III. Điều hành tỷ giá ở một số nước:
3. Các nước asean và nics:
Các nước asean và nics theo đuổi chính sách tỷ giá ổn định, hướng về xuất khẩu. Theo đó, việc can thiệp vào tỷ giá của chính phủ nhằm ổn định tỷ giá, ổn định môi trường kinh tế vĩ mơ, thu hút đầu tư nước ngồi. Khơng một nước nào chủ trương phá giá làm động lực cho xuất khẩu, vai trò của tỷ giá chỉ là hỗ trợ.
Việc điều hành tỷ giá ở nước này có một số điểm chung:
Thứ nhất: Do khó khăn về tài chính, thiếu ngoại tệ nghiêm trọng nên lúc đầu họ áp dụng nhiều loại tỷ giá, nội tệ định giá cao trong cơ chế cố định. Sau thời kỳ 1971-1973 thực hiện phá giá, sau đó nhanh chóng thống nhất tỷ giá chính thức và thị trường.
Thứ hai: Khi đạt được tỷ giá thị trường cân đối, họ áp dụng cơ chế điều chỉnh theo quan hệ cung cầu là chính. Các nước gắn nội tệ vào giỏ ngoại tệ mạnh.
Thứ ba: Các nước nỗ lực ổn định hoá quan hệ tỷ giá, tỷ giá hối đối thực tế, có dự trữ ngoại tệ để khống chế biên độ giao động của tỷ giá ở mức thấp.
Thứ tư: Khi tỷ giá tăng, họ điều chỉnh tỷ giá để không cản trở xuất khẩu, song ln gắn bó việc điều chỉnh này với nhiệm vụ khống chế lạm phát.
Thứ năm: Nhìn chung đồng nội tệ của các nước này có xu hướng tăng giá ổn định so với USD.
Việc duy trì chế độ tỷ giá hối đối cố định, ổn định hoá các quan hệ tỷ giá hướng vào xuất khẩu trong thời gian đầu đã phát huy tác dụng và đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên, việc theo đuổi chế độ tỷ giá này trong một thời gian dài đã dẫn đến những bất cập. Nó là một trong những nguyên nhân dẫn tới cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở châu á vừa qua. Khi nợ nước ngoài đến thời kỳ đáo hạn lại là lúc cán cân thanh toán quốc tế thâm hụt nghiêm trọng. Mặc dù nguồn ngoại tệ lúc này khan hiếm nhưng hoạt động xuất khẩu lại bị chững
lại.Do đó các nguồn thu ngoại tệ khơng đủ bù đắp thâm hụt các tài khoản vãng lai. Chính phủ các nước vẫn tiếp tục tung dự trữ ngoại hối nhằm duy trì tỷ giá cố định. Lợi dụng tình hình đó, đầu cơ người Mỹ Soros đã đầu cơ vào đồng tiền các nước ASEAN. Khi ngoại tệ khan hiếm tới đỉnh điểm, đồng nội tệ có nguy cơ phải phá giá thì Soros bán khống một lượng lớn nội tệ ra thị trường Thái Lan làm cho đồng bản tệ hồn tồn mất giá. Chính phủ Thái Lan phải tuyên bố phá giá đồng Baht, mở đầu cho cuộc khủng hoảng tài chính Châu á, chấm dứt chế độ tỷ giá cố định.
Qua các sự kiện ở Mêhicô, khủng hoảng ở Đức, bão táp tài chính ở ASEAN, chúng ta có thể rút ra nhiều bài học bổ ích. Việc theo đuổi, áp dụng chế độ tỷ giá nào là cả một nghệ thuật. Việc áp dụng máy móc một chế độ tỷ giá nào đều là sai lầm vì mỗi chế độ tỷ giá đều có mặt tích cực và mặt hạn chế. áp dụng chế độ tỷ giá nào cịn tuỳ thuộc điều kiện, hồn cảnh cụ thể cũng như yêu cầu, đòi hỏi của từng quốc gia.
Qua những bài học thực tiễn trên, chúng ta cần tỉnh táo hơn trong việc điều hành tỷ giá, phải biết tận dụng ưu thế của người đi sau.
Chương III
Một số giải pháp góp phần bổ xung hồn Thiện chính sách tỷ giá hối đối ở việt nam
I.Quan điểm điều hành chính sách tỷ giá ở Việt Nam.
Chính sách tỷ giá được xác định là một bộ phận của chính sách tiền tệ và có nhiêm vụ bảo dảm ổn định tiền tệ, kiềm chế lạm phát, góp phần đảm bảo tăng trưởng kinh tế cao bền vững. Với tư cách là một chính sách nên chính sách tỷ giá phải hướng vào việc thực hiên những mục tiêu có tính đặc thù của mình:
- ổn định tỉ giá dựa trên mối tương quan cung cầu trên thị trường để khuyến khích xuất khẩu, kiểm sốt nhập khẩu, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế và tăng dự trữ ngoại tệ.
