.Các nghiên cứu trước về hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP

Một phần của tài liệu Đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 36)

Nghiên cứu của Sufian và Chong (2008).

Tác giả đã nghiên cứu ngành ngân hàng tại Philippines, các tác giả đã sử dụng dữ liệu thứ cấp tư các báo cáo tài chính giai đoạn tư năm 1990 – 2005. Các tác giả sử dụng các chi số vĩ mô được thu thập tư nguồn dữ liệu IMF. Nghiên cứu đã sử dụng 5 chi số bên trong là Quy mơ, rủi ro tín dụng, mức độ đa dạng hóa thu nhập, quản trị chi phí và mức độ an tồn vốn; và 4 chi số nghiên cứu các yếu tố bên ngoài như tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng cung tiền, lạm phát, mức vốn hóa thị trường

25

tư đó đo lường tác động lên hiệu quả sử dụng tài sản ROA qua phương pháp hồi quy tuyến tính.

Thơng qua kết quả nghiên cứu tác giả đã kết luận rằng mức độ an toàn vốn tác động cùng chiều lên ROA, trong khi đó quy mô, rủi ro tín dụng, chi phí hoạt động tác động ngược chiều với hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Đối với các chi số vĩ mơ thì lạm phát tác động ngược chiều lên ROA, các chi số khác tác động không đáng kể đến hiệu quả hoạt động của các NHTMCP.

Nghiên cứu của Thangavelu và Findlay (2009).

Tác giả đã nghiên cứu các ngân hàng tại các quốc gia Đông Nam Á, giai đoạn tư năm 1998 – 2004, sử dụng phương pháp định lượng bình phương tối thiểu và tác động cố định, tác động ngẫu nhiên. Nghiên cứu chủ yếu tập trung xem xét các khía cạnh sau: tác động hoạt động ngoại bảng, tự do hóa tài chính với sự tham gia của của các tổ chức nước ngoài, tác động của các quy định về giám sát ngân hàng. Các yếu tố dùng để đo lường tác động như: an toàn vốn, hoạt động ngoại bảng, thanh khoản, sở hữu nước ngồi, tính đại chúng, rủi ro đạo đức để đo lường tác động lên hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

Thông qua nghiên cứu, các tác giả đã kết luận rằng hoạt động ngoại bảng làm giảm lợi nhuận hoạt động của ngân hàng. Ngân hàng có sở hữu vốn nước ngoài, được nước ngồi giám sát thì làm tăng hiệu quả hoạt động. Các yếu tố khác tác động không đáng kể đến hiệu quả hoạt đông của ngân hàng.

Nghiên cứu của Gul và cộng sự (2011).

Tác giả sử dụng bộ dữ liệu của 15 ngân hàng lớn nhất tại Pakistan giai đoạn tư 2005-2009 và các chi số kinh tế vĩ mô trong giai đoạn này. Bằng phương pháp định lượng tổng bình phương bé nhất với bộ số biến như tài sản, vốn vay, vốn chủ sở hữu, tiền gửi, tăng trưởng kinh tế, mức vốn hóa thị trường để đo lường tác động lên ROA, ROE, ROEC, NIM.

Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, những ngân hàng có tổng tài sản, vốn chủ sở hữu, tiền gửi, mức vốn hóa thị trường lớn thì khi lạm phát tăng sẽ tạo ra được nhiều lợi nhuận hơn. Ngoài ra tác giả cịn kết luận các yếu tố vĩ mơ tác động đáng kể lên hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

26

Nghiên cứu của Đặng Quốc Phong (2012).

Tác giả nghiên cứu các ngân hàng thương mại Việt Nam, tác giả sử dụng báo cáo tài chính của 27 ngân hàng trong nước, với thời kỳ nghiên cứu tư năm 2006 - 2011. Sử dụng các yếu tố như tài sản thanh khoản trên tổng tài sản, quy mơ ngân hàng, dự phịng tổn thất tín dụng trên tổng tài sản, lợi nhuận trên tổng tài sản, thời gian hoạt động của ngân hàng, dư nợ trên tổng nguồn vốn huy động, tổng nguồn vốn huy động trên tổng tài sản, tốc độ tăng trưởng GDP, ty lệ lạm phát để đo lường sự tác động lên tính thanh khoản của ngân hàng bằng phương pháp phân tích định lượng.

Kết quả nghiên cứu cho thấy dự phịng tổn thất tín dụng trên tổng tài sản, lợi nhuận trên tổng tài sản, thời gian hoạt động của ngân hàng, tốc độ tăng trưởng GDP có mối quan hệ cùng chiều với tính thanh khoản của ngân hàng. Trong khi đó, thu nhập lãi cận biên, dư nợ cho vay trên nguồn vốn huy động, ty lệ lạm phát lại tác động ngược chiều lên tính thanh khoản của ngân hàng.

