Sự cần thiết phải xây dựng hệ thống bảo hộ quyềnsở hữu trí tuệ phù

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở việt nam phù hợp với hiệp định của WTO về các khía cạnh của quyền sở hữu trí tuệ (Trang 58)

hợp với Hiệp định TRIPS

1.4.1. Xây dựng hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ phù hợp với Hiệp định TRIPS nhằm thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của quốc gia trong lĩnh vực bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

Bảo hộ sở hữu trí tuệ trong hội nhập kinh tế quốc tế ln là mối quan tâm hàng đầu của nhiều quốc gia, đặc biệt khi nền kinh tế thế giới đang chuyển sang thời kỳ mới với trình độ phát triển thay đổi về chất. Nền kinh tế thế giới hiện nay ngày càng dựa trên tri thức với hàm lượng trí tuệ ngày càng cao và trở thành yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ. Sự phát triển của nền kinh tế tri thức trước tiên phụ thuộc vào hiệu quả bảo hộ các quyền sở hữu trí tuệ. Trong hợp tác kinh tế quốc tế, các quốc gia, đặc biệt là quốc gia phát triển rất quan tâm tới việc quyền sở hữu trí tuệ được bảo hộ như thế nào tại các quốc gia đối tác. Vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đã trở thành vấn đề chính trong các vịng đàm phán thương mại giữa các quốc gia. Nhiều nước đang phát triển đã chịu áp lực đáng kể từ các nước công nghiệp phát triển với yêu cầu sửa đổi luật pháp nhằm quy định nghiêm ngặt hơn với việc thực thi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

Việt Nam tham gia Công ước Paris vào năm 1989, ký kết Hiệp định thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ năm 2000, ký Hiệp định sở hữu trí tuệ Việt Nam- Thuỵ Sỹ năm 2000, gia nhập Công ước Berne vào năm 2004, gần đây nhất là gia nhập WTO và trở thành thành viên chính thức của Hiệp định WTO/TRIPS vào ngày 11/1/2007 là một vài ví dụ điển hình của những nỗ lực hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, đàm phán gia nhập hoặc ký kết chỉ là những nấc thang đầu tiên Việt Nam thực hiện. Việc thực hiện các cam kết cịn khó khăn hơn rất nhiều. Có

hữu trí tuệ chưa hiệu quả ở Việt Nam. Do đó, đối với Việt Nam, một hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ phù hợp với Hiệp định TRIPS sẽ là rất cần thiết và là một trong những yếu tố quyết định thành cơng của q trình hội nhập kinh tế quốc tế và thực hiện các cam kết quốc tế.

1.4.2. Xây dựng hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ phù hợp với Hiệp định TRIPS góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế tri thức, từ đó tác động mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế của đất nƣớc.

Xét trên một khía cạnh nào đó, hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ không hiệu quả sẽ giúp cho một quốc gia phát triển công nghệ với chi phí thấp. Thực tế cho thấy, nhiều nước đã coi đây là giải pháp để hiện đại hố cơng nghệ của mình và qua đó phát triển kinh tế của mình. Bản thân các nước phát triển cũng đã từng áp dụng giải pháp này. Hoa Kỳ từ năm 1790 đến 1836 (trong khoảng thời gian này, Hoa Kỳ là nước nhập khẩu công nghệ) chỉ cấp bằng phát minh cho cư dân Mỹ. Đến năm 1836, chính sách này mới được nới lỏng nhưng phí cấp bằng bảo hộ dành cho người nước ngồi cao gấp 10 lần so với mức phí dành cho cư dân Hoa Kỳ và chỉ sau năm 1862, Hoa Kỳ mới bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho cơng dân nước khác trên cơ sở không phân biệt đối xử [73]. Tương tự, một phần chiến lược “bắt kịp” nổi tiếng của Nhật cũng là dựa vào du nhập cơng nghệ nước ngồi qua một chế độ cố ý nâng đỡ phổ biến tri thức nhiều hơn là sáng tác [64, tr. 5]. Gần đây hơn (từ năm 1960 đến năm 1980), Đài Loan và Hàn Quốc đã khá lỏng lẻo trong vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ với nguyên nhân cơ bản là để các nhà sản xuất của họ bắt chước cơng nghệ nước ngồi qua mô phỏng và công nghệ ngược (tách tháo máy móc thiết bị hoặc phân tích các hố phẩm để học hỏi các bí quyết cơng nghệ, công thức...) [68, tr. 5].

Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng như hiện nay, quốc gia như Việt Nam không thể áp dụng cách tiếp cận như trên. Một cơng ty đa quốc gia có nhiều lựa chọn khác nhau để thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường nước ngồi. Họ có thể đầu tư trực tiếp hoặc liên doanh với doanh nghiệp trong nước thơng qua góp vốn, cơng nghệ hay đơn giản nhất là chuyển giao công nghệ. Việc lựa chọn hình thức đầu tư và kinh doanh của nhà đầu tư phụ thuộc vào thị trường và hệ thống luật pháp của nước sở tại, trong đó hệ thống bảo hộ sở hữu trí tuệ đóng vai trị quan trọng. Một hệ thống bảo hộ sở hữu trí tuệ phù hợp với Hiệp định TRIPS là một hệ thống bảo hộ mạnh có thể hạn chế việc sao chép, làm giả nhãn hiệu sản phẩm và tăng chi phí bắt chước. Bất kỳ quốc gia nào xây dựng được một hệ thống bảo hộ sở hữu trí tuệ mạnh sẽ có điều kiện tiếp nhận công nghệ tiến tiến, phục vụ phát triển đất nước. Ngược lại, các nước có hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ yếu chỉ có cơ hội tiếp nhận công nghệ đã được sáng chế từ lâu, thậm chí lỗi thời và mất nhiều giá trị khai thác. Như vậy, xét về lâu dài, hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ mạnh sẽ có tác dụng tốt trong việc phát triển công nghệ và kinh doanh lành mạnh, đóng một vai trị tích cực đối với cơng cuộc phát triển kinh tế. Một hệ thống bảo hộ sở hữu trí tuệ mạnh ln là cái đích cuối cùng trên con đường phát triển kinh tế của đất nước.

1.4.3. Xây dựng hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ phù hợp với Hiệp định TRIPS tạo cơ sở pháp lý vững chắc khuyến khích khả năng sáng tạo của các chủ thể

Một hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ phù hợp với Hiệp định TRIPS sẽ có tác dụng thúc đẩy hoạt động sáng tạo, đổi mới kỹ thuật sản xuất, khuyến khích cạnh tranh lành mạnh giữa các cá nhân, tổ chức. Với các quyền sở hữu trí tuệ đã được pháp luật bảo hộ chặt chẽ, các chủ sở hữu quyền có cơ

hội sáng tạo tài sản trí tuệ, sử dụng trong một thời hạn nhất định và thu được những khoản lợi ích vật chất nhất định. Đây là biện pháp hữu hiệu để khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân nghiên cứu và áp dụng nhanh chóng tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm tạo ra những sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Tình trạng trì trệ trong cơng tác nghiên cứu triển khai, chộp giật các kết quả nghiên cứu đạt trình độ sáng chế hay giải pháp hữu ích, nghiên cứu trùng lặp, sao chép là kết quả tất yếu của việc khơng có hoặc vận hành hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ kém hiệu quả.

Một hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tốt sẽ cung cấp cho xã hội thơng tin đầy đủ về tài sản trí tuệ, trong đó thơng tin đầy đủ về sáng chế vơ cùng quan trọng cho công tác R&D (Nghiên cứu&Triển khai). Mỗi bản mơ tả sáng chế, ngồi nội dung kỹ thuật cịn chứa đựng những nội dung mang tính pháp lý như chủ thể quyền, nước cấp văn bằng bảo hộ, v.v. Vì vậy, chúng rất có giá trị cho những người làm công tác R&D và nhà quản lý. Những người làm công tác R&D sẽ tránh nghiên cứu trùng lắp và nghiên cứu sử dụng những sáng chế đã được bảo hộ một cách hợp pháp. Kết quả tra cứu tư liệu sáng chế cũng là cơ sở quan trọng để các nhà quản lý phát triển khoa học cơng nghệ, xác định trình độ kỹ thuật thế giới, dự báo xu hướng phát triển và đề ra phương hướng phát triển ưu tiên trong từng lĩnh vực kỹ thuật cụ thể.

