3.1.1. Thuận lợi
Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập toàn cầu nên ngành dịch vụ vận tải và thương mại sẽ ngày càng phát triển. ASEAN tăng cường hội nhập ngành logistics trong khu vực, coi đây là mắt xích quan trọng và là chất keo kết dính để kết nối các cơng đoạn sản xuất và vận chuyển.
Logistics ở Việt Nam hiện nay chiếm từ 15-20% GDP (trong đó ở Việt Nam chủ yếu trong logistics là dịch vụ giao nhận vận tải) khoảng trên 12 tỷ với trên 800 doanh nghiệp logistics. Số doanh nghiệp thành lập và hoạt động trong ngành khá lớn gồm nhiều thành phần, cả nước có khoảng 1.200 (vượt qua Thái lan, Singapore) trong đó các công ty logistics đa quốc gia hàng đầu trên thế giới (Top 25 hoặc 30) đã có mặt tại Việt Nam. Tuy lộ trình cam kết WTO của Việt Nam về dịch vụ logistics đến năm 2014, nhưng dưới nhiều hình thức, các cơng ty nước ngồi đã hoạt động đa dạng, đặc biệt trong việc cung ứng dịch vụ 3PL với trình độ cơng nghệ hiện đại, chuyên nghiệp như tại các nước phát triển.
Giá cước vận tải trong nước có phần ổn định hơn giá cước vận tải quốc tế nhờ việc sản xuất, xuất nhập khẩu các mặt hàng gạo, cà phê, cao su, đồ cơ khí, điện tử… ổn định. Nhu cầu về dịch vụ vận tải, hậu cần, kho bãi (logistics) tăng cao. Tốc độ tăng trưởng của ngành vận tải Việt Nam thời gian qua tăng từ 20%-25% và sẽ tiếp tục tăng cao trong thời gian tới
Ngành logistics nói chung và vận tải nói riêng đang ngày càng phát triển chính vì vậy mà tiềm năng phát triển của công ty là rất cao.
3.1.2. Khó khăn
Các doanh nghiệp dịch vụ vận tải tại Việt Nam chủ yếu là vừa và nhỏ nên việc tổ chức kinh doanh chưa thực sự chuyên nghiệp, vẫn tồn tại thực trạng không lành mạnh gây tổn thất cho các doanh nghiệp khác trong ngành.
Hoạt động dịch vụ của các doanh nghiệp giao nhận vận tải ở Việt Nam còn manh mún, nhiều trung gian, đại lý, cạnh tranh về giá là chủ yếu, thiếu đầu tư công nghệ, chuyên môn, nghiệp vụ... Cho nên chưa tạo ra các chuỗi giá trị gia tăng và khó được khách hàng tin tưởng.
Ngoài ra kết cấu hạ tầng yếu kém, thiếu đồng bộ của các phương thức vận chuyển làm tăng chi phí và hạn chế sự phát triển của ngành. Tại các khu công nghiệp chưa có hệ thống kho tàng, bến bãi hoặc nếu có thì cũng rất thơ sơ, khơng đồng bộ và thiếu các thiết bị bốc xếp chuyên dụng. Hơn nữa, các trục đường bộ của ta không được thiết kế đúng theo tiêu chuẩn để có thể kết hợp được tốt các phương thức vận chuyển bằng được bộ, đường sông, đường biển, đường hàng không. Hệ thống đường hàng khơng cũng khơng có gì cải thiện hơn: năng lực vận chuyển thấp, mùa cao điểm không đủ máy bay và đáng nói hơn cả là sân bay chưa có nhà ga hàng hóa và khu vực riêng cho hoạt động giao nhận vận tải. Năng lực cạnh tranh của ngành vận tải hàng hóa Việt Nam so với các nước trong khu vực là rất thấp, nếu tính theo thang điểm từ thấp đến cao là 1-7 thì điểm số của ngành vận tải hàng hóa Việt Nam là 2,9 điểm (theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới) đứng sau tất cả các nước trong khu vực Đông Nam Á được xếp hạng như Thái Lan, Malaysia, Philippines
Trong thời gian qua, các cơng ty vận tải đều gặp khó khăn lớn trong việc đối phó với sự tăng giá các chi phí đầu vào (xăng dầu, giá thuê đất, điện nước,...).
Như vậy, trong bối cảnh thị trường vận tải Việt Nam mở rộng và cạnh tranh gây gắt thì các doanh nghiệp vận tải Việt Nam nói chung đều đang chịu nhiều yếu tố không thuận lợi