7. Phạm vi nghiên cứu, giới hạn nghiên cứu lịch trình nghiên cứu:
1.4 Cố vấn học tập tại trƣờng Đại học kinh tế kỹ thuật công nghiệp
1.4.2 Các quy định về cán bộ cố vấn học tập tại trường
33
Căn cứ Quyết định số 989/QĐ-BTC ngày 08/10/2007 của Bộ trưởng Bộ công thương về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp;
Căn cứ Quyết định số 989/QĐ-BTC ngày 08 15 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế đào tạo đại học, cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ;
Căn cứ Quyết định số 176/QĐ-ĐHKTKTCN ngày 11 tháng 6 năm 2008 của Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp về việc đào tạo theo Hệ thống tín chỉ;
Căn cứ Quyết định số 176/QĐ-ĐHKTKTCN ngày 11 tháng 6 năm 2008 về việc đào tạo theo hệ thống tín chỉ, Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp quy định về việc xây dựng Hệ thống cố vấn học tập với các nội dung như sau:
VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC HỆ THỐNG CỐ VẤN HỌC TẬP
- Hội đồng cố vấn học tập cấp trƣờng, gồm có:
o Chủ tịch Hội đồng do Hiệu trưởng Nhà trường đảm nhiệm.
o Phó chủ tịch Hội đồng là các Phó Hiệu trưởng được Chủ tịch Hội
đồng phân công phụ trách đầu mối các công việc.
o Các ủy viên Hội đồng là các đồng chí Trưởng các phịng Đào tạo
và Phịng Cơng tác HSSV, Tài chính kế tốn, Hành chính quản trị, các đồng chí chủ nhiệm các Khoa và trưởng Bộ mơn trực thuộc. Tùy theo chức năng của mình các ủy viên được Chủ tịch Hội đồng phân công theo dõi các mảng công việc cụ thể.
o Thư ký hội đồng là lãnh đạo Phòng Đào tạo và Phịng Cơng tác
HSSV.
o Hội đồng cố vấn học tập cấp trường do Hiệu trưởng Nhà trường
ra quyết định theo từng năm học và được kiện toàn, bổ sung, thay thế khi cần thiết.
34 - Hội đồng (hoặc Ban) cố vấn học tập cấp Khoa và Bộ mơn:
Tùy theo tình hình thực tế và mức độ cần thiết tại từng thời điểm, Hiệu trưởng nhà trường sẽ ra quyết định thành lập, hoặc quyết định giải tán nếu thấy không cần thiết.
Thành phần Hội đồng bao gồm:
o Chủ tịch Hội đồng (hoặc Trưởng ban) là đồng chí Chủ nhiệm
Khoa, hoặc Trưởng bộ mơn (là các đồng chí là Uỷ viên Hội đồng cố vấn cấp trường).
o Phó chủ tịch Hội đồng (hoặc Phó trưởng ban) là các đồng chí
Phó chủ nhiệm Khoa hoặc Phó Bộ mơn
o Các ủy viên là các cán bộ, giảng viên do Khoa, Bộ môn lựa chọn.
o Thư ký Hội đồng (hoặc Ban) cố vấn học tập do Khoa, Bộ môn
phân công
- Đội ngũ giáo viên cố vấn học tập:
Bao gồm các giảng viên giảng dạy trình độ Đại học tại các Khoa, Bộ môn được Nhà trường lựa chọn phân công nhiệm vụ tại từng thời điểm và thời gian tham gia cụ thể. (Có quyết định phân cơng của Hiệu trưởng Nhà trường cho từng năm học)
NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA HỆ THỐNG CỐ VẤN HỌC TẬP:
- Đối với Hội đồng cố vấn học tập cấp trƣờng
o Chỉ đạo và quyết định toàn bộ hoạt động chung của Hệ thống cố
vấn học tập đứng đầu là đồng chí Chủ tịch Hội đồng, bao gồm các nội dung:
o Xây dựng phương hướng hoạt động, nội dung nhiệm vụ cụ thể và
các văn bản hướng dẫn thực hiện đối với Hệ thống cố vấn học tập tại từng thời điểm phù hợp.
