hàn đến cuối đường hàn, từ từ di chuyển que hàn trở lại một khoảng từ 3 đến 5mm hoặc dùng phương pháp chấm ngắt hồquang đểđiền đầy phần cuối mối hàn.
b) Kiểm tra lớp 1
* Các trọng tâm kiểm tra đánh giá đường hàn 1: - Sự bám dính của các hạt kim loại.
- Độ ngấu chân mối hàn về phía mặt sau.
- Sựđồng đều về chiều cao và chiều rộng mối hàn.
Hàn lớp 2:
+ Điều chỉnh chế độ hàn lớp 2 theo các thông số đã chọn.
+ Bắt đầu đường hàn tương tự như lớp 1. Hướng đầu dây hàn vào vị trí cạnh trên của lớp thứ nhất và thực hiện dao động que hàn theo hướng từ phải sang trái.
+ Sử dụng phương pháp dao động theo hình răng cưa hoặc tam giác trong trường hợp cần chiều dày mối hàn lớn.
Trong quá trình dao động cần dừng lại ở vị trí biên về phía bên trên để tránh hiện tượng cháy cạnh trên.
2.2.7. Kiểm tra, sửa chữa khuyết tật mối hàn góc có vát mép.
- Làm sạch
Sau khi hàn xong ta tiến hành làm sạch mối hàn bằng bàn chải sắt. Có thể sử dụng đục bằng và búa nguội để làm sạch kim loại bắn tóe.
73
- Kiểm tra
Kiểm tra bằng mắt thƣờng nhằm đánh giá sơ bộ các khuyết tật bên ngoài của liên kết hàn.
Kiểm tra bằng dưỡng kiểm tra góc
Ngồi ra cịn có thể kiểm tra phá hủy (bẻ gãy) hoặc không phá hủy.
Các dạng sai hỏng thường gặp, nguyên nhân và biện pháp đề phịng.
TT Tên Hình vẽ minh họa Nguyên nhân Cách khắc phục
1 Mối hàn cháy cạnh. - Dòng điện hàn lớn. - Do dao động que hàn khơng có điểm dừng tại các biên độ dao động. - Dừng hồ quang ở hai mép hàn. 2 Mối hàn lẫ xỉ - Dòng điện hàn nhỏ - Que hàn bị ẩm, vỡ thuốc - Dao động không hợp lý - Kiểm tra que trước khi hàn - Tăng Ih 3 Mối hàn quá to so với kích thước yêu cầu - Tốc độ hàn chậm. - Phương pháp dao động không hợp lý. - Chọn dòng điện quá lớn. trước vũng hàn cản trở sự nóng chảy của kim loại cơ bản. - Tăng tốc độ hàn. - Thực hiện phương pháp dao động que hàn theo đường thẳng. - Giảm dòng điện hàn.
74
Tài liệu cần tham khảo:
[1]. Trương Công Đạt - Kỹ thuật hàn - NXBKHKT Hà Nội 1977
[2]. Ngô Lê Thông – Công nghệ hàn nóng chảy (tập 1 cơ sở lý thuyết) - NXBKHKT Hà Nội 2004.
[3]. Lưu Văn Huy, Đỗ Tấn Dân - Kỹ thuật hàn - NXBKHKT 2006. [4]. Hướng dẫn thực hành hàn: Dự án JCA – HIC (Tài liệu dịch)
[4]. Trung tâm đào tạo và chuyển giao cơng nghệ Việt – Đức, “Chương trình đào tạo Chuyên gia hàn quốc tế”, 2006.
[5]. Metal and How to weld them - the James F.Lincoln Arc Welding Foundation (USA) – 1990.
[6]. The Procedure Handbook of Arc Welding – the Lincoln Electric Company (USA) by Richart S.Sabo – 1995.
[7]. Welding science & Technology – Volume 1 – American Welding Society (AWS) by 2006.
[8]. ASME Section IX, “Welding and Brazing Qualifications”, American Societyt mechanical Engineer”, 2007.
[9]. AWS D1.1, “Welding Structure Steel”, American Welding Society, 2008 [10]. The Welding Institute (TWI), “Welding Inspection”, Training and
Examination Services.