Các khoản phải hoàn lại cho chủ đầu tƣ
TMĐT phê duyệt 2007 Đề xuất của PMC năm 2011 Tính tốn của tác giả cuối 2012 TMĐT 1.917,07 3.213,13 3.247,63
Chi phí đầu tư cộng hàng năm - 2.266,48 2.475,75
Lãi vay trong TGXD - 465,94 364,65
Bù chênh lệch tỷ giá - 480,72 407,00
Lãi bảo tồn vốn tính trên vốn chủ sở hữu 250,18 419,31 35,81
Tỷ lệ vốn chủ sở hữu/TMĐT không bao gồm lãi vay TGXD 30,00% 30,00% 2,54%
Tỷ lệ lãi bảo toàn vốn chủ sở hữu 7,25% 7,25% 7,25%
Số năm từ khi triển khai Dự án đến thời điểm chuyển giao 6,00 6,00 6,00
Lãi đầu tƣ B.O.T tính trên TMĐT 77,47 129,84 131,23
Tỷ lệ lãi đầu tư B.O.T trong cả 26 năm 13,47% 13,47% 13,47%
Tổng giá trị trả lại cho PMC 2.244,71 3.762,29 3.414,43
Nguồn: Tính tốn lại của tác giả.
Giá trị mà UBND TP.HCM phải hoàn trả cho chủ đầu tư là 2.245 tỷ VND nếu căn cứ hồn tồn vào các thơng số tài chính đã được phê duyệt năm 2007 và khơng có điều chỉnh. Theo Quy định trong Hợp đồng, TMĐT Dự án là không thay đổi trừ trường hợp Nhà nước thay đổi các loại thuế, phí liên quan đến Dự án và bất khả kháng.26 Tuy nhiên, kết quả này chỉ đúng trong trường hợp hai bên đều thực hiện đúng các cam kết trong Hợp đồng, ngoại trừ việc UBND TP.HCM chậm trễ xây dựng đường vành đai 2 đã quá 3 năm, nên UBND
26
TP.HCM buộc phải nhận lại Dự án. Tuy nhiên, vấn đề là PMC và UBND TP.HCM cùng không thực hiện đúng cam kết. Vì vậy, giá trị này là khơng hợp lý.
Nếu căn cứ vào TMĐT theo đề xuất của PMC, thì giá trị mà UBND TP.HCM phải hoàn trả là 3.762 tỷ VND. Tuy nhiên giá trị này cũng không hợp lý vì vốn chủ sở hữu không phải bằng 30% như cam kết và cách tính TMĐT cũng như lãi vay trong TGXD dựng của PMC cũng khơng chính xác như đã trình bày tại Chương 2.
Theo kết quả tính tốn trong Chương 2, giá trị 2.840 tỷ VND là tổng giá trị các hạng mục chi phí theo thực tế hàng năm quy đổi ra VND rồi cộng lại với nhau để tính cơ cấu vốn, nhưng khơng phải là giá trị hợp lý cho TMĐT quy về cuối năm 2012 để làm cơ sở cho tái cấu trúc vì chưa có bù chênh lệch tỷ giá ngoại tệ.
Phần nợ ngoại tệ và phần lãi vay ngoại tệ trong TGXD quy đổi theo tỷ giá tại từng năm lần lượt là 1.982 tỷ VND và 225 tỷ VND. Quy đổi sang tỷ giá năm 2012 thì mức chênh lệch của nợ vay ngoại tệ và lãi vay ngoại tệ trong TGXD là 375 tỷ VND và 32 tỷ VND. Đây chính là mức bù chênh lệch tỷ giá hợp lý phải được tính vào TMĐT. Kết quả tính tốn mức bù chênh lệch tỷ giá được trình bày trong Phụ lục 3.2.
Như vậy, TMĐT bao gồm lãi vay trong TGXD và bù chênh lệch tỷ giá tất cả quy về cuối năm 2012 có giá trị 3.248 tỷ VND, trong đó:
Chi phí đầu tư thực tế bằng 2.476 tỷ VND;
Chi phí lãi vay trong thời gian xây dựng bằng 365 tỷ VND; Bù chênh lệch tỷ giá bằng 407 tỷ VND.