35
o Chỉ đạo các phòng chức năng, các bộ phận nghiệp vụ chuẩn bị
các tài liệu, nội dung có liên quan phục vụ cho hoạt động của Hệ thống cố vấn học tập.
o Chỉ đạo các Hội đồng (hoặc Ban) cố vấn học tập các Khoa, Bộ
môn xây dựng kế hoạch, nội dung hoạt động, quy định nội dung làm việc giữa giáo viên cố vấn học tập với sinh viên.
o Xây dựng hình thức thanh tra, kiểm tra để theo dõi đánh giá kết
quả, hiệu quả hoạt động của Hệ thống cố vấn học tập đặc biệt là đội ngũ giáo viên cố vấn học tập.
o Định kỳ tổ chức Hội nghị cố vấn học tập để đánh giá rút kinh
nghiệm những mặt làm tốt những mặt còn hạn chế để có biện pháp điều chỉnh, đề ra phương hướng nhiệm vụ cho thời gian tiếp theo.
o Ra quyết định kiện toàn lại cơ cấu tổ chức của Hệ thống cố vấn
học tập theo từng thời điểm hoặc khi cần thiết.
o Quyết định hình thức động viên khen thưởng đơn vị, cá nhân
trong Hệ thống cố vấn học tập có thành tích trong cơng tác, hoặc quyết định hình thức xử lý đối với các trường hợp mắc khuyết điểm, khơng hồn thành nhiệm vụ gây thiệt hại đến quyền lợi, chế độ cũng như kết quả học tập của sinh viên
Đối với Hội đồng (hoặc Ban) cố vấn học tập cấp Khoa, Bộ môn
- Khái niệm về giáo viên cố vấn học tập: Giáo viên cố vấn học tập là
các giảng viên giảng dạy ở trình độ đại học thuộc các ngành đào tạo tại các khoa chuyên môn được Hiệu trưởng nhà trường ra quyết định phân cơng nhiệm vụ. Ngồi nhiệm vụ làm cố vấn học tập, giáo viên cố vấn học tập cịn có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm theo quy định của nhà trường.
36
o Về phẩm chất đạo đức: Có ý thức chấp hành nghiêm chỉnh chủ
trương đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các nội quy quy định của Nhà trường, thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về đạo đức nhà giáo; Có mối quan hệ tốt với đồng nghiệp, với HSSV, cư xử đúng mực, cởi mở trong giao tiếp; Có hành động cư xử phù hợp với đạo đức nghề nghiệp, có tư cách đạo đức tốt khơng làm ảnh hưởng đến uy tín bản thân cũng như của Nhà trường, không vụ lợi cá nhân.
o Về chuyên môn, nghiệp vụ: Là giảng viên được phân cơng giảng
dạy trình độ Đại học; Phải nắm chắc về nội dung, chương trình đào tạo thuộc lĩnh vực được phân; Phải hiểu và nắm chắc quy chế đào tạo, quy chế quản lý và các quy định khác của Nhà trường; Có kinh nghiệm trong cơng tác giảng dạy, đạt yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ qua kiểm tra đánh giá của Khoa, Bộ môn và Nhà trường; Có trình độ hiểu biết xã hội, có tinh thần cập nhật kịp thời về tình hình kinh tế chính trị và xã hội của đất nước và thế giới để nâng cao nhận thức phục vụ công tác được giao; Tác phong nhanh nhẹn, tháo vát, sẵn sàng nhận mọi nhiệm vụ được giao.