- Từng bước nâng cao uy tín đồng Việt nam, đồnh thời tạo ra các điều kiện cần thiết để đồng tiền Việt Nam trở thành đồng tiền chuyển đổi.
- Phối hợp chặt trẽ với chính sách quản lí ngoại hối để khắc phục tình trạng đơ la hố trong nên kinh tế.
Từ các mục tiêu trên địi hỏi chính sách tỷ giá phải được xây dựng dựa trên các quan điểm :
Thứ nhất : Chính sách tỷ giá phải hướng vào xử lý và điều hành tỷ giá theo đúng bản chất vốn có của nó – là một cơ chế giá thị trường.
Một khi đã xem ngoại tệ là môt hàng hố đặc biệt, thì tỷ giá với tư cách là một hàng hoá đặc biệt cũng phải vận hành theo quy luật của giá cả thị trường và việc điều hành tỷ giá phải dựa vào quan hệ cung cầu ngoại tệ trên thị trường và các nhân tố khác tác động lên nó. Theo quy luật của giá cả, trong quá trình vận động, tỷ giá cũng có thể hồn tồn tách rời giá trị đồng tiền, nhưng vì tỷ giá là một trong những trung tâm và nhạy cảm nhât của đời sống kinh tế xã hội, nếu tách rời nó vượt qua biên độ cho phép nào đó thì lập tức tác động đến các loại giá cả khác trên thị trường bao gồm hàng hoá tiêu dùng, thị trường tín dụng, thị trường ngoại hối. Nói cách khác, một sự bất ổn của tỉ giá chắc chắn gây ra
Nhiều cho nền kinh tế. Chính vì lẽ đó, trong điều hành tỷ giá mục tiêu
ổn định tỷ giá phải luôn được ưu tiên hàng đầu.
Thứ hai: Chính sách tỷ giá phải hỗ trợ tốt nhất cho chính sách khuyến khích xuất khẩu và nhập khẩu để cải thiện cán cân thanh toán, tăng dự trữ ngoại tệ.
Tuy nhiên, trong vấn đề đánh giá tác động của tỷ giá với sự phát triển xuất khẩu Việt Nam, ý kiến của các nhà kinh tế còn nhiều sự khác nhau, thậm trí trái ngược. Sau đây là quan niệm của hai trường phái trong vấn đề này.
ý kiến ủng hộ việc phá giá mạnh đồng tiền Việt Nam dựa trên những
lập luận sau:
1. Về ngyên tắc thì việc đồng nội tệ bị đánh giá cao hơn trị giá của nó cũng giống như một thứ thuế và làm xấu đi tình hình xuất khẩu, nhưng xuất khẩu của Việt Nam có mức tăng trưởng hàng năm khá ấn tượng là 27,7% trong giai đoạn 1992-1996. Về nghịch lý này, theo ý kiến của một số chuyên gia kinh tế có thể giải thíc được, nếu chú ý rằng nguồn tăng xuất khẩu hầu hết bao gồm những hàng hoá sơ chế là nhờ sự thay đổi cơ bản hệ thống ưu đãi, cũng như môi trường xuất khẩu. Việc xuất khẩu hàng hố sơ chế khơng nhạy cảm lắm đối với sự thay đổi giá và độc lập hơn nữa đối với các nhân tố phi giá cả.
2. Việc thâm hụt trong cán cân thương mại năm 1992 ở mức kỉ lục, mặc dù vào năm này tỷ giá hối đoái thực tế bắt đầu được đánh giá cao, là bởi vì xuất khẩu tăng nhanh hơn nhập khẩu. Trong khi nhập khẩu tăng 20,4% thì xuất khẩu tăng 21,2%. Sự tăng xuất khẩu chủ yếu là do mùa màng bội thu và tình hình hoạt động tốt của ngành khai thác dầu khí: xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp tăng 30,1% tổng kim ngạch xuất khẩu năm 1991 lên 32,1% năm 1992, trong khi dầu thô tăng từ 28,5% lên 31,3%. Nếu những sản phẩm này khơng được xuất khẩu thì chúng sẽ khơng được sử dụng. Ngồi ra kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng tương đối nhanh trong những năm qua có lẽ còn do nhu cầu nhập khẩu cao của các nước bạn hàng của Việt Nam.
3.Tỷ giá hối đoái bị đánh giá cao làm ảnh hưởng xấu đến các hàng hoá được sản xuất ra và đó là lý do giải thíc tại sao hàng hố Việt Nam được
coi là lợi thế so sánh lại có thể thâm nhập được vào thị trường EU chủ yếu nhờ vào ban ngạch được cấp. Tính cạnh tranh về giá cả của hàng cơng nghiệp nhẹ Việt Nam không được lớn lắm.
