Phân tích côn tác quản trị chiến lƣợc củ Vin milk tron thời in qu

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh – nghiên cứu tình huống công ty cổ phần sữa vinamilk (giai đoạn 2011 – 2016) (Trang 26 - 34)

Xây dựng chiến lược kinh doanh – nghiên cứu tình huống cơng ty cổ phần sữa Vinamilk (giai đoạn 2011 – 2016)

Thông qua việc phỏng vấn một số cán bộ trong công ty Vinamilk, kết hợp với những nguồn tài liệu thu thập từ bên ngồi, có thể phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với Vinamilk như sau:

iểm mạnh:

Vinamilk – Công ty sữa lớn nhất Việt Nam, hiện chiếm khoảng 38% thị phần. Vinamilk đã duy trì được tốc độ tăng trưởng doanh thu trong nước ở mức cao với tỷ lệ tăng trưởng bình quân 21,2%/năm trong giai đoạn 2004-2008. Với những lợi thế về năng lực cạnh tranh hiện tại, Vinamilk có khả năng duy trì tốc độ tăng trưởng doanh thu nội địa cao hơn mức tăng trưởng bình quân của thị trường sữa trong nước trong thời gian tới.

Lợi nhuận biên tăng dần và đang được duy trì ở mức cao. Lợi nhuận biên của Vinamilk đã tăng đáng kể từ mức 24,3% năm 2006 lên mức 31,7% năm 2008. Mặc dù năm 2008 giá nguyên liệu tăng đột biến, tuy nhiên với khả năng quản trị tốt và lợi thế thị trường, Vinamilk vẫn duy trì được biên lợi nhuận ở mức cao và có khả năng tiếp tục duy trì biên lợi nhuận ở mức cao trong thời gian tới.

Các thơn tin tài chính cơ bản củ Vin milk

Nguồn: Chứng khoán Bảo Việt

Với năng lực cạnh tranh và vị thế thị trường hiện tại, Vinamilk có khả năng duy trì tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận cao hơn mức tăng trưởng bình quân của thị trường sữa trong những năm tới.

Vinamilk là Công ty sản xuất sữa lớn nhất tại Việt Nam hiện nay. Hiện tại tổng công suất 9 nhà máy của Vinamilk đạt khoảng 570.406 tấn sữa hàng năm, với khoảng trên 200 dòng sản phẩm đa dạng, bao gồm các sản phẩm sữa, thực phẩm dinh dưỡng, cà phê và một số loại nước giải khát. Vinamilk đang trong quá trình tiếp tục mở rộng hoạt động sản xuất thơng qua việc xây dựng thêm 3 nhà máy sữa tại Bắc Ninh, Đà Nẵng và Tuyên Quang.

Cùng với việc áp dụng nhiều công nghệ tiên tiến vào sản xuất, chất lượng sản phẩm cũng là một điểm mạnh của Vinamilk.

Côn n hệ củ Vin milk

Nguồn: Vinamilk

Ngoài ra, Vinamilk là một thương hiệu nổi tiếng, là một cơng ty có khả năng định giá bán trên thị trường. Do sở hữu thương hiệu mạnh,nổi tiếng Vinamilk, là thương hiệu dẫn đầu rõ rệt về mức độ tin dung và yêu thích của người tiêu dùng Việt nam đối với sản phẩm dinh dưỡng.

Mạng lưới phân phối và bán hàng chủ động và rộng khắp cả nước cho phép các sản phẩm chủ lực của Vinamilk có mặt tại trên 141.000 điểm bán lẻ lớn nhỏ trên toàn quốc trên 220 nhà phân phối, tại toàn bộ 63 tỉnh thành của cả nước. Sản phẩm mang thương hiệu Vinamilk cũng có mặt tại Mỹ, Canada, Pháp, Nga, Séc, Ba Lan, Đức, Trung Quốc, Trung Đông, châu Á, Lào, campuchia… - Đội ngũ bán hàng nhiều kinh nghiệm gồm 1.787 nhân viên bán hàng trên khắp cả nước.

