Giải pháp cho vấn đề Quản lý Nhà nước về Tài chính BHXH:

Một phần của tài liệu Vai trò của nhà nước trong quản lý tài chính BHXH (Trang 25 - 28)

III) THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHO VẤN ĐỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÀI CHÍNH BHXH:

2. Giải pháp cho vấn đề Quản lý Nhà nước về Tài chính BHXH:

BHXH:

Xây dựng hệ thống quy phạm pháp luật về quản lí tài chính BHXH chặt chẽ hơn. Nhà nước tiếp tục hoàn thiện các văn bản hướng dẫn thi hành Luật BHXH nhằm tháo gỡ những vướng mắc đang tồn tại trong quá trình thực hiện Luật BHXH:

Sửa đổi Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính theo hướng tăng mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm pháp luật về BHXH để đủ sức răn đe. Hy vọng với sự thay đổi quyết liệt, thay đổi tư duy, dám nghĩ, dám làm, kịch bản vỡ quỹ sẽ không xảy ra.

Ở Việt Nam, có thể thực hiện với các nhóm giải pháp như: Kéo dài thời hạn đóng BHXH. Thời gian tới chúng ta cần nghiên cứu thực hiện lộ trình (theo thời gian và theo lĩnh vực lao động) tăng tuổi nghỉ hưu đối với lao động nữ.Tiền lương đóng BHXH phải được quy định trên tiền lương thực hưởng. Xác định tỷ lệ hưởng lương hưu phù hợp và bình đẳng giữa lao động nam và nữ. Xây dựng cơng thức tính tiền lương bình qn để làm cơ sở tính lương hưu chung cho mọi lao động. Thực hiện việc điều chỉnh lương hưu theo đúng quy định của Luật BHXH.

Thời gian tới có thể mạnh dạn cho phép Quỹ BHXH đầu tư vào các dự án kinh doanh, liên doanh góp vốn để vừa đảm bảo an toàn, vừa nâng cao hiệu quả sử dụng tiền nhàn rỗi của Quỹ. Bên canh đó, phải giảm thiểu các chi phí. Nhóm nghiên cứu từ Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương trước đây đã đề xuất các giải pháp cần thực hiện ngay để tăng cường cân đối thu chi BHXH như: Điều chỉnh lương hưu, tăng điều kiện được hưởng trợ cấp, giảm chi phí quản lý quỹ, tăng tỷ lệ thu và tăng hiệu quả đầu tư từ quỹ BHXH.

Tuy nhiên, thực tế tới nay mới có một giải pháp duy nhất được thực hiện, đó là tăng tỷ lệ đóng BHXH cả từ phía người lao động và chủ sử dụng kể từ đầu năm nay và liên tục tăng trong các năm tiếp theo. Hoạt động đầu tư sinh lời của quỹ vẫn chưa được cải thiện.

Tại cuộc họp với Ủy ban Thường vụ Quốc hội mới đây, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Nguyễn Thị Kim Ngân, khi báo cáo về tình hình quản lý và sử dụng quỹ BHXH trong 2 năm 2008, 2009, đã đề nghị hình thành tổ chức đầu tư chuyện nghiệp để đảm bảo an toàn và tăng trưởng quỹ tốt. Đồng thời sửa đổi pháp lệnh xử lý vi pham hành chính theo hướng tăng mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm pháp luật về BHXH để dủ sức răn đe.

C. KẾT LUẬN

BHXH là một trong những chính sách lớn trong hệ thống chính sách xã hội của mỗi quốc gia. Sự ra đời, tồn tại và phát triển của BHXH là một tất yếu khách quan cùng với sự phát triển của xã hội. Thực tế đã chỉ rõ, nếu khơng có sự can thiệp của Nhà nước, nếu khơng có sự quản lý vĩ mơ của Nhà nước thì mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động sẽ khơng được duy trì bền vững, mối quan hệ ba bên trong BHXH sẽ bị phá vỡ. Hơn nữa, BHXH được thực hiện thơng qua một quy trình: Từ việc hoạch

định chính sách, giới hạn về đối tượng, xác định phạm vi bảo hiểm cho đến bảo đảm vật chất và việc xét trợ cấp v.v… Vì vậy, Nhà nước phải quản lý tồn bộ quy trình này một cách chặt chẽ và thống nhất. Trong đó, phải đặc biệt chú trọng tới quản lí tài chính BHXH vì tài chính BHXH có vững thì các chế độ trợ cấp mới đảm bảo được thực hiện tốt mà khơng dẫn đến tình trạng thâm hụt NSNN. Mà trong đó Quỹ BHXH là hạt nhân, là nội dung vật chất của tài chính BHXH. Việc thu – chi ngân quỹ BHXH đều được quy định bằng pháp luật và cơ chế quản lý phải tuân theo nguyên tắc cân đối giữa thu và chi. Chế độ tài chính đối với BHXH Việt Nam phải đảm bảo các mục đích và u cầu như : Hồn thành nhiệm vụ chính trị của BHXH Việt Nam theo quy định của Nhà nước; Đổi mới cơ chế tài chính, cơ chế quản lý lao động, quản lý và sử dụng kinh phí hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác, thực hành tiết kiệm chống lãng phí để tạo điều kiện đầu tư phát triển đơn vị, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cán bộ, viên chức và gắn trách nhiệm với lợi ích của cán bộ, viên chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam trong hoạt động nghiệp vụ; Thúc đẩy việc tổ chức, sắp xếp công việc khoa học, tổ chức bộ máy tinh gọn, nâng cao hiệu quả trong việc thực hiện các nhiệm vụ BHXH; Thực hiện đúng các quy định của Luật BHXH và các quy định hiện hành; Thực hiện cơng khai tài chính theo quy định của pháp luật.

Trên thực tế ở nước ta vấn đề Quản lý Nhà nước về tài chính BHXH ở Việt Nam vẫn còn khá nhiều bất cập, phải kể đến là hệ thống văn bản pháp luật quy định về quản lý tài chính BHXH cịn khá lỏng lẻo dẫn đến thực trạng hiện nay đó là tốc độ tăng thu quỹ bảo hiểm xã hội thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng chi dẫn đến nguy cơ nguồn quỹ BHXH sẽ âm trong tương lai không xa. Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm

pháp luật về BHXH chưa đủ sức răn đe. Vấn đề chuộc lợi BH vẫn đang diễn ra thường ngày. Một hạn chế nữa cũng phải kể đến là chúng ta chưa tìm được hướng đầu tư tối ưu để sinh lời cho nguồn Quỹ BHXH. Hàng năm, số vốn tồn của quỹ này khá cao nhưng chưa được sử dụng tối đa cho các mục đích sinh lợi. Bởi vậy Nhà nước cần đề ra các giải pháp như: Ban hành hệ thống văn bản pháp luật về quản lý tài chính BHXH chặt chẽ hơn; Sửa đổi Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính theo hướng tăng mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm pháp luật về BHXH để đủ sức răn đe; Mạnh dạn cho phép Quỹ BHXH đầu tư vào các dự án kinh doanh, liên doanh góp vốn để vừa đảm bảo an tồn, vừa nâng cao hiệu quả sử dụng tiền nhàn rỗi của Quỹ để khắc phục nhưng vấn đề bất cập kể trên trong q trình quản lý tài chính BHXH. Để đảm bảo đối với Nhà nước và xã hội, chi cho BHXH là cách thức phải chi ít nhất và có hiệu quả nhất và mọi người lao động đều có quyền tham gia và hưởng trợ cấp BHXH một cách công bằng.

Một phần của tài liệu Vai trò của nhà nước trong quản lý tài chính BHXH (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(28 trang)