Kết luận chương một.

Chương một đã giới thiệu khái quát về NHTM, hiệu quả hoạt động kinh doanh và vai trò trong nền kinh tế. Bên cạnh đó đã nêu ra được một số cơ sở lý thuyết để đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại hiện nay đó là lý thuyết MP và ES, trình bày một số chi tiêu đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM. Đồng thời đã trình bày một số yếu tố bên trong, bên ngoài tác động đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại. Và đã nêu ra một số nghiên cứu trước về đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM để làm cơ sở để đo lường các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của NHTM. Điều này đã đặt ra lý do nghiên cứu đo lường tác động các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM sẽ được trình bày trong chương hai.

CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TÔ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG

MẠI CÔ PHẦN VIỆT NAM.

Chương hai trình bày tóm tắt thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP Việt Nam torng những năm gần đây và nghiên cứu tìm hiểu một cách khái quát về phương pháp nghiên cứu thông qua mô tả mẫu, thu thập và xử lý số liệu sau đó là thảo luận kết quả nghiên cứu. Sau đó đo lường các biến và đưa ra mơ hình thích hợp để thực hiện các bước tiếp theo trong nghiên cứu mơ hình thực nghiệm với phương pháp định lượng dựa trên bảng số liệu thu thập được.

Nội dung của chương hai sẽ bao gồm thống kê mô tả dữ liệu, kết quả ước lượng mơ hình hồi quy, kết quả kiểm định để lựa chọn mơ hình phù hợp. Bên cạnh đó, nhận xét đánh giá và thảo luận về kết quả nghiên cứu cũng sẽ được trình bày trong chương này.

Chương hai sẽ trình bày chi tiết phân tích kết quả hồi quy cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng TMCP Việt Nam, bên cạnh đó cũng đã phân tích ý nghĩa của các hệ số tự tương quan dựa trên các kết quả nghiên cứu trước và điều kiện kinh tế cụ thể ở Việt Nam

2.1Thực trạng hoạt động kinh doanh của các NHTMCP Việt Nam trong nhưng năm gần đây

2.1.1Quy mô thi trường:

Tổng tài sản: Trong thời gian 2005-2012, tổng tài sản ngành NH có xu hướng

tăng qua các năm đặc biệt tăng gấp đôi trong giai đoạn 2007 – 2010. Quy mô ngành Ngân hàng Việt Nam đã mở rộng đáng kể trong những năm gần đây. Theo số liệu của IMF, tổng tài sản của ngành đã tăng gấp 2 lần trong giai đoạn 2007 – 2010, tư 1.097 nghìn ty đồng (52,4 ty USD) lên 2.690 nghìn ty đồng (128,7 ty USD). Con số này được tăng lên 3.667 nghin ty đồng (175,4 ty USD) vào thời

điểm cuối năm 2012. Việt Nam cũng nằm trong danh sách 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng tài sản ngành NH nhanh nhất trên thế giới theo thống kê của The Banker, đứng vị trí thứ 2 (chi sau Trung Quốc). Trong đó, Eximbank là NH duy nhất của Việt Nam nằm trong tốp 25 NH tăng trưởng nhanh nhất về tài sản trong 2010, đứng ở vị trí thứ 13.

Bảng 2.1. Top 10 tăng trưởng tài sản ngành ngân hàng

Nguồn: www.thebankerdatabase.com Ngành NH tăng trưởng nhanh cả về số lượng và qui mô tài sản trong giai đoạn 2005 –

2012. Tuy nhiên chi có 25,6% ngân hàng nội địa có vốn điều lệ trên 5.000 ty đồng. Thị phần tín dụng và huy động của khối NHTMQD vẫn dẫn đầu, tuy nhiên sụt giảm mạnh do sự chiếm lĩnh của khối NHTMCP trong 5 năm trở lại đây. Trong khi đó, khối NH nước ngoài được gõ bỏ hạn chế về huy động và bắt đầu tham gia cuộc cạnh tranh thực sự bình đẳng với các NHTM trong nước kể tư đầu 2011.

Số lượng ngân hàng :Nhiều ngân hàng với qui mơ nhỏ. Tính đến cuối năm 2012, thị trường Việt Nam có 48 ngân hàng, bao gồm ngân hàng thương mại (NHTM) trong nước, ngân hàng nước ngoài (NHNNG) và chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Cụ thể, có 5 NHTM quốc doanh (bao gồm cả VCB và CTG), 34 NHTM cổ phần, 5 NHNNG và 4 NH liên doanh. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam hiện có quá nhiều ngân hàng có qui mô nhỏ, xuất phát điểm là các NHTM nông thôn nhưng lại vươn ra hoạt động tại thành thị, do đó có tốc độ tăng trưởng tài sản và danh mục cho vay phát triển quá nóng. Kèm theo đó là hệ thống quản lý rủi ro và kỹ năng quản lý hoạt động ngân hàng cịn tương đối kém, gây tác động khơng tốt đến sự lành mạnh của hệ thống ngân hàng.