Thị phần và cơ cấu do nh thu theo sản phẩm củ Vin milk

Xây dựng chiến lược kinh doanh – nghiên cứu tình huống cơng ty cổ phần sữa Vinamilk (giai đoạn 2011 – 2016)

Cơng ty cịn có mối quan hệ đối tác chiến lược bền vững với các nhà cung cấp, đảm bảo được nguồn nguyên liệu ổn định, đáng tin cậy với giá cạnh tranh nhất trên thị trường. Đây cũng là nhà thu mua sữa lớn nhất cả nước nên có khả năng mặc cả với người chăn ni; có năng lực nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới theo xu hướng và nhu cầu tiêu dùng của thị trường, có hệ thống và quy trình quản lý chun nghiệp được vận hành bởi một đội ngũ các nhà quản lý có năng lực và kinh nghiệm được chứng minh thông qua kết quả hoạt động kinh doanh bền vững của công ty, các thiết bị và công nghệ sản xuất hiện đại và tiên tiến theo tiêu chuẩn quốc tế.

Một số chỉ tiêu tài chính củ Vin milk i i đoạn 2005 - 2008

2005 2006 2007 2008 Dairy Vietnam (2008)6

Nhóm chỉ tiêu tăn trƣởn

Tăng trưởng doanh thu 17% 0% 28%

Tăng trưởng lợi nhuận 21% 32% 28%

Nhóm chỉ tiêu th nh toán

Khả năng thanh toán nhanh 0,80 1,18 1,40 1,17 Khả năng thanh toán hiện hành 1,52 2,54 3,40 2,78

Nhóm chỉ tiêu cơ cấu vốn

Hệ số nợ/ Vốn CSH 0,77 0,33 0,25 0,31 Nợ/ Tổng tài sản 0,42 0,24 0,20 0,23

Nhóm chỉ tiêu hoạt độn

Vòng quay hàng tồn kho 4,05 4,90 3,67 3,24 Vòng quay các khoản phải trả 16,79 14,37 9,14 10,07 Vòng quay các khoản phải thu 14,74 17,05 14,79 15,86 Nhóm chỉ tiêu sinh lời

Lợi nhuận ròng/ Doanh thu (GM) 22% 24% 27% 32% Lợi nhuận hoạt động/Doanh thu 9% 9% 10% 15%

ROA 16% 20% 18% 21% 22%

ROE 28% 27% 23% 28% 28%

Nguồn: Chứng khốn Bảo Việt

Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu

Nguồn: Vinamilk

iểm yếu:

Với sự bất ổn về kinh tế cả trong và ngoài nước trong thời gian vừa qua (đặc biệt là khủng hoảng năm 2008 – 2009) đã làm suy yếu hệ thống kinh tế toàn cầu. Đặc biệt tại Việt Nam, việc duy trì lãi suất ở mức cao làm gia tăng lạm phát trong nền kinh tế, khiến cho thu nhập thực tế giảm đi, sức mua giảm và kéo theo là nhu cầu chi tiêu bị thắt chặt.

Đối với một nền kinh tế có lượng sữa tiêu thụ bình qn đầu người vốn đã thấp, nay lại bị thắt chặt chi tiêu khiến cho doanh số bán của công ty sẽ giảm sút đi.

Xây dựng chiến lược kinh doanh – nghiên cứu tình huống cơng ty cổ phần sữa Vinamilk (giai đoạn 2011 – 2016)

Lãi suất tăng làm tăng chi phí vốn của cơng ty (tăng lãi vay, tăng lãi suất huy động vốn từ trái phiếu, sụt giảm giá cổ phiếu…). Vì vậy mà trong thời gian tới, Vinamilk sẽ phải chịu nhiều sức ép về doanh thu và lợi nhuận.

Nhìn vào bảng trên ta cũng thấy được trong năm 2008, khi cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu thì khả năng thanh tốn nhanh và khả năng thanh tốn hiện hành của cơng ty bị giảm đi nhiều, vòng quay các khoản phải thu và phải trả tăng lên.

Sự biến động của kinh tế kéo theo tỷ giá USD/VND tăng lên, trong khi đó 50% nguyên liệu đầu vào của công ty là nhập khẩu, 30% doanh thu là từ xuất khẩu thì sự biến động này có thể làm tăng chi phí đầu vào trong khi đó chưa chắc đã tăng lợi nhuận xuất khẩu đầu ra của cơng ty.