Với TMĐT trên, giá trị UBND TP.HCM phải hoàn trả cho chủ đầu tư là 3.414 tỷ VND. Trước đó, UBND TP.HCM đã cho chủ đầu tư vay tổng cộng 424 tỷ VND để trả nợ.27 Để minh bạch, khoản vay này cần được tách riêng theo nghĩa PMC sẽ trả lại UBND TP.HCM khoản này (có thể là ngay sau khi ban giao Dự án) cộng với lãi vay nếu có.
Với phương án trên, chủ đầu tư sẽ nhận lại 3.414 tỷ VND để trả nợ của tất cả các khoản vay và hồn vốn chủ sở hữu. Trong khi đó, UBND TP.HCM sẽ nhận lại Cầu Phú Mỹ, quyền thu phí của Dự án từ 2013 đến 2035 và trách nhiệm trang trải các chi phí hoạt động, bảo trì và duy tu. Số tiền UBND TP.HCM phải bỏ ra ngay lập tức là rất lớn. Hơn thế
27 UBND TP.HCM cho PMC vay bắt buộc để trả nợ vay B.O.T 3 đợt: Đợt 1: 120 tỷ vào tháng 07/2010.
Đợt 2: 164.1 tỷ VND vào tháng 01/2011 Đợt 3: 158 tỷ VND vào tháng 07/2011.
nữa, do khoản nợ vay ngoại tệ là khoản vay được bảo lãnh từ phía Nhà nước, nên ngay cả khi UBND TP.HCM đã trả hết số tiền trên cho chủ đầu tư mà sau này chủ đầu tư vẫn không trả được nợ nước ngồi, thì UBND TP.HCM hay Bộ Tài chính vẫn phải đứng ra trả thay.
Do vậy, nếu nhận lại Dự án, UBND TP.HCM cần nhận lại luôn nghĩa vụ nợ vay ngoại tệ. Sau khi trả lại một phần nợ gốc năm 2010-2012, dư nợ ngoại tệ cuối năm 2012 gồm 41,36 triệu USD, 22,11 triệu EUR và 10,22 triệu AUD28 (tất cả tương đương 1.961 tỷ VND).
Tóm lại, nếu nhận lại Dự án và trách nhiệm trả nợ nước ngồi, thì UBND TP.HCM sẽ chỉ hồn trả cho chủ đầu tư 1.454 tỷ VND. Chủ đầu tư sẽ chịu trách nhiệm trả nợ BIDV, Sacombank, hoàn vốn chủ sở hữu (và trả nợ UBND TP.HCM).
3.3Định giá Dự án B.O.T Cầu Phú Mỹ
Việc xác định giá trị hiện tại (PV) của Dự án vào cuối 2012 được dựa vào ngân lưu Dự án trên quan điểm ngân sách. Theo đó, ngân lưu vào của Dự án là doanh thu phí qua cầu và ngân lưu ra của Dự án là tổng chi phí hoạt động, bảo trì và duy tư Dự án. Đối với TNDN, đây là ngân lưu ra của Dự án, nhưng lại là ngân lưu vào của ngân sách và do vậy triệt tiêu cho nhau khi định giá Dự án theo quan điểm ngân sách.
Chi phí vốn của Dự án theo quan điểm ngân sách là lợi suất trái phiếu chính quyền địa phương của TP.HCM. Tuy nhiên, hiện nay trái phiếu đô thị TP.HCM do HIFU phát hành không giao dịch sôi động trên thị trường, nên các thông tin về lợi suất trái phiếu không đáng tin cậy. Do vậy, lợi suất trái phiếu chính quyền địa phương TP.HCM được xác định thơng qua lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm cộng với mức bù rủi ro. Với mức lợi suất trái phiếu chính Phủ kỳ hạn 10 năm là 9,84%/năm29 và mức bù rủi ro là 0,05%/năm30 thì chi phí vốn ngân sách đối với UBND TP.HCM là 9,89%/năm.
Tính tốn ngân lưu trên quan điểm ngân sách, ta có ngân lưu rút gọn tại Bảng 3.2 và Bảng ngân lưu đầy đủ tại Phụ lục 3.3. Chiết khấu dòng ngân lưu ròng này với suất khấu 9,89%, giá trị hiện tại của Dự án là 3.197 tỷ VND.