Kết luận chƣơng 1

Với 62 trang của chương 1, Luận án đã rút ra những kết luận như sau : 1. Sở hữu trí tuệ là sở hữu những sản phẩm sáng tạo của bộ óc con người; là việc chiếm hữu, sử dụng và hưởng thụ các sản phẩm sáng tạo đó.

2. Tài sản trí tuệ là kết quả nghiên cứu thơng qua hoạt động lao động sáng tạo trí tuệ của con người và đem lại cho người sáng tạo những lợi ích thiết thực. Tài sản trí tuệ là tài sản vơ hình. Chúng bộc lộ ra bên ngồi dưới một hình thức khách quan nhất định nhưng bản thân chúng không phải là vật chất mà là sản phẩm của sáng tạo.

3. Quyền sở hữu trí tuệ, về mặt khách quan, là hệ thống quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành để ghi nhận, củng cố và bảo vệ quan hệ sở hữu trí tuệ trong xã hội. Về mặt chủ quan, quyền sở hữu trí tuệ là quyền hạn, được quy định theo pháp luật, của chủ sở hữu về việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đối với tài sản trí tuệ. Quyền sở hữu trí tuệ gồm:

(i) Quyền tác giả và các quyền liên quan;

(ii) Quyền sở hữu công nghiệp; Quyền sở hữu công nghiệp gồm quyền đối với nhãn hiệu hàng hoá, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp, patent (bằng phát minh), thiết kế bố trí mạch tích hợp, bảo hộ thơng tin bí mật và khống chế các hoạt động chống cạnh tranh trong các hợp đồng li- xăng;

(iii) Quyền đối với giống cây trồng.

4. Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, hiểu theo nghĩa rộng là hoạt động bảo hộ của nhà nước, của chính chủ sở hữu và của tồn thể xã hội hướng tới việc bảo đảm quyền sở hữu hợp pháp của chủ sở hữu đối với tài sản trí tuệ của mình.

5. Hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, xét theo nghĩa rộng, là một thể thống nhất gồm tập hợp các hoạt động của nhà nước, của chủ sở hữu và của

các chủ thể khác trong xã hội nhằm bảo đảm thực hiện tốt các quy định về bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp của chủ sở hữu đối với tài sản trí tuệ.

6. Hiệp định về các khía cạnh của quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại (Hiệp định TRIPS) là một trong các Hiệp định đa phương mà tất cả các thành viên của WTO phải tuân theo. Hiệp định TRIPS ra đời để đảm bảo cho việc bảo hộ và thực thi các quyền sở hữu trí tuệ, góp phần thúc đẩy việc cải tiến và chuyển giao cơng nghệ; đem lại lợi ích chung cho người tạo ra cơng nghệ và người sử dụng kiến thức công nghệ, tạo sự công bằng giữa quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan.

7. Nội dung bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong Hiệp định TRIPS được thể hiện rất rõ theo hai khía cạnh. Một là, Hiệp định TRIPS định ra những tiêu chuẩn mang tính tối thiểu về bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ trong hệ thống pháp luật của các quốc gia thành viên. Hai là, Hiệp định TRIPS quy định các thủ tục thực thi cụ thể nhằm ngăn ngừa và xử lý các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ tại các nước thành viên.

8. Hiệp định TRIPS yêu cầu các nước thành viên phải đảm bảo tính “đầy đủ” và tính “hiệu quả” khi xây dựng hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, cụ thể:

(i) Đầy đủ và hiệu quả trong tập hợp các hoạt động bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của Nhà nước phản ánh qua sự đầy đủ của các văn bản pháp luật và đầy đủ của các cơ quan thực thi quyền sở hữu trí tuệ.