Bên cạnh đó, việc Việt Nam gia nhập WTO cũng gia tăng áp lực cạnh tranh với các cơng ty nước ngồi, tăng sự cạnh tranh giữa các công ty cùng ngành.

Ngồi ra Vinamilk cịn tiềm ẩn rủi ro về tài chính, Vinamilk tham gia đầu tư khoảng 571 tỷ vào cổ phiếu. Các khoản đầu tư này chủ yếu được giải ngân trong năm 2006 và năm 2007. Với diễn biến bất lợi của thị trường tài chính như hiện nay, hoạt động đầu tư tài chính của Vinamilk có thể đang tiềm ẩn những rủi ro nhất định. Tính đến 31/12/2008 Vinamilk đã trích lập dự phịng rủi ro đầu tư tài chính 127,9 tỷ đồng, chiếm 22,3% tổng giá trị danh mục đầu tư.7

Về mặt trách nhiệm xã hội Vinamilk chưa thực sự làm tốt trách nhiệm là một con chim đầu đàn của ngành sữa Việt Nam. Với địa vị và thế mạnh của mình, Vinamilk cần hỗ trợ hơn nữa cộng đồng các doanh nghiệp sản xuất sữa nhỏ trong nước và hỗ trợ nông dân ni bị sữa trong vùng ngun liệu. Nhưng những gì mà Vinamilk làm trong thời gian vừa qua cho thấy doanh nghiệp này vẫn chỉ chăm chú vào việc phát triển thương hiệu riêng của mình.

Những mập mờ xung quanh giá mua nguyên liệu của người nông dân, hoặc không hỗ trợ khi sản lượng sữa tăng đột biến, nguồn cung thừa đã khiến cho uy tín của cơng ty bị giảm sút rất nhiều, Vinamilk đã đánh mất lịng tin của người ni bị sữa và uy tín trước các doanh nghiệp sản xuất sữa khác trong nước.

Cơ hội:

Nhận thức được triển vọng của ngành sữa trong nước, nhà nước ta đã có những chính sách khuyến khích và hỗ trợ phát triển chăn ni bị sữa (QĐ 167/TTg ngày 26/10/2001 về chính sách phát triển chăn ni bị sữa Việt Nam thời kỳ 2001 – 2010) và quy hoạch phát triển ngành công nghiệp sữa Việt Nam đến năm 2010, định hướng 2020 (QĐ 22/2005/QĐ-BCN).

Mặt khác, nguồn cung nguyên vật liệu cho ngành sữa như đã phân tích là khá ổn định trong tương lai và hiện các vùng nguyên liệu đang được xây dựng, có khả năng đáp ứng nhiều hơn nhu cầu sữa nguyên liệu, giảm lượng sữa nguyên liệu nhập khẩu.

àn bò và lƣợn sữ tƣơi tron nƣớc (2007)

Nguồn: Dairy Vietnam

Bên cạnh đó, cơng ty cũng đã đầu tư khá nhiều cho việc xây dựng thêm các nhà máy mới, đảm bảo tăng công suất và tăng khả năng bảo quản sữa tươi. Vinamilk là công ty đi đầu trong việc đầu tư vùng nguyên liệu có bài bản và theo kế hoạch. Hiện tại tổng công suất 9 nhà máy của Vinamilk đạt khoảng 570.406 tấn sữa hàng năm, với khoảng trên 200 dòng sản phẩm đa dạng, bao gồm các sản phẩm sữa, thực phẩm dinh dưỡng, cà phê và một số loại nước giải khát. Vinamilk đang trong quá trình tiếp tục mở rộng hoạt động sản xuất thông qua việc xây dựng thêm 3 nhà máy sữa tại Bắc Ninh, Đà Nẵng và Tuyên Quang.

Kế hoạch nân côn suất củ Vin milk

Nguồn: Vinamilk

Tỷ trọng doanh thu các dịng sản phẩm trong giai đoạn 2009-2010 có thể sẽ thay đổi theo hướng tỷ trọng doanh thu từ sản phẩm sữa nước và sữa bột sẽ ngày càng cao, trở thành những sản phẩm quan trọng nhất.