28 Phụ lục 2.11, Thông tin lịch nợ vay thực tế. 29 Cơng ty Cổ phần Chứng khốn TP.HCM (2012) 30 Huỳnh Thế Du và Nguyễn Xuân Thành (2006).
Bảng 3.2: Bảng ngân lƣu rút gọn của Dự án theo quan điểm ngân sách
Năm 2013 2017 2021 2025 2029 2033 2035
Doanh thu từ hoạt động thu phí 89,87 179,69 356,11 705,77 969,38 1.178,29 1.299,07 Tổng chi phí vận hành Dự án (9,81) (36,35) (38,62) (97,57) (104,96) (154,12) (140,64) Ngân lưu ròng Dự án
theo quan điểm ngân sách 80,07 143,34 317,49 608,19 864,42 1.024,17 1.158,43
Nguồn: Tính tốn của tác giả theo Bảng ngân lưu trong Phụ lục 3.3.
Vì UBND TP.HCM nhận trách nhiệm trả nợ ngoại tệ (1.961 tỷ VND), nên sau khi trừ thực hiện nghĩa vụ nợ ngoại tệ, giá trị cịn lại bằng 1.481 tỷ VND. Đây chính là giá trị đối với UBND TP.HCM sau khi nhận lại Dự án B.O.T Cầu Phú Mỹ và nhận luôn trách nhiệm trả nợ nước ngoài. Riêng giá hiện tại của ngân lưu thuế TNDN bằng 310 tỷ VND.
Như đã trình bày trên, theo đúng nguyên lý thẩm định Dự án theo quản điểm ngân sách, ngân lưu thuế TNDN được tính là ngân lưu vào của Dự án. Tuy nhiên, khi so sánh giữa các phương án, ngân lưu thuế TNDN là dòng tiền mà nhà nước ln nhận được cho dù là phân tích trên quan điểm nào. Vì vậy, khơng tính ngân lưu thuế TNDN thì giá trị Dự án đối với UBND TP.HCM bằng 1.171 tỷ VND.
Như trên đã phân tích, UBND TP.HCM trả cho chủ đầu tư trước đó là 1.454 tỷ VND. Như vậy, nếu định giá Dự án theo quan điểm ngân sách, việc nhận lại Dự án
B.O.T Cầu Phú Mỹ cùng với nghĩa vụ nợ vay ngoại tệ sẽ tạo ra một khoản thiệt hại tài chính rịng cho UBND TP.HCM bằng 282 tỷ VND, tính theo giá trị cuối năm 2012.
3.4Phƣơng án bán lại Dự án cho nhà đầu tƣ mới
Để giảm ngay gánh nặng ngân sách, sau khi nhận Dự án, UBND TP.HCM có thể bán lại Dự án cho một nhà đầu tư mới. Giá trị Dự án bán cho nhà đầu tư mới sẽ phụ thuộc vào giá trị Dự án trên quan điểm của chủ đầu tư mới. Trong trường hợp này, ngân lưu vào của Dự án theo quan điểm chủ đầu tư mới vẫn là doanh thu từ hoạt động thu phí. Nhưng ngân lưu ra của Dự án bao gồm ba hạng mục: (i) tổng chi phí hoạt động, bảo trì và duy tu; (ii) trả nợ vay ngoại tệ (gốc và lãi); và (iii) thuế TNDN. Bảng ngân lưu nợ vay của Dự án theo
quan điểm chủ đầu tư mới được trình bày tại Phụ lục 3.4. Bảng ngân lưu rút gọn được trình bày trong Bảng 3.3 dưới đây.
Bảng 3.3: Bảng ngân lƣu rút gọn của Dự án theo quan điểm chủ đầu tƣ mới
Năm 2013 2017 2021 2025 2029 2033 2035
Doanh thu
không bao gồm VAT 89,87 179,69 356,11 705,77 969,38 1.178,29 1.299,07 -Tổng Chi phí vận hành,
duy tu, bão dưỡng (9,81) (36,35) (38,62) (97,57) (104,96) (154,12) (140,64)
-Thuế TNDN 0,00 0,00 0,00 (69,85) (105,72) (228,73) (262,15)
Ngân lưu nợ vay
ngoại tệ (331,48) (336,33) 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00
Ngân lưu ròng Dự án theo
quan điểm chủ đầu tư mới (251,41) (193,00) 317,49 538,34 758,70 795,44 896,28
Nguồn: Tính tốn của tác giả.
