- Bảo dưỡng, sửa chữa máy móc, thiết bị.
3- Tồn tại và thách thức trong phát triên dịch vụ nông thôn.
Các cơ sở dịch vụ Nhà nước ở khu vực nông thôn làm ăn kém hiệu quả, sức cạnh tranh yếu do cơ chế quản lí yếu kém, giá thành cao, hoạt động cứng nhắc.
Nhiều hợp tác xã mang tính hình thức, yếu kém, biểu hiện sự thiếu hấp dẫn với ngươi dân, giá dịch vụ cao. Khơng ít cơ sở dịch vụ tư nhân ở nông thơn được khuyến khích hình thành nhưng lại yếu về năng lực tài chính, khơng có chun mơn, cung ứng dịch vụ tương đối thấp…
Sự tăng trưởng và hiệu quả hoạt động dịch vụ ở nông thôn bị hạn chế do khó khăn về kinh tế và cơ sở hạ tầng yếu như giao thông, điện viễn thông đặc biệt là dịch vụ còn nghèo nàn ở vùng sâu vùng xa.
Chưa có điều tra, đánh giá toàn diện đội ngũ lao động chuyên môn trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp.
Chưa quan tâm đúng mức những vấn đề trao đổi kinh nghiên cứu lí luận, định hướng các vấn đề nghiên cứu cơ bản và triển khai trong lĩnh vực sản xuất nơng nghiệp.
Quản lí của Nhà nước cịn nhiều bất cập, nhiều vấn đề có chính sách nhưng thiếu sự chỉ đạo cụ thể cho từng lĩnh vực, từng địa bàn làm hạn chế tính tiêu cực của chính sách. Chưa có sự kết hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước về hoạt động dịch vụ sản xuất nơng nghiệp.
Ngồi ra còn nhiều vấn đề bất cập khác trong từng vùng từng địa phương cũng như trong từng lĩnh vực hoạt động dịch vụ sản xuất nông nghiệp.
4- Giải pháp phát triển dịch vụ nông thôn.
Trước thực trạng trên của phát triển dịch vụ nông thôn ở nước ta, trước những tồn tại mà khả năng của chúng ta có thề cải thiện được, khắc phục được từ đó chúng ta phải có giải pháp phát triển dịch vụ nơng thơn sao cho hiệu quả hơn, phù hợp hơn với từng giai đoạn phát triển của đất nước, đặc biệt trong thời kỳ hội nhập như hiện nay.
Nhà nước phải có chính sách, chiến lược và các chương trình thúc đẩy sự phát triển nông thôn. Cụ thể là chiến lược phát triển dịch vụ nông thôn đến
năm 2020. Chính sách phát triển các lĩnh vực chủ yếu ở nơng thơn, chương trình hỗ trợ cho người nghèo, chương trình ưu tiên phát triển vùng sâu vùng xa. Cần xây dựng mạng lưới ngân hàng nông nghiệp và nông thôn ở cơ sở cấp xã, nâng cấp dịch vụ giao thông vận tải bằng cách hỗ trợ gia đình và doanh nghiệp đầu tư mua sắm phương tiện vận tải, bến bãi, trạm xăng dầu, trung tâm sửa chữa máy móc, dịch vụ vận tải, cho thuê phương tiện, để tăng cường vận chuyển vật tư phục vụ sản xuất tới các địa bàn nông thôn và vận chuyển sản phẩm tới các nhà máy và nơi tiêu thụ.
Về dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp cần nâng cấp và hoàn thiện hệ thống cơ sở. Nhà nước sản xuất giống vật nuôi, cây trồng, bảo vệ thực vật, dịch vụ thú y…hỗ trợ khu vực tư nhân tham gia cung cấp những dịch vụ này, hỗ trợ các doanh nghiệp và hộ gia đình ni giống, nhân giống vật nuôi và cây trồng cung cấp cho nhân dân. Hỗ trợ mở rộng phạm vi dịch vụ cơ khí nơng thơn. Hỗ trợ thành lập doanh nghiệp chuyên kinh doanh cho thuê máy nơng nghiệp để tăng cường cơ khí hóa sản xuất nông nghiệp. Thành lập các trung tâm, cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa nông cụ và máy nông nghiệp với dịch vụ bảo hành có chất lượng. Đẩy mạnh đầu tư và cải tiến, nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức, cơ sở khuyến nông.
Mở rộng nhiều trung tâm dịch vụ tư vấn kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm, liên kết giữa bốn nhà để phát triển kinh tế nông thôn.
Phát triển sâu rộng về du lịch nông thôn, xây dựng quy hoạch và có các dự án phát triển các khu du lịch nông thôn dựa trên thế mạnh của vùng, địa phương. Mở rộng loại hình, nâng cao tiêu chuẩn, chất lượng, điều kiện phục vụ và bảo đảm an toàn cho du khách, nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cho thể thao, văn hóa và giải trí ở nơng thơn. Đồng thời cải thiện hệ thống tiếp thị và thơng tin, nâng cao trình độ tổ chức hoạt động du lịch. Phát
triển sản xuất các sản phẩm truyền thống, các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, phát triển làng nghề du lịch.
IV- KẾT LUẬN.
Nói chung việc phát triển nơng thơn tồn diện phụ thuộc rất nhiều yếu tố, các ngành nghề, các hoạt động lại có mối quan hệ gắn bó tác động qua lại lẫn nhau. Việc phát triển nông nghiệp, công nghiệp nông thôn sẽ tác động đến việc phát triển dịch vụ nơng thơn. Tính chất phức tạp và đa ngành của việc phát triển nông thôn bao gồm cả tính kinh tế, thể chế, chính trị địi hỏi các địa phương phải có sự sáng tạo tìm tịi để học tập, làm thử, đúc rút kinh nghiệm, trong đó có ngành dịch vụ nơng thơn. Nó là ngành phi vật chất nên sản phẩm của nó đem lại cho người dân độ thỏa mãn, sự hài lòng và hơn thế nữa. Do vậy, kiến nghị của chúng tôi đưa ra là các nhà hoạch định chính sách, kế hoạch phải chú trọng hơn nữa đến dịch vụ nông thôn nhằm phục vụ người dân những dịch vụ mang lại lợi ích thiết yếu nhất đồng thời nâng cao cuộc sống vật chất và tinh thần cho họ. Thực hiện được điều đó đã góp phần đáp ứng được mục tiêu của Đảng và Nhà nước là “ dân giàu nước mạnh- xã hội dân chủ-công bằng- văn minh”.