Phương án đề xuất

Một phần của tài liệu xây dựng chiến lược kinh doanh ở công ty xi măng và xây dựng công trình lạng sơn (Trang 42 - 48)

Từ phân tích trên ta thấy cơng ty cần sửa đổi bổ sung nhiều vấn đề cịn thiếu sót.

Trước hết phải đổi mới thiết bị công nghệ sản xuất:

Hiện nay, Công ty vẫn đang sử dụng công nghệ sản xuất lị đứng. Loại cơng nghệ này đã cũ, cơng suất khơng lớn chỉ đạt 85.000 tấn/năm. Tính chất sản xuất khơng liên tục, địi hỏi sau mỗi mẻ sản phẩm lại phải có thời gian chờ và tiếp liệu mới. Do vậy hiệu suất sử dụng công nghệ này không cao.

Loại công nghệ mới hiện nay mà các doanh nghiệp Việt Nam áp dụng là công nghệ lị quay, cơng suất đạt 2 đến 3 triệu tấn/năm. Hiệu suất sử dụng liên tục, tiết kiệm được nhân công lao động và nguyên liệu, nhiên liệu.

Giải pháp đầu tư đổi mới công nghệ đối với công ty hiện nay là cấp bách nếu muốn phát triển mạnh vào năm 2015. Với công suất 0.85 triệu tấn hiện nay, Công ty chỉ cung ứng đủ trong tỉnh, và một phần cho các tỉnh bạn, chưa đáp ứng được nhu cầu cần thiết hiện nay của thị trường.

Phương án 1. Đầu tư mua mới công nghệ sản xuất của nước ngoài.

tân/năm) là 12 triệu USD. Với tiềm năng của Công ty, việc xin nhà nước hỗ trợ vốn đầu tư là hoàn toàn khả thi. Song, với chi phí đầu tư quá lớn như vậy, thị trường của Cơng ty chưa lớn, uy tín cịn chưa phát triển... thì khả năng thu hồi vốn ngay để tiếp tục phát triển là chưa khả thi.

Phương án thứ 2. Cơng ty cũng có thể liên kết với các Cơng ty khác

như Hoàng Thạch, Chinfon... để chuyển giao công nghệ. Việc chuyển giao công nghệ với các doanh nghiệp trong nước sẽ tiết kiệm hơn và phù hợp hơn đối với Xi măng Lạng Sơn vì cơng suất và năng lực của Công ty hiên nay rất bị giới hạn.

Mặt khác, Công ty cũng nên đầu tư vào dây chuyền sản xuất clinke để cung ứng cho các Cơng ty Xi măng khác như Hồng Thạch, Hải Phịng... vì trong một vài năm tới, nguồn nguyên liệu của các Công ty này đang bị đe doạ bởi sự khai thác mạnh mẽ hiện nay của chính các Cơng ty này.

Tỷ suất lợi nhuận của việc đầu tư này đã được Phòng kỹ thuật của Cơng ty tính tốn. Nếu so sánh việc đầu tư mới và chuyển giao công nghệ của các nhà máy Việt Nam thì việc chuyển giao cơng nghệ của các nhà máy Việt Nam sẽ giúp cho hiệu quả kinh doanh của Công ty đạt tốt hơn vì chi phí thấp hơn mà vẫn nâng cao năng suất hiện tại của Công ty. Đối với chuyển giao công nghệ trong nước thì chi phí đầu tư chỉ là 2 triệu USD. Do vậy Công ty nên lựa chọn phương án chuyển giao công nghệ trong nước. Doanh nghiệp lựa chọn phù hợp là Xi măng Hồng THạch vì có nhiều điểm tương đồng về cơ cấu tổ chức, nguồn vốn, các nguồn nguyên vật liệu như Công ty xi măng Lạng Sơn thời kỳ đầu mà công ty này mới đầu tư.

Mở rộng công tác nghiên cứu thị trường nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh về sản phẩm

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay thì các doanh nghiệp phải tự tìm kiếm khách hàng của mình . Trong khi đó cạnh tranh lại địi hỏi mỗi doanh nghiệp đều phải ra sức cố gắng giành vị thế cạnh tranh cao trong thị trường . Chính vì vậy , việc nghiên cứu thị trường của mỗi doanh nghiệp là căn cứ quan trọng nhất để họ xây dựng kế hoạch sản xuất và xây dựng các loại mẫu mã sản phẩm nhằm tạo độ tin cậy của khách hàng, thu hút được khách hàng nhằm chiếm lĩnh vị thế cạnh tranh đối với các đối thủ .

Nghiên cứu thị trường tốt sẽ xác định được đúng tiêu chuẩn , mẫu mã sản phẩm cần sản xuất, phù hợp với thị hiếu nhười tiêu dùng . Từ đó đề ra những chính sáh về sản phẩm . Cơng ty phải định hướng các hoạt động theo nhu cầu , đòi hỏi của thị trường. Nhưng trước hết công ty phải làm sao giữ vững được thị trường hiện có sau đó hướng tới việc mở rộng thị trường.

Để thực hiện được biện pháp này ban lãnh đạo công ty phải tiến hành chỉ đạo thực hiện một số bước công việc sau :

+ Đội ngũ nghiên cứu thị trường cần phải tổng hợp thông tin về chất lượng , mẫu mã sản phẩm , nhu cầu của thị trường từ đó đổi mới sản phẩm tạo sản phẩm có mẫu mã hơn hẳn sản phẩm của đối thủ , tung sản phẩm mẫu ra thị trường nhằm thăm dò thị trường . Đồng thời làm sao đi trước thị trường và đón đầu được mùa giầy vải mới .