Vì chưa xác định được chủ đầu tư mới nên chi phí vốn theo quan điểm chủ đầu tư mới giả định sử dụng là chi phí vốn của CII, hiện cũng là một cổ đơng của Dự án. Căn cứ vào biến động giá cổ phiếu của CII trên Sở Giao dịch Chứng khốn TP.HCM (HSX), chi phí vốn chủ sở hữu của của CII bằng 13,30%. Phụ lục 3.6 trình bày chi tiết phương pháp và kết quả ước lượng.
Với mức chi phí vốn này, giá trị hiện tại của Dự án theo quan điểm chủ đầu tư mới bằng 477 tỷ VND. Giá trị này thấp hơn hẳn so với giá trị theo quan điểm ngân sách (sau khi trừ nợ vay nước ngồi) 1.171 tỷ VND đã tính ở trên. Điều này là do chi phí vốn của chủ đầu tư mới cao hơn chi phí vốn của ngân sách (13,30%/năm so với 8,89%/năm).
Trong phương án chuyển giao Dự án cho chủ đầu tư mới, gánh nặng ngân sách của UBND TP.HCM sẽ giảm, do TP sẽ nhận về một khoản tiền từ bán Dự án (tương ứng với giá trị Dự án theo quan điểm chủ đầu tư mới) là 477 tỷ VND để trang trải khoản tiền mà UBND TP.HCM phải hoàn trả cho PMC. Tuy nhiên, nguồn thu trong tương lai của ngân sách từ quyền thu phí Dự án sẽ mất đi. Hơn thế nữa, mặc dù nghĩa vụ nợ đã được chuyển sang chủ đầu tư mới nhưng đây là khoản nợ có bảo lãnh, do vậy về bản chất dù có để cho PMC hay chủ đầu tư mới thì rủi ro của khoản nợ vẫn thuộc về UBND TP.HCM hoặc Bộ Tài chính.
3.5UBND TP.HCM chuyển Dự án B.O.T Cầu Phú Mỹ thành Dự án công và phát hành trái phiếu để tài trợ
Phân tích ở trên đã chỉ ra rằng, UBND TP.HCM nên nhận lại Dự án bao gồm cả nợ vay ngoại tệ, quản lý và khai thác Dự án như một Dự án cơng có thu phí. Theo phương án tái cấu trúc này, vấn đề đặt ra là UBND TP.HCM cần có 1.454 tỷ VND để bồi hồn cho PMC và bù đắp 251 tỷ VND thiệt hại ròng do vận hành dự án trong năm 2013. Tuy nhiên mức chi ngân sách cho hạ tầng giao thông TP.HCM trong những năm gần đây đã khá cao. Dự toán ngân sách cho cơ sở hạ tầng giao thông trong tổng ngân sách dự toán của TP đã tăng từ 21,1% (năm 2011) lên 27,7% (2012).31 Bên cạnh đó, uớc tính của Sở Giao thơng vận tải cho đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông đến năm 2020 là khoảng 11 tỷ USD, trong khi ngân sách chỉ đáp ứng được 20%.32 Điều đó cho thấy TP.HCM đang gặp những khó khăn nhất định trong vấn đề ngân sách, và đặc biệt là ngân sách cho đầu tư cơ sở hạ tầng. Do vậy, phương án phát hành trái phiếu chính quyền địa phương để có ngân sách thực hiện tái cấu trúc cầu Phú Mỹ được xem là giải pháp phù hợp, không làm tăng gánh nặng ngân sách TP.HCM tại thời điểm này.
