hiện tại của trung tâm du lịch quốc tế và du học Nam Đế 2.1 Khái quát về hoạt động của trung tâm.
2.2.2.2. Tình hình khách Pháp tại trung tâm qua các năm.
Năm
Độ tuổi Giới tính Cơ cấu chi tiêu
40-55 >55 Nam Nữ Lưu trú Ăn uống Vận chuyển Tham quan Dịch vụ khác 2003 72 58 76 54 30% 15% 12% 20% 23% 55.38% 44.62% 58.46% 41.54% 2004 86 54 89 51 28% 17% 11% 18% 26% 61.43% 38.57% 63.57% 36.43%
Nguồn: Trung tâm du lịch và dịch vụ Nam Đế
Khách Pháp đến trung tâm năm 2003-2004 đều với mục đích du lịch thuần tuý. Lượng khách tăng từ 130 lên 140. Khách Pháp ở trung tâm có độ tuổi từ 40 trở lên. Trong cơ cấu chi tiêu, dịch vụ lưu trú chiếm cao nhất 30%, thấp nhất là dich vụ ăn uống chiếm 12% ( 2003), tương ứng 2004 là : 28% và 11%. Cơ cấu này thể hiện trong chi tiêu của người Pháp tỷ lệ chi tiêu cho lưu trú giảm trong khi, dịch vụ ăn uống và các dịch vụ khác tăng.
Sự thay đổi doanh thu đối với thị trường khách Pháp của trung tâm
Xét sự thay đổi doanh thu từ khách Pháp dựa trên sự thay đổi của 3 nhân tố: số lượt khách, chi tiêu bình quân 1 khách, thời gian lưu trú bình quân 1 khách.
STT Chỉ tiêu Đơn v ị Năm 2003 Năm 2004
1 Số khách Lượt
khách
130 140
2 Chi tiêu bình quân 1 ngày khách
USD 45 50
3 Thời gian lưu trú bình quân 1 khách
Ngày 10 11
Nguồn: Trung tâm du lịch và dịch vụ Nam Đế
Gọi:
Số khách năm 2003 là k0 Số khách năm 2004 là k1
Chi tiêu bình quân 1 ngày khách năm 2003 là to Chi tiêu bình quân 1 ngày khách năm 2004 là t1 Thời gian lưu trú bình quân 1 khách năm 2003 là n0 Thời gian lưu trú bình quân 1 khách năm 2004 là n1
Doanh thu từ khách Pháp năm 2003 là Do= ko.to.no= 130.45.10= 58500 (USD)
Doanh thu từ khách Pháp năm 2004 là D1= k1.t1.n1= 77800 (USD)
Xét sự thay đổi doanh thu từ khách Pháp năm 2004 so với 2003 D1/Do= k1.n1.t1/ko.no.to= k1.n1.t1/ko.n1.t1* ko.n1.t1/ko.no.t1* ko.no.t1/ko.no.to
77000/58500=77000/71500*71500/65000*65000/58500 1,316= 1,077*1,1*1,111
Nhận xét:
- Chi tiêu bình quân 1 khách Pháp tăng 11.1% tương ứng với 1 lượng tuyệt đối là 5 USD/1 khách.
- Thời gian lưu trú bình quân của khách Pháp tại trung tâm tăng 10% tương ứng với 1 lượng tuyệt đối là 1 ngày.
- Số khách Pháp tăng 7,7% tương ứng với 1 lượng tuyệt đối là 10 lượt khách.
Doanh thu từ khách Pháp tăng do 3 nhân tố trên phù hợp với thực tế:
- Điều kiện kinh tế Pháp ngày càng phát triển, dân số Pháp đang ngày một già đi, họ có xu hướng đi du lịch nhiều hơn điều đó dẫn đến số khách tăng lên. Hơn nữa xu hướng du lịch Châu Âu nói chung đang có xu hướng tới khu vực Châu Á Thái Bình Dương- miền đất mới lạ còn nhiều điểm chưa được khám phá.
- Việt Nam là điểm đến an toàn trên thế giới. Khi trên thế giới vấn nạn khủng bố, chiến tranh đang diễn ra hết sức phức tạp thì Việt Nam vẫn là một điểm đến an toàn tạo sức hấp dẫn đối với khách du lịch. Hơn nữa, Việt Nam cịn là đất nước có nhiều điểm du lịch văn hố (gần 2000 di tích được nhà nước xếp hạng), nhiều thứ gắn bó với người Pháp cũng là một nguyên nhân khiến họ lưu lại lâu hơn.
- Về hoạt động marketing trong du lịch quốc tế của Việt Nam có xu hướng tăng qua hàng loạt các hoạt động của tổng cục du lịch như quảng bá cho du lịch Việt Nam, tham gia hội chợ du lịch quốc tế… Đặc biệt gần đây trên kênh truyền hình CNN của Mỹ đã có hình ảnh của Việt Nam qua hình ảnh lăng chủ tịch Hồ Chí Minh, mặc dù chỉ kéo dài vài giây nhưng cũng góp phần quảng bá hình ảnh Việt Nam ra nước ngoài một cách rộng rãi hơn.