o Về nguyên tắc làm việc: Giáo viên cố vấn học tập phải luôn quan
tâm đến lợi ích của sinh viên, khơng lầm điều gì gây thiệt hại đến quyền lợi, chế độ của sinh viên; Phải có trách nhiệm giữ gìn, bảo mật các thông tin nội bộ Nhà trường cũng như của cán bộ, giáo viên và HSSV theo quy định. Biết lắng nghe ý kiến của sinh viên, góp ý của đồng nghiệp; Trong quyền hạn cho phép có trách nhiệm giúp đỡ sinh viên hoặc hướng dẫn họ liên hệ với các phòng chức năng, bộ phận nghiệp vụ hoặc người có trách nhiệm để được giúp đỡ hoặc giải quyết cơng việc có liên quan theo quy định của Nhà trường; Khơng bình phẩm, đánh giá một cá nhân
37 hay tổ chức nào đó trước mặt sinh viên làm giảm uy tín của cá nhân hoặc tổ chức đó; Có tinh thần, thái độ làm việc nghiêm túc, trách nhiệm cao trong thực hiện nhiệm vụ; Trong giải quyết công việc phải mang tính khách quan, khơng có dụng ý riêng tư, cá nhân, đồng thời đảm bảo có tình có lý trong giải quyết công việc. - Nhiệm vụ của giáo viên cố vấn học tập
o Tư vấn trong lĩnh vực học tập: Trước khi vào học kỳ mới, phổ
biến cho sinh viên tìm hiểu chương trình học tập và cách lựa chọn đăng ký môn học, cụ thể: Triệu tập sinh viên được phân công quản lý để hướng dẫn đăng ký môn học trước khi sinh viên đăng ký chính thức. Giáo viên cố vấn học tập phải thực hiện các bước theo đúng quy trình Nhà trường đã quy định; Trong hợp giáo viên cố vấn học tập khơng thể có mặt để hướng dẫn sinh viên đăng ký mơn học thì phải bàn giao cho một giảng viên khác cùng chuyên mơn thay thế đã được Nhà trường nhất trí, nhưng phải báo trước cho sinh viên biết; Tư vấn và hướng dẫn sinh viên lập kế hoạch học tập cho phù hợp với mục tiêu, yêu cầu đào tạo của Nhà trường; Ký xác nhận vào phiếu đăng ký môn học của sinh viên trước khi chuyển cho phòng chức năng, trước khi ký tên xác nhận cố vấn học tập phải kiểm tra lại mã số môn học, tên mơn học, lớp học, số tín chỉ trong một mơn học trên phiếu đăng ký của sinh viên; Tư vấn cho sinh viên về phương pháp học tập, nghiên cứu, ý thức phấn đấu và có biện pháp theo dõi ý thức học tập của sinh viên, nhắc nhở sinh viên khi thấy kết quả học tập của họ bị giảm sút. Phải đặc biệt quan tâm đối với sinh viên “diện cá biệt” để phối hợp với các phòng chức năng Nhà trường và gia đình sinh viên có biện pháp theo dõi, giáo dục, quản lý; Giáo viên cố vấn học tập phải tìm hiểu rõ ngun nhân việc tăng, giảm mơn học sao cho phù hợp với quy định của Nhà trường,
38 tránh tình trạng sinh viên vi phạm quy chế; Hướng dẫn và giúp đỡ sinh viên giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong học tập. Phối hợp với các giảng viên, các phòng chức năng để giải quyết các vấn đề có liên quan đến kết quả học tập cũng như quyền lợi của sinh viên; Hướng dẫn cho sinh viên về cách tính điểm trung bình chung theo quy chế; Có trách nhiệm tổng hợp tình hình chung về học tập, rèn luyện của sinh viên được phân công cố vấn học tập với Hội đồng cố vấn học tập cấp trường, cấp đơn vị, hoặc các phịng chức năng tùy theo nội dung cơng việc theo quy định của Nhà trường; Định kỳ giáo viên cố vấn học tập còn phải thực hiện nghiêm túc nội dung của công tác Thanh tra Nhà trường, Thanh tra giáo dục theo quy định chung.
