1. Từ địa phương
a. Từ địa phương là những từ ngữ chỉ sử dụng ở một (hoặc một số) địa phương
nhất định.
Ví dụ: Từ “mẹ” là từ tồn dân, nhưng người ở các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh thì gọi là
“mệ”, người ở các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị thì gọi là “mạ”, người ở các tỉnh
Nam Bộ thì gọi là “má”, người ở các tỉnh Trung du Bắc Bộ thì gọi là “bầm”, người ở một số tỉnh đồng bằng Bắc Bộ thì gọi là “u”. Như vậy các từ: mệ, mạ,
má, u, bầm là những từ địa phương.
b. Từ ngữ địa phương và từ ngữ tồn dân có thể có những quan hệ như sau:
* Từ ngữ địa phương khơng có từ ngữ tồn dân tương đương Ví dụ: chơm chơm, măng cụt…
Đó là những từ ngữ biểu thị các sự vật, hiện tượng chỉ có ở địa phương đó. Các từ ngữ này dễ dàng trở thành các từ ngữ tồn dân có sự giao lưu rộng rãi giữa các vùng miền.
* Từ ngữ địa phương có từ ngữ tồn dân tương đương. Ở đây xảy ra hai trường hợp:
- Từ ngữ địa phương và từ ngữ toàn dân tương đương nhau hoàn toàn: mè – vừng, trốc – đầu…
- Từ ngữ địa phương và từ ngữ tồn dân tương đương nhau khơng hoàn toàn:
+ hịm (từ ngữ địa phương Nghệ-Tĩnh) có các nghĩa khác nhau, ở nghĩa trong “hịm đạn, “hịm phiếu”, nó tương đương với từ “hịm” tồn dân; còn ở nghĩa hòm là “quan tài”, nó khơng tương đương với từ “hịm” tồn dân.
Cần lưu ý cả trường hợp có những từ ngữ địa phương đồng âm với từ ngữ toàn dân nhưng nghĩa khác nhau: “mận” (từ địa phương Nam Bộ) chỉ cây doi, quả doi…
a. Biệt ngữ xã hội là những từ ngữ chỉ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất
định.
Ví dụ 1: Trước cách mạng tháng Tám năm 1945, ở tầng lớp khá giả trong xã hội, mẹ được gọi bằng “mợ”, cha được gọi bằng “cậu”.
Ví dụ 2:Trong tầng lớp vua quan thời phong kiến có các biệt ngữ sau: bệ hạ, long thể, trẫm, khanh, băng hà…
Ví dụ 3: Trong tầng lớp học sinh, sinh viên: ngỗng (2 điểm), gậy (1 điểm), phao (tài liệu mang vào phịng thi)…
b. Có những biệt ngữ xã hội được dùng để biểu thị các sự vật, hiện tượng chỉ có
trong một nhóm xã hội nào đó
Ví dụ: ngai vàng, lọng, kiệu…là các biệt ngữ xã hội của tầng lớp vua chúa, quan lại thời phong kiến. (các từ ngữ này dễ trở thành từ ngữ tồn dân khi có sự giao lưu rộng rãi giữa các nhóm xã hội)
3. Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội được dùng trong tác phẩm văn học khi
cần nhấn mạnh, khắc họa đặc điểm địa phương, đặc điểm xã hội của các nhân vật. - Do tính hạn chế về phạm vi sử dụng của từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội nên tránh lạm dụng những loại từ này trong khi giao tiếp toàn dân.