- Về phía trung tâm: trung tâm đã nắm được cơ hội đối với thị trường khách Pháp đồng thời tiến hành các hoạt động markeing nhằm
thu hút thị trường khách Pháp và các biện pháp đó cũng đã bước đầu phát huy hiệu quả.
Đặc điểm tiêu dùng của khách Pháp tại trung tâm
Khách Pháp tại trung tâm có một số đặc điểm tiêu dùng sau
- Về thời gian đi du lịch thông thường khách Pháp đi du lịch từ 10 - 12 ngày từ khoảng tháng 9 đến tháng 4. Đặc biệt vào dịp tết nguyên đán của Việt Nam lượng khách Pháp tới trung tâm đông hơn các dịp khác là do đây là sau dịp tết tây khách Pháp đi du lịch nước ngồi nhiều, hơn nữa họ muốn tìm hiểu về văn hố Việt Nam nên họ chọn thời điểm này.
- Về dịch vụ lưu trú họ thường yêu cầu khách sạn từ 3 đến 4 sao (một số đoàn yêu cầu khách sạn 5 sao).
- Về ăn uống: Người Pháp rất cầu kỳ trong ăn uống, thích món ăn Việt Nam, đặc biệt là món ăn truyền thống ở các nhà hàng hoặc khách sạn như nhà hàng "Sen", khách sạn Melia, chả cá Lã Vọng, họ cũng rất thích ăn phở Bát Đàn.
Về phương diện vận chuyển: Thường là xe 45 chỗ có điều hồ, chất lượng tốt để di chuyển giữa những điểm có đường bay nội bộ thì đơi khi họ đi bằng may bay (các điểm như Hà Nội - Huế, Hà Nội - Đà Nẵng, Đà Nẵng - Thành phố Hồ Chí Minh…..)
Đặc biệt khi tới Hạ Long họ đặc biệt thích đi ngắm vịnh bằng thuyền. Ở Hà Nội, Huế thì họ đi thăm thành phố bằng xích lơ.
- Về dịch vụ khác: Do khách Pháp tới trung tâm đều từ độ tuổi 40 trở lên hầu như các dịch vụ vui chơi giải trí sơi nổi đều thơng đưa vào mà thay vào đó là những trị chơi nhẹ nhàng như vui nhộn được tổ chức do trung tâm th một cơng ty chun tổ chức trị chơi.
Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của trung tâm đối với thị
Điểm mạnh: Trung tâm đã có mối quan hệ đối tác với các công ty gửi khách của Pháp. Tuy số lượng khơng nhiều nhưng lại có số ngày lưu trú bình quân dài hơn so với các quốc gia khác (từ 10-12 ngày). Trung tâm có kinh nghiệm trong việc tổ chức tour cho người Pháp ở độ tuổi trung niên nên việc phục vụ khách gặp thuận lợi. Đội ngũ cộng tác viên thành thạo tiếng Pháp cũng là một điểm mạnh của trung tâm. Hơn nữa đối với thị trường khách Pháp trung tâm có thực hiện liên kết với một số công ty lữ hành khác như: Chi nhánh du lịch Bến Thành, VINATOUR... để thực hiện việc gom khách. Bởi vì đối với một số đồn nhỏ nếu khơng thực hiện thì sẽ khơng có cơ hội dể các công ty gửi khách gửi tiếp. Cịn nếu thực hiện đồn như thế thì chi phí q cao dẫn đến giá cao dẫn đến mất tính cạnh tranh. Việc gom khách liên kết này vẫn đảm bảo được tính cạnh tranh và uy thương hiệu cho trung tâm.
Điểm yếu: Với quy mô của trung tâm mới chỉ đáp ứng được những tour cho đồn khách có số lượng nhỏ. Nếu số lượng khách trong đồn lớn thì trung tâm chưa đủ điều kiện đáp ứng. So với một số thi trường khác như: Đức, Trung Quốc, Úc thì thị trường Pháp đối với trung tâm vẫn mang tính bị động. Vì đối với các thị trường trên trung tâm tận dụng được các văn phịng đại diện của cơng ty để phân phối sản phẩm của mình một cách chủ động. Còn với thị trường Pháp trung tâm phụ thuộc hồn tồn vào các cơng ty gửi khách ở Pháp và chịu sức ép của họ trong vấn đề giá cả.
o Kết luận chung về hoạt động khai thác khách Pháp tại trung tâm Nhìn chung hoạt động khai thác khách Pháp ở trung tâm đã bước đầu đạt được kết quả nhất định. Sự tăng trưởng trong thi trường khách Pháp đã đạt được cả về chất (lợi nhuận tăng, chi tiêu bình quân 1 khách tăng) và cả về lượng (số khách). Tuy nhiên số lượng vẫn còn thấp do
quy mơ của trung tâm cịn hạn chế, lại mới hoạt động trong lĩnh vực lữ hành quốc tế.