Sữa nước là phân khúc thị trường có mức độ cạnh tranh rất cao, do đa số các công ty sữa trong nước như Vinamilk, Dutch Lady, Nestle, Nutifood, Hanoimilk... đều sản xuất sữa nước. Đối thủ lớn nhất của Vinamilk trên thị trường này vẫn là Dutch Lady với thị phần tương đương.

Xây dựng chiến lược kinh doanh – nghiên cứu tình huống cơng ty cổ phần sữa Vinamilk (giai đoạn 2011 – 2016)

Sữa nước có thể sẽ là sản phẩm trọng tâm phát triển của Vinamilk trong thời gian tới. Thói quen tiêu thụ các sản phẩm sữa tự nhiên đang được hình thành đối với khu vực dân cư có thu nhập cao và sẽ trở thành xu thế chung của thị trường trong tương lai giống như tại các quốc gia phát triển. Do vậy thị trường sữa nước là thị trường có tiềm năng tăng trưởng cao hơn so với thị trường các loại sản phẩm sữa khác.

Sản phẩm sữa bột của Vinamilk hiện được tiêu thụ tại cả thị trường trong nước và xuất khẩu. Trong các năm 2005 và 2006, doanh thu từ sữa bột chiếm tỷ trọng cao chủ yếu là do doanh thu xuất khẩu sữa bột duy trì ở mức cao. Doanh thu sữa bột xuất khẩu bắt đầu có dấu hiệu phục hồi trở lại trong năm 2008, sau khi đã giảm mạnh trong năm 2007.

Thách thức

Sản phẩm sữa đặc luôn là sản phẩm chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh thu từ thị trường nội địa của Vinamilk. Đây cũng là sản phẩm có mức tăng trưởng doanh thu cao, với mức tăng bình quân giai đoạn 2004-2007 là 22,7%. Hiện tại thị trường sữa đặc của Việt Nam chủ yếu thuộc về Vinamilk và Dutch Lady. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, từ năm 2000 đến năm 2007 lượng sữa đặc do các công ty trong nước sản xuất đã tăng rất nhanh, và lớn hơn 3 lần lượng sữa đặc do các cơng ty nước ngồi sản xuất tại Việt Nam.

Trong thời gian tới có thể thị phần sữa đặc sẽ giảm mạnh cùng với sự sụt giảm của sữa chua bởi tiềm tăng tăng trưởng của sữa bột và sữa nước tăng lên nhanh chóng.

Phân tích chuỗi iá trị củ Vin milk

Nguồn: Tự tổng hợp

Đầu vào:nguồn nguyên liệu trong nước như sữa tươi,đường,chất khoáng,…là chủ yếu.Ngồi ra,cịn nhập ngun liệu từ nước ngồi khi cần thiết Các hoạt động chính Đội ngũ khoa học nghiên cứu cao,nhiều sản phẩm mới ra đời Dây chuyền sx khép kín,đạt tiêu chuẩn ISO_2001 Có hệ thống phân phối rộng rãi trên toàn quốc,nhân viên bán hàng lưu động rộng rãi ,có nhiều

chưong trình khuyến mãi hấp dẫn

Dịch vụ chăm sóc khách hàng chu đáo,có trang web tư vấn sức khoẻ cho khách hàng

Các sản phẩm đạt tiêu chuẩn cao như:sữa tươi,sữa bột ,phô- mai,sữa đặc,yoo-ua,…. Giá trị sản phẩm được mọi người cơng nhận từ đó thương hiệu VINAMILK trở nên nỗi tiếng trong và ngoài nước

Cơ sở hạ tầng công ty hiện đại đáp ứng tốt cho việc sản xuất

Hệ thống thông tin luôn được đảm bảo ổn định,khách hàng cập nhật thơng tin nhanh chóng và hiệu quả

Quản trị vật tư tốt giúp cho việc tiết kiệm chi phí bảo quản vật tư,sản phẩm làm ra có chất lượng tốt đáp ứng nhu cầu khách hàng

Nguồn nhân lực dồi ở trong nước cụ thể là ở địa phương gần nguồn cung cấp nguyên liệu .Thêm vào đó là đội ngũ kĩ sư trình độ cao,nhà quản lý thông minh

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh – nghiên cứu tình huống công ty cổ phần sữa vinamilk (giai đoạn 2011 – 2016) (Trang 26 - 34)