(ii) Đầy đủ và hiệu quả trong tập hợp các hoạt động bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của chủ sở hữu thể hiện qua việc chủ sở hữu thực hiện đầy đủ các thủ tục nhằm xác lập quyền sở hữu trí tuệ, và nhằm chống lại các hành vi xâm phạm cũng như các biện pháp cần thiết để ngăn ngừa vi phạm.

quyền sở hữu trí tuệ của xã hội thể hiện qua việc xã hội có nhận thức đầy đủ về quyền sở hữu trí tuệ, thực hiện đầy đủ các hoạt động cần thiết nhằm tơn trọng tài sản trí tuệ của chủ sở hữu

9. Xây dựng hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ phù hợp với Hiệp định TRIPS giúp thúc đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của quốc gia, thúc đẩy phát triển kinh tế của quốc gia và giúp khuyến khích khả năng sáng tạo của quốc gia.

Như vậy, chương 1 đã làm rõ cơ sở khoa học của việc xây dựng hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ phù hợp với Hiệp định TRIPS. Việc xây dựng hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ phù hợp với Hiệp định TRIPS thực sự là một nhu cầu tất yếu đối với Việt Nam, đặc biệt là sau khi Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO. Để biết Việt Nam đã có hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ phù hợp với các yêu cầu của Hiệp định chưa, cần phài đánh giá thực trạng xây dựng hệ thống này ở chương 2.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG XÂY DỰNG

HỆ THỐNG BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ Ở VIỆT NAM

Như đã phân tích ở chương 1, khái niệm về hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ được Luận án tiếp cận từ tập hợp ba bộ phận có quan hệ chặt chẽ với nhau là tập hợp các hoạt động bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của nhà nước, tập hợp các hoạt động bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của chủ sở hữu và tập hợp các hoạt động bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ từ phía cộng đồng xã hội. Với cách tiếp cận này, ở chương 2 dưới đây, khi đánh giá thực trạng xây dựng hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của Việt Nam, Luận án sẽ phân tích việc xây dựng hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ từ ba bộ phận nêu trên. Nói cách khác, khi đánh giá thực trạng xây dựng hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam, Luận án sẽ đánh giá thực trạng đó dựa trên sự đánh giá thực trạng hoạt động của Nhà nước, của chủ sở hữu và của cộng đồng xã hội trong việc xây dựng hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

2.1.Thực trạng hoạt động của Nhà nƣớc trong việc xây dựng hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của Nhà nƣớc

Khi đánh giá thực trạng hoạt động của Nhà nước trong việc xây dựng hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, Luận án sẽ đánh giá hai hoạt động. Đó là hoạt động xây dựng pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và hoạt động xây dựng các cơ quan thực thi pháp luật bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

2.1.1. Thực trạng xây dựng văn bản pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

2.1.1.1. Giai đoạn từ năm 1989 đến trƣớc năm 2005

Khi đánh giá thực trạng xây dựng văn bản pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ với ý nghĩa là một bộ phận không thể tách rời trong các hoạt động

của Nhà nước nhằm xây dựng hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, khơng thể khơng nhìn ngược về lịch sử hình thành các quy định về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam trong thời kỳ Pháp thuộc và trong thời kỳ đổi mới.

Nếu tính từ khi người Pháp tuyên bố áp dụng dân luật Pháp ở Nam Kỳ, trong đó có Luật Văn bằng phát minh (ban hành ngày 23 tháng 6 năm 1893) thì cho đến nay, Việt Nam đã có hơn một trăm năm lịch sử làm quen với pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ [34, tr. 263]. Trong thời kỳ đất nước bị chia cắt, chế độ Việt Nam Cộng hoà ban hành hai đạo luật về phát minh và nhãn hiệu thương mại, trong khi lĩnh vực pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ bị lãng quên khá lâu ở miền Bắc [36, tr. 193]. Mãi đến những năm 80, những văn bản đầu tiên về sáng chế theo mơ hình pháp luật Liên Xơ cũ mới được ban hành ở Việt Nam. Ví dụ như Nghị định số 31/CP ngày 31 tháng 1 năm 1981 ban hành Điều lệ về cải tiến kỹ thuật và hợp lý hoá sản xuất và sáng chế, Nghị định số 197/HĐBT ngày 14 tháng 12 năm 1988 ban hành Điều lệ về nhãn hiệu hàng hố, v.v. Những văn bản này khơng thừa nhận khía cạnh thương mại của các

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở việt nam phù hợp với hiệp định của WTO về các khía cạnh của quyền sở hữu trí tuệ (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)