Bảng 2.2.Số lượng ngân hàng giai đoạn 1991-2012

Nguồn :sbv.gov.vn

Mạng lưới hoạt động: Không chi phát triển về số lượng, qui mô mạng lưới

của các NHTM cũng tăng lên nhanh chóng. Tuy nhiên, số lượng chi nhánh, phòng giao dịch (CN, PGD) và ATM của các NH còn khá chênh lệch nhau do chiến lược phát triển và đặc trưng của tưng ngân hàng. Riêng 5 NHTMQD đã chiếm 35,7% tổng số lượng ATM của toàn hệ thống. Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động ATM của NHTMQD chưa cao, chưa tương ứng với qui mô. Trong khi đó, các NHTM như Đông Á, Kỹ Thương với thế mạnh là hoạt động thẻ có mạng lưới ATM lớn thứ 3 và 4 trong khi qui mô về CN, PGD thấp hơn nhiều.

Bảng 2.3. Số lượng chi nhánh, phòng giao dich và ATM của 12 NH lớn

trong 2010

2.1.2Huy động

vốn:

Nguồn :VCBS tổng hợp

NHTMCP có hoạt động linh hoạt và dần chiếm lĩnh thị phần của khối

NHTMQD: Các NHTMCP có cơ cấu cổ đông đa dạng hơn các NHTMQD, thị phần của khối này tăng nhanh trong những năm gần đây do chiếm lĩnh được tư khối NHTMQD tăng đều qua các năm 2005-2010 tư 17.8% đến 43.4% trong khi khối NHTMQD giảm tư 74.2% xuống còn 47.7%.

Bảng 2.4: Thi phần huy động vốn

:

Nguồn :VCBS Tuy nhiên, qui mô của nhóm NH này vẫn nhỏ hơn nhiều so với các NHTM quốc doanh. Dẫn đầu về vốn điều lệ trong nhóm này là Eximbank (EIB) với 10.560 ty đồng, theo sau đó là ACB với 9.377 ty đồng và Sacombank (STB) với 9.179 ty đồng. Một số NHTMCP khác cũng có vốn điều lệ trên 5.000 ty đồng bao gồm NH Quân đội (MB), NH Kỹ thương (TCB), NH Hàng Hải Việt Nam (MSB) và NH Đông Nam Á (SEAB). Hầu hết các NHTMCP còn lại đều có vốn điều lệ quanh mức 2.000 - 3.000 ty đồng. Trong điều kiện lạm phát tăng cao của năm 2011, nhiều NH yếu về thanh khoản bắt buộc phải huy động bằng mọi giá để đảm bảo hoạt động, dẫn đến tình trạng chạy đua lãi suất như thời gian vưa qua. Vào cuối năm 2012 đa số các ngân hàng đã nâng vốn điều lệ trên 3000 ty đồng.

Khối NHNNG và liên doanh có những động thái tích cực nhằm thâm nhập sâu hơn vào thị trường Việt Nam: Thế mạnh của khối NH này là mảng ngân hàng bán lẻ với chất lượng dịch vụ vượt trội và sản phẩm cung cấp đa dạng hơn so với các NHTM trong nước. Đây cũng là mảng thị trường còn nhiều tiềm năng phát triển mà các NH trong nước chưa khai thác được. Trong thời gian vưa qua, các NH lớn như HSBC, Citibank (Citi), ANZ, Standard Chartered (S.C) và Deutsche Bank đều không ngưng mở rộng hoạt động của mình. Một loạt các chi nhánh NHNNG khác như Huanan, Chinatrust và Mizuho cũng tăng mạnh vốn được cấp vào thời điểm cuối năm 2010. Ngoài ra, một vài NHNNG vẫn đang nắm giữ cổ phần tại các NHTM trong nước và là đối tác chiến lược. Thị phần của khối NHNNG và liên doanh không có nhiều biến động, đặc biệt là thị phần huy động do các NHNNG bị

hạn chế về huy động vốn trên mức vốn được cấp. Mặc dù bắt đầu tư năm 2011, hạn chế về huy động tiền gửi được xóa bỏ nhưng khối NH này sẽ cần một thời gian nhất định để có thể thay đổi miếng bánh thị phần do về tương quan qui mô mạng lưới của các NHNNG vẫn còn rất nhỏ so với các NHTM trong nước.