4.Sự lên giá kéo dài này đã gây tác động xấu đến tính cạnh tranh của hàng hố xuất khẩu của Việt Nam. Việc đồng tiền cuả các nước này giảm gái đã làm cho hàng hoá xuất khẩu của họ rẻ đi nhiều. Các tính tốn của nhà kinh tế Kaminky trong tạp chí nghiên cứu số 241 tháng 6/1998 cho thấy năng lực cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam suy giảm liên tục so với các đối tác của mình trong giai đoạn tháng 13/1992 đến tháng 3/1998, cụ thể là suy giảm 73,7% so với Inđônêxia; 45,5% so với Hàn Quốc; 34% so với Malayxia ; 33,8% so với Thái Lan; 24,9% so với Philippine. Theo đánh giá của giáo sư Kenichi Ohno, trường nghiên cứu chính sách sau đại học quốc gia Nhật Bản, vào tháng 10/1997 (nghĩa là sau khi chính sách tỷ giá của Việt Nam được điều chỉnh), so với trước khủng hoảng, năng lực cạnh tranh của Việt Nam đã giảm đi mất 14-25% so với các nước ASEAN, và giảm bình quân 4,6% so với các bạn hàng khác.
5. Việc điều chỉnh tỷ giá trong năm 1998, xét về mục tiêu kinh tế vĩ mô ngắn hạn, có vẻ đang có tác dụng tích cực trong việc cải thiện cán cân ngoại thương.
6. Mặc dù sức cạnh tranh của VNĐ so với CNY của Trung Quốc đã được cải thiện nhưng hàng hoá Trung Quốc vẫn tràn ngập thị trường Việt Nam, vẫn có sự chênh lệch về giá xuất khẩu giữa hai nước. Điều này càng khẳng định là VNĐ bị đánh giá qua cao. Vấn đề càng nhạy cảm hơn khi mà Thái Lan, Trung Quốc, Inđônêxia đều là các nhà cung cấp lớn nhất các hàng hoá chế tạo mà Việt Nam cũng xuất khẩu, đặc biệt là sang thị trường Châu Âu. 7. Việc giảm giá đồng tiền từng bước nhỏ luôn không thoả mãn được mong đợi của thị trường, vì ngay sau mỗi lần điều chỉnh lại hình thành những dự đốn mới về việc phá giá. Về mặt kĩ thuật, người ta gọi đó là hoạt động đầu cơ một chiều. Trong trường hợp đồng tiền khơng bị mất giá, thì người đầu cơ chỉ mất chi phí đúng bằng chi phí chuyển đổi từ một đồng tiền này sang một đồng tiền khác. Về cơ bản mọi hoạt động đầu cơ tiền tệ đều xuất phát từ nguyên nhân một chiều nguy hiểm này. Việc điều chỉnh tỷ giá một cách quá
thận trọng thường xuất phát từ nỗi lo sợ rằng nếu phá giá mạnh thì sẽ gây cú sốc cho các nhà nhập khẩu rơi vào tình trạng khó khăn trầm trọng. Nhưng thực tế, chính sách đi từng bước nhỏ như đã thực hiện lại càng tăng thêm dự đồn về phía phá giá đồng tiền. Rõ ràng là chính sách tỷ giá hối đối từ trước tới nay không hề chú ý đến khía cạnh hình thành tâm lí dự đoán phá giá đồng tiền.