Theo đó, tổng giá trị trái phiếu trái phiếu chính quyền địa phương cần phát hành để đáp ứng hai khoản chi trên là 1.705 tỷ VND vào năm 2013. Trong những năm sau khi nguồn thu phí rịng vẫn khơng đủ để trả nợ, thì UBND TP.HCM vẫn phải tiếp tục phát hành trái phiếu. Quá trình phát hành trái phiếu hằng năm được thực hiện theo nguyên tắc trên cho đến khi ngân lưu ròng của Dự án lớn hơn giá trị lãi vay trái phiếu trong kỳ. Sau đó, tồn bộ ngân lưu ròng từ hoạt động thu phí được dùng để thực hiện trả nợ cho trái phiếu đã phát hành trước đó.
Kết quả lập lịch giải ngân và trả nợ cho thấy, UBND TP.HCM cần phát hành trái phiếu từ năm 2013 đến 2023, với tổng giá trị trái phiếu cần phát hành là 4.026 tỷ VND (quy về giá trị hiện tại năm 2013). Đến năm 2034, thì UBND TP.HCM đã hoàn thành nghĩa vụ nợ trái phiếu (xem chi tiết tại Phụ lục 3.6).
Tóm lại, phương án khả thi và hợp lý nhất trong điều kiện thực tế hiện nay là UBND TP.HCM nhận lại Dự án kèm theo nghĩa vụ nợ vay ngoại tệ, đồng thời phát hành trái phiếu chính quyền địa phương hằng năm để có tiền hồn trả cho chủ đầu tư
31 Sở Tài chính TP.HCM (2012) 32 Hữu Cơng (2013).
cũng như thực hiện nghĩa vụ nợ vay ngoại tệ trong tương lai. Dư nợ trái phiếu sẽ được hồn trả bằng nguồn thu phí trong những năm mà lượng xe qua cầu đạt mức cao. Căn cứ vào tình hình lưu lượng xe và mức phí trong tương lai cũng như khả năng tham gia của khu vực tư nhân, UBND TP.HCM cần để mở khả năng bán Dự án cho một nhà đầu tư mới.
CHƢƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Từ những kết quả nghiên cứu đã thực hiện, Dự án B.O.T Cầu Phú Mỹ không trả được nợ như hiện nay là do ba ngun nhân chính. Thứ nhất, Dự án đã khơng khả thi ngay từ đầu theo phương án tài chính do phương pháp thẩm định Dự án của chủ đầu tư phi thực tế. Thứ hai, việc UBND TP.HCM không thực hiện cam kết đưa Đường vành đai 2 đi vào hoạt động đúng tiến độ với cầu Phú Mỹ và phương pháp dự báo lưu lượng ban đầu thiếu chính xác là nguyên nhân làm giảm khả năng trả nợ của Dự án vốn đã không được đảm bảo ngay từ đầu. Thứ ba, cơ chế kiểm sốt TMĐT và vốn góp cũng như vốn vay của Dự án đã không đảm bảo và khơng có phương án đề phịng rủi ro, hậu quả là TMĐT tăng do thay đổi thiết kế và trượt giá do chậm trễ tiến độ. TMĐT tăng được tài trợ bằng nợ vay trong khi vốn góp chủ sở hữu giảm. Hậu quả là gánh nặng nợ vay quá cao đã làm cho Dự án mất khả năng trả nợ như hiện nay.
Dự án khơng cịn khả năng trả nợ là hiện thực, do vậy, phương án tái cấu trúc và xử lý vấn đề của Dự án được ưu tiên hàng đầu. Theo đó, tác giả khuyến nghị UBND TP.HCM nên chuyển cấu trúc Dự án từ hình thức B.O.T sang cấu trúc của một Dự án cơng có thu phí. TP sẽ nhận lại Dự án và nghĩa vụ nợ vay ngoại tệ được bảo lãnh, phát hành trái phiếu chính quyền địa phương để bồi hồn chi phí cho chủ đầu tư, khai thác quyền thu phí Dự án trong tương lai để thực hiện nghĩa vụ nợ ngoại tệ và nghĩa vụ nợ trái phiếu.
Cụ thể, UBND TP.HCM cần hoàn trả lại cho PMC số tiền 1.640 tỷ VND để nhận lại Dự án cùng nghĩa vụ trả nợ nước ngoài. Giá trị hiện tại của Dự án đối với UBND TP.HCM