Căn cứ vào nhu cầu thị trường , thị hiếu của khách hàng , trên cơ sở đánh giá tiến hành một cách tổng hợp có đối chiếu , so sánh phân tích và dự kiến khắc phục điểm mạnh , điểm yếu phát huy thế mạnh của mình trong đó

có việc đánh giá trình độ chất lượng sản phẩm của mình so với nhu cầu thị trường, khách hàng và sản phẩm của đối thủ cạnh tranh . Từ đó rút ra được những yêu cầu cần thiết cho doanh nghiệp mình .

Cơng ty cần tiếp tục nghiên cứu các đề xuất kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm . Để thực hiện doanh nghiệp cần :

 Ban giám đốc cần thấy rõ vai trị to lớn của cơng tác nghiên cứu thị trường đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp và việc nâng cao khả năng cạnh tranh cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường hiện nay . Sau đó , thơng qua phịng kế hoạch tiến hành công tác này đồng thời ban giám đốc phải tạo cơ hội cho đội ngũ cán bộ phòng tiêu thụ thăm dò, cung cấp tài liệu cho việc hoạt động nghiên cứu.

 Yêu cầu đối với đội ngũ cán bộ nghiên cứu phải có kiến thức Marketing, có khả năng thu thập và xử lý thơng tin, đã qua đào tạo các lớp nghiệp vụ, có khả năng sáng tạo, năng động trong cơng việc , có hiểu biết về ngành Xi măng. Biết xử lý thông tin , thu thập và sáng tạo các mẫu vải mới sau đó cùng phịng kỹ thuật hình thành và thiết kế sản phẩm có giá trị trên thị trường .

Trang thiết bị phải đầy đủ, có phương tiện làm việc, giúp cán bộ nghiên cứu thị trường có điều kiện tốt trong việc thu thập , xử lý , chọn thông tin .

Lý luận và thực tiễn đã chứng minh chiến lược kinh doanh có một vai trị quan trọng trong hoạt động của các doanh nghiệp trong nền kinh tế hiện đại.

Hoạt động trong ngành mà sự cạnh tranh có tính chất quyết liệt, một chiến lược kinh doanh đúng đắn là hết sức cần thiết đối với Công ty xi măng và xây dựng cơng trình Lạng Sơn trên con đường hội nhập và nó sẽ giúp cho Cơng ty đối phó một cách linh hoạt, kịp thời và đúng hướng những biến động của môi trường kinh doanh.

Thông qua xây dựng chiến lược kinh doanh, Công ty sẽ xác định đúng đắn hệ thống mục tiêu, chính sách và các biện pháp mà Tổng Công ty cần thực hiện trong tương lai. Tuy nhiên trong môi trường kinh doanh đầy biến động để nâng cao hiệu quả vận dụng chiến lược vào thực tế kinh doanh thì cần có sự “mềm dẻo” tức là có sự lựa chọn phương án khả thi nhất để đạt mục tiêu đề ra.

Theo em để đề ra được một chiến lược kinh doanh hợp lý cho công ty chúng ta cần phải hiểu nhiều khía cạnh như lý luận chiến lược kinh doanh; môi trường kinh doanh; thực tế thế mạnh, điểm yếu của cơng ty.... Vì vậy phần giải pháp em mạnh dạn đưa ra một số ý kiến nhỏ với mong muốn nâng cao hiệu quả kinh doanh. Những giải pháp này chủ yếu dựa vào kiến thức đã học, qua phiếu khảo sát, quan sát thực tế ....

Xây dựng chiến lược kinh doanh là đề tài rất hấp dẫn và cần thiết với mọi loại hình doanh nghiệp. Một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì việc xây dựng chiến lược kinh doanh đúng đắn cho cơng ty mình là vơ cùng quan trọng.

MỤC LỤC

Trang

Lời mở đầu …………………………………………………1

Phần I: Một số lý thuyết liên quan đến Quản trị chiến lược 1.1 Một số khái niệm về QTCL ……………………………2

1.2 Vai trò, ý nghĩa của QTCL……………………………..4

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới QTCL……………………...8

Phần II: Thực trạng về việc thực hiện QTCL ở công ty 2.1 Điều kiện, đặc điếm về công ty 2.1.1 Sự ra đời của công ty ………………………………..18

2.1.2 Chức năng nhiệm vụ của công ty…………………….19

2.1.3 Cơ cấu tổ chức của công ty…………………………..19

2.1.4 Cơ cấu lao động của Công ty ………………………...21

2.1.5 Một số đặc điểm ảnh hưởng đến QTCL………………22

2.2 Thực trạng QTCL thời gian gần đây của công ty……….28

Phần III: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả CL 3.1 Xác định mục tiêu…………………………………………30

3.2 Phân tích mơi trường ảnh hưởng…………………………30-37 3.3 Xác định ma trận SWOT………………………………….39

3.4 Rà sốt lại hệ thống chiến lược của cơng ty………………41

Một phần của tài liệu xây dựng chiến lược kinh doanh ở công ty xi măng và xây dựng công trình lạng sơn (Trang 42 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)