Quan điểm tiếp tục củng cố vị thế đồng tiền Việt Nam thông qua sự can thiệp linh hoạt của ngân hàng nhà nước xuất phát từ các căn cứ sau:
1. Hệ số tương quan giữa xuất khẩu, nhập khẩu và tỷ giá hối đoái được một số chuyên gia kinh tế Việt Nam tính tốn dựa theo số liệu 10 năm trở lại đây đều cho giá trị âm, tức là tỷ giá hối đối có quan hệ tỷ giá lệ nghịch với giá trị xuất khẩu và nhập khẩu. Điều này có nghĩa là lý thuyết “kinh diển” về mối tương quan giữa sự biến thiên tỷ giá với tăng trưởng ngoại thương trong trường hợp Việt Nam chỉ đúng với nhập khẩu, còn đối với xuất khẩu, sự lên giá của đồng nội tệ không làm giảm xuất khẩu
2. Mặc dù đồng nội tệ lên mạnh, về ngun lí, có lợi cho nhập khẩu, nhưng đối với Việt Nam kết luận này có lẽ chỉ đúng cho các nhà xuất khẩu “thuần”, tức là các nhà xuất khẩu thô hay sơ chế. Biện luận điều này có đến khoảng 2/3 chi phí đầu vào cho xuất khẩu (nhiên liệu, nguyên liệu, vật liệu, máy móc, phụ tùng trong sản phẩm xuất khẩu) còn phải nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu. Do đó, các nhà nhập khẩu và một số lượng lớn các nhà sản xuất - xuất khẩu vẫn được hưởng lợi từ đồng tiền của một quốc gia mạnh. Khơng ít đánh giá chính thức đựơc đăng tải trên các báo Việt Nam trong thời gian qua cho thấy rằng sự điều chỉnh tỷ giá đã có tác dụng tích cực đến kim ngạch xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu. Tuy nhiên thực tế diễn biến về xuất, nhập khẩu trong thời gian qua cho phép nghi ngờ về các đánh giá và kết luận nói trên. Thực vậy, kim ngạch xuất khẩu bình quân tháng đã liên tục giảm xút trong thời gian qua. Trong khi kim ngạch xuất khẩu tháng 9/1997 tăng 14,5% thì kim ngạch cùng kì của năm 1998 chỉ tăng 4,1%.
3. Phân tích cơ cấu xuất khẩu Việt Nam cho thấy, cho đến nay, nông sản, hải sản và một số mặt hàng công nghiệp nhẹ đang chiếm tỷ trọng rất lớn trong kim ngạch xuất khẩu nước ta. Muốn biết được tác động của việc phá giá
đồng nội tệ với xuất khẩu ra sao, cần phải tính đến sự co giãn về giá cả của sản phẩm trên thị trường thế giới. Các mặt hàng xuất khẩu sơ chế của Việt Nam thuộc nhóm các sản phẩm có độ co giãn thấp, tức là sự thay đổi một đơn vị giá cả dẫn đến sự thay đổi không đáng kể cầu đối với mặt hàng đó. Điều này có nghĩa là yếu tố thay đổi thì tỷ giá giá khơng tác động được nhiều đến việc mở rộng thị trường xuất khẩu bắng việc nâng cao chất lượng sản phẩm nhóm này.
4. Tốc độ nhập khẩu năm 1998 giảm mạnh so với các năm trước đó có phần đóng góp của những đợt điều chỉnh vừa qua, nhưng có lẽ nguyện nhân chủ yếu là do chế độ bảo hộ ở mức cao. Mức thuế nhập khẩu cao cộng với hàng loạt hàng rào phi thuế quan đã thiết lập nên một chế độ thương mại hướng nội, bảo hộ và thay thế nhập khẩu. Nhưng chính hàng rào thuế quan này lại là nhân tố kìm hãm nhập khẩu chính ngạch và kích thích nhập khẩu lậu. Đó là cơ chế trực tiếp làm gia tăng thâm hụt cán cân thanh toán và thiếu hụt ngoại tệ ở Việt Nam.
5. Mức giảm giá lớn cịn có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình trạng tài chính của doanh nghiệp vay nhiều bằng ngoại tệ, mà trường hợp này rất phổ biến đối với các doanh nghiệp nhà nước lớn và liên doanh ở Việt Nam. So với tháng 10/1997, số nợ tính bằng đồng Việt Nam của các doanh nghiệp có vốn vay bằng USD đã tăng lên khoảng 25%. Đối với các doanh nghiệp không tham gia sản xuất, nhập khẩu và cũng không tham gia vay nợ nước ngoài, đặc biệt đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, việc phá giá đồng tiền cũng gây ảnh hưởng không nhỏ theo hướng bất lợi cho họ, bởi vì kênh huy động vốn của họ chủ yếu từ nội bộ doanh nghiệp hay từ thị trường phi chính thức, ngồi lãi suất cao, họ cịn phải bảo dảm thanh toán cho chủ nợ khi đến hạn bằng USD quy đổi. Tỷ giá tăng cao 10% cộng với lãi suất trả làm cho nhiều doanh ngiệp lao đao. Ngoài ra, sự mất giá đồng tiền tạo ra sự dịch chuyển “ngược dòng“ vốn đầu tư từ doanh nghiệp quay về “túi” người bỏ vốn đầu tư vì lo ngại lạm phát bùng nổ.
6. Xét về sức mua ngang giá cũng có vấn đề cần thảo luận. Mặc dù chưa có những nghiên cứu chính thức về yếu tố này, những ý kiến chung được đồng tình là đồng đơ la tiêu ở Việt Nam có sức mua gấp khoảng 3-4 lần so với các nước phát triển. Như vậy, việc để nội tệ mất giá mạnh có thể ảnh hưởng đến đới sống của một bộ phận dân cư, tiếp tục mở rộng thêm khoảng cách giữa