Mạch đo phổ trở kháng điện hai kênh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển phương pháp đo phổ trở kháng điện nhằm xác định sự có mặt của Kali nitrat có trong thịt lợn thăn. (Trang 56 - 58)

3.2. Thực nghiệm đo và đánh giá kết quả

Sau khi hoàn thiện hệ thống đo 2 kênh, luận án tiếp tục khảo sát, lấy dữ liệu trở kháng thịt lợn thăn. Mục này sẽ mơ tả chi tiết q trình thực nghiệm, bàn luận và đánh giá dữ liệu trở kháng thịt theo thời gian cũng như đáng giá, so sánh dữ liệu trở kháng này trong trường hợp thịt nguyên trạng và thịt được xử lý qua KNO3.

- Thực nghiệm 1: Sử dụng hệ thống đo để xác định trở kháng phức của mẫu

thịt. Mục tiêu là đánh giá, quan sát quá trình thay đổi của trở kháng theo thời gian. Bản chất của thực nghiệm này giống như đã thực hiện với hệ thống đo một kênh ở chương 1.

- Thực nghiệm 2: Đo trở kháng của mẫu thịt trước và sau khi rửa bằng KNO3,

quy trình đo gồm các pha sau:

+ Pha thứ nhất: Đo trở kháng của mẫu thịt lần thứ nhất.

+ Pha thứ hai: Mẫu thịt được ngâm trong dung dịch KNO3 nồng độ 1,5ML trong thời gian 1 tiếng, sau đó được rửa sạch và thực hiện đo lần thứ 2. + Pha thứ ba: Mẫu thịt sau khi rửa sạch sẽ được tiếp tục đưa vào vị trí cũ để tiếp tục đo và lấy dữ liệu nhằm đánh giá trở kháng thịt sau khi rửa KNO3. Các mẫu đo trước và sau khi xử lí bằng KNO3 cũng được kiểm tra xem có gốc -NO3 khơng bằng dung dịch Diphenylamin trong H2SO4 đặc. Trong thực nghiệm 2 này, việc thực hiện đo sẽ thực hiện theo hai kịch bản. Một mẫu sẽ được đo với sự điều chỉnh tần số tăng từ 100Hz đến 1MHz và một mẫu sẽ được thực hiện đo với tần số điều chỉnh giảm từ 1MHz xuống 100Hz nhằm đánh giá sự tác động của việc đo tăng hay giảm của tần số tới dữ liệu đo.

- Thực nghiệm 3: Đo mẫu thịt liên tục trong 24 giờ sau đó ngâm mẫu thịt trong

dung dịch KNO3 1.5M trong thời gian 1 tiếng, rửa sạch mẫu thịt và tiếp tục đo với hệ thống trong 24 tiếng tiếp theo.

3.2.1. Thực nghiệm 1

Mục đích của thực nghiệm này là sử dụng hệ thống đo để ghi lại quá trình biến đổi biên độ và pha của trở kháng phức theo thời gian và tần số.

3.2.1.1. Quy trình thực nghiệm

Chuẩn bị mẫu đo: Mẫu thịt là thịt nạc thăn được cắt ra thành mẫu nhỏ

vừa được cắt có dạng hình hộp chữ nhật thì thớ dọc của thịt sẽ ở 2 mặt nhỏ (chiều rộng, chiều cao) của hình hộp chữ nhật. Điện cực được sử dụng trong quá trình đo được tạo từ một cặp kim y tế (Hình 3.3) bằng thép khơng gỉ loại 4B-3, kích thước 0.9x36 mm, chuẩn CSN 85 59 36. Hai điện cực đặt song song cách nhau 2cm được gắn vào một tấm mica trong làm đế với chiều dài kim cắm vào mẫu thịt là 2.3cm. Sau khi chuẩn bị xong, mẫu được đưa vào hộp có kích thước 50x30x25 mm3 (chiều dài x chiều rộng x chiều cao) như trên Hình 3.4.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển phương pháp đo phổ trở kháng điện nhằm xác định sự có mặt của Kali nitrat có trong thịt lợn thăn. (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w