Tóm lại ,tốc độ tăng trưởng nhanh :huy động luôn ở mức cao trên 20%. Với đặc trưng của một nền kinh tế mới nổi, tốc độ tăng trưởng huy động của Việt Nam luôn ở mức cao trên 0% trong suốt giai đoạn 2000 – 2010. Mức tăng trung bình và huy động trong giai đoạn này là 28,91%, trong đó đinh điểm là năm 2007 với 47,64%. Tốc độ cung tiền M2 trong giai đoạn 2005 – 2010 cũng đạt trung bình 29,19%.

Bảng 2.5. Tăng trưởng huy động 2000 - 2010

Nguồn: SBV, VCBS tổng hợp

Về lãi suất huy động giảm liên tiếp 6% trong năm 2012: Tư mức trần 14%, sau

6 lần điều chinh giảm liên tiếp trong năm 2012 còn 8% và dài hạn thì theo cơ chế thả nổi. Lãi suất cơ bản giảm 5% so với cuối năm 2011, tư mức trần 14%/năm xuống 9%/năm. Song song việc áp trần lãi suất huy động kỳ hạn ngắn, NHNN đã cho thả nổi lãi suất kỳ hạn 12 tháng trở lên. Các mức lãi suất điều hành khác cũng giảm mạnh. Lãi suất tái chiết khấu giảm tư 13%/năm xuống còn 8%/năm trong khi lãi suất tái cấp vốn giảm tư 15%/năm xuống 10%/năm. Lãi suất cho vay giảm mạnh tư 3 – 8%/năm. Việc điều chinh trên được xem là động thái tích cực để hỗ trợ nền kinh tế và doanh nghiệp. Hiên nay, lãi suất cho vay cơ bản đã về quanh mốc 12-15%. Theo đó, NHNN sẽ điều hành các mức lãi suất phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, tiền tệ, đặc biệt là diễn biến của lạm phát; tiếp tục áp dụng trần lãi suất tiền gửi bằng VND để ổn định mặt bằng lãi

32

suất thị trường, xem xét bỏ trần lãi suất huy động khi thị trường tiền tệ ổn định và thanh khoản của hệ thống TCTD cải thiện vững chắc. Trường hợp lạm phát của năm 2013 được kiểm soát ở mức thấp hơn năm 2012, NHNN tiếp tục điều hành theo hướng giảm mặt bằng lãi suất phù hợp với diễn biến lạm phát. Nhìn chung trong 2012 đến 2013, huy động vốn của các ngân hàng có xu hướng giảm so với các năm trước do lãi suất giảm, tình hình kinh tế tài chính khó khăn.

Bảng 2.6. Diễn biến lãi suất theo tháng năm 2012 và năm 2013

2.1.3. 3.Hệ số an

toàn vốn:

Nguồn: PNS

Mặc dù tổng tài sản tăng trưởng nhanh, qui mô của các NH Việt Nam vẫn nhỏ hơn nhiều so với các nước trong khu vực. Theo số liệu của Bloomberg, trung bình 2 chi tiêu tổng tài sản và vốn chủ sở hữu của 8 NH niêm yết tại Việt Nam là 166.844 ty đồng và 12.574 ty đồng, thấp hơn mức trung bình của các nước trong khu vực như Trung Quốc, Malaysia, Ấn Độ, Thái Lan và Indonesia. Với qui mô tương đối nhỏ, các NH Việt Nam đều chịu áp lực phải tăng cường qui mô nguồn vốn nhằm đảm bảo các chi số an toàn hoạt động. NHNN hiện tại đang sử dụng hai cơng cụ chính để nâng cao khả năng an toàn vốn của các NHTM: (1) quy định về mức vốn điều lệ tối thiểu và (2) quy định về hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR). Đến cuối 2010 vẫn có 10 NH chưa đáp ứng yêu cầu về vốn điều lệ tối thiểu. Tính đến thời điểm 31/12/2010, mới chi có 27/37 NHTMCP có vốn điều lệ tư 3.000 ty đồng trở lên, 10 ngân hàng còn lại có vốn điều lệ tư 1.500-2.800 ty đồng và không thể tăng vốn đúng thời hạn do thị trường chứng

33

khốn diễn biến khơng thuận lợi. Chính vì vậy, NHNN đã phải gia hạn cho việc tăng vốn đến hết 31/12/2011.

Hầu hết các NH đều đáp ứng được ty lệ CAR tối thiểu 9% tại thời điểm cuối 2010. Tính đến cuối 2012, ty lệ CAR của các NH đã đạt mức 9% tại thời điểm hiện tại.

Bảng 2.7. Hệ số an tồn của các ngân hàng 2010

2.1.4.Hoạt động tín dung:

Nguồn: VCBS tổng hợp Thị phần tín dụng của khối NHTMQD này đã sụt giảm đáng kể trong giai

Một phần của tài liệu Đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(118 trang)
w