o Tư vấn trong các lĩnh vực khác: Hướng dẫn sinh viên chấp hành
nghiêm chỉnh chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, luật pháp của Nhà nước ở trường cũng như ở nơi cư trú; Hướng dẫn sinh viên thực hiện các quy định về sinh hoạt Đoàn thể, Hội sinh viên, các phong trào văn hóa, văn nghệ thể thao, hoạt động ngoại khóa, thực hiện nếp sống văn hóa trong Nhà trường và các phong trào khác; Trao đổi, góp ý với sinh viên về việc phát triển nhân cách, hành vi đạo đức, quan hệ xã hội và các vấn đề liên quan đến nghề nghiệp; Hướng dẫn sinh viên liên hệ với các đơn vị, cá nhân trong trường giải quyết cơng việc có liên quan đến học tập nếu có nhu cầu; Phổ biến cho sinh viên về quyền lợi, nghĩa vụ chấp hành nộp học phí, nghĩa vụ cơng dân, chấp hành đảm bảo an ninh trật tự, an tồn giao thơng, khám sức khỏe theo quy định, tham gia BHYT, BHTT, thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm…theo quy định; Tư vấn cho sinh viên đăng ký phấn đấu học bổng, danh hiệu thi đua, phấn đấu vào Đảng; Phối hợp với các phịng chức năng kiểm tra đơn đốc sinh viên thực hiện nghĩa
39 vụ nộp học phí, các khoản lệ phí và nhận học bổng theo quy định.
- Quyền hạn của giáo viên cố vấn học tập: Được Nhà trường phổ biến
và cung cấp các tài liệu có liên quan về quy chế,quy định về cơng tác đào tạo, công tác quản lý, các biện pháp thực hiện nhiệm vụ cố vấn học tập; Có quyền triệu tập các sinh viên được giao phụ trách để triển khai các nội dung có liên quan đến nhiệm vụ cố vấn học tập; Niêm yết thời gian biểu ở nơi làm việc (chọn văn phịng Khoa, Bộ mơn) để gặp gỡ, giải quyết công việc với sinh viên, hoặc hẹn ngày giải quyết do cố vấn học tập quy định và phải thông báo công khai cho sinh viên, có sổ sách ghi nhật trình gặp gỡ sinh viên; Đề xuất hình thức thi đua, khen thưởng hoặc xử lý sinh viên với Nhà trường khi cần thiết; Có ý kiến đề xuất giúp đỡ với Hội đồng cố vấn học tập cấp đơn vị hoặc cấp Nhà trường khi gặp khó khăn trong việc tư vấn, hướng dẫn sinh viên; Ký xác nhận các văn bản của sinh viên gửi các đơn vị có liên quan. Nhận xét q trình học tập, rèn luyện trong sổ tay của sinh viên; Được tham gia học tập, bồi dưỡng năng cao trình độ nhận thức chính trị cũng như chun mơn và nghiệp vụ; Tham gia các hoạt động sinh hoạt chính trị, đồn thể và các phong trào khác trong Nhà trường.
Chế độ phụ cấp đối với Hệ thống cố vấn học tập: Nhà trường áp dụng
hình thức thanh tốn chế độ phụ cấp đối với các bộ phận, cá nhân tham gia trong Hệ thống cố vấn học tập. Hình thức thanh tốn được thực hiện theo học kỳ sau khi kết thúc kỳ học (mỗi họ kỳ 5 tháng) với các mức và đối tượng. Đối với giáo viên cố vấn học tập như sau: Cố vấn học tập hoàn thành nhiệm vụ được hưởng phụ cấp là 120.000 đồng/tháng (hệ số 1) và được xác định theo số lượng sinh viên quản lý cụ thể như sau:
- Dưới 30 HSSV được tính hệ số 0,8
40
- Từ 40 đến 50 sinh viên được tính hệ số 1
- Từ 51 đến 70 sinh viên được tính hệ số 1,1
- Từ 71 đến 90 sinh viên được tính hệ số 1,2
- Từ 91 đến 110 sinh viên được tính hệ số 1,3
- Trường hợp lớp có số lượng trên 110 sinh viên tính hệ số 1,5