2.1. Tăng cường các hoạt động tìm hiểu về thị trường EU và tìm kiếm các biện pháp thâm nhập thị trường EU một cách hiệu quả biện pháp thâm nhập thị trường EU một cách hiệu quả
EU tuy là một thị trường khơng cịn xa lạ gì với các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam, tuy nhiên khơng phải doanh nghiệp nào cũng có đầy đủ thơng tin một cách chính xác về thị trường này. Hiểu biết về thị trường EU của các doanh nghiệp Việt Nam hiện vẫn còn yếu, đây chính rào cản đối với doanh nghiệp khi xuất khẩu vào thị trường EU. Để giảm rủi ro khi thâm nhập vào thị trường EU địi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải thơng hiểu về hệ thống luật pháp, hệ thống các rào cản kỹ thuật… cũng như đặc điểm thị trường EU.
Thơng tin ngày nay có thể tham khảo từ nhiều nguồn như báo chí, sách, internet, từ các cơ quan chức năng hay do doanh nghiệp tự nghiên cứu tìm hiểu. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng là phải xử lý thơng tin đó ra sao để có dự báo chính xác phục vụ cho xuất khẩu thuỷ sản của doanh nghiệp mình. Do vậy, bên cạnh việc tiếp thu những thông tin từ Chính phủ, các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp cần đẩy mạnh liên lết với các viện nghiên cứu, liên kết với các
doanh nghiệp xuất khẩu tương đồng và đặc biệt là tích cực chủ động trong việc khảo sát, nghiên cứu thị trường để tìm ra thơng tin cho riêng doanh nghiệp mình. Bởi nếu tự xây dựng được cho mình một hệ thống cơ sở dữ liệu riêng đáng tin cậy thì đó sẽ là một lợi thế của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp khác và góp phần nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp đó.
2.2. Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá và tiếp thị sản phẩm phẩm
Xúc tiến thương mại đã được sử dụng từ lâu trong hoạt động thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá của các doanh nghiệp Việt Nam, tuy nhiên hiệu quả của hoạt động này đến đâu thì vẫn chưa đạt được như mong muốn. Xúc tiến thương mại thường được tổ chức với các hình thức như khuyến mại, quảng cáo thương mại, trưng bày, giới thiệu hàng hoá và tham gia các hội chợ, triển lãm thương mại. Thực hiện các hình thức quảng bá này sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam giới thiệu được hàng hố thuỷ sản của mình tới người tiêu dùng EU, thăm dò được nhu cầu và thị hiếu của họ để từ đó có những định hướng cụ thể và phù hợp với xu hướng thay đổi của thị trường. Hàng năm tại các nước EU tổ chức rất nhiều các hội chợ, triển lãm quốc tế uy tín với sự góp mặt của nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn, nhiều thương hiệu nổi tiếng thế giới thu hút hàng trăm nghìn người tham gia như hội chợ cũng là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam giới thiệu sản phẩm tới người tiêu dùng và các đối tác EU. Tham gia các hoạt động này cịn giúp các doanh nghiệp có những thơng tin thiết thực về giá cả, mẫu mã, chất lượng sản phẩm, chiến lược khuyến mãi cùa các đối thủ cạnh tranh nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp thuỷ sản tại thị trường EU. Tuy nhiên để đẩy mạnh được hiệu quả của công tác xúc tiến thương mại tại các hội chợ quốc tế có hiệu quả, các doanh nghiệp khi tham gia hội chợ cần có chiến lược rõ ràng về các đối tượng khách hàng mà doanh nghiệp mình hướng tới, chuẩn bị kỹ càng hàng hoá, mang tới triển lãm những sản phẩm tốt nhất với mẫu mã đuợc cải tiến và giá thành sản phẩm cạnh tranh.
2.3. Tăng cường đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới trang thiết bị, công nghệ và nâng cao tay nghề người lao động và nâng cao tay nghề người lao động
Các doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam cần tăng cường đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, chú trọng đầu tư chiều sâu để nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng, đa dạng hoá sản phẩm và hạ giá thành đối với từng mặt hàng cụ thể.
Đầu tư vốn và thiết bị, mày móc, cơng nghệ tiên tiến, hiện đại và đồng bộ vào quá trình sản xuất để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Hơn nữa, doanh nghiệp cần đầu tư công nghệ tiên tiến và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng được EU công nhận như tiêu chuẩn chất lượng ISO 9000 và tiêu chuẩn HACCP.
Nâng cao tay nghề của người lao động cũng là vấn đề đang đựơc đặt ra hiện nay. Bởi máy móc là quan trọng trong quá trình sản xuất, nhưng con người mới là nhân tố không thể thiếu. Ngồi việc hỗ trợ của nhà nước trong cơng tác nâng cao tay nghề người lao động và phát triển nguồn nhân lực thì các doanh nghiệp cũng cần có kế hoạch chủ động cho riêng mình. Tổ chức các khố học ngắn hạn nhằm nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động sẽ giúp tăng năng suất lao động, chú trọng đào tạo cán bộ quản lý, đặc biệt là cán bộ xuất nhập khẩu sẽ giúp cho hoạt động của doanh nghiệp trơn tru hơn, công tác thúc đẩy xuất khẩu sẽ đạt hiệu quả hơn.
2.4 .Tăng cường hợp tác giữa các doanh nghiệp
Các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cần tiến tới xây dựng một chiến lược thâm nhập chung vào thị trường EU, cũng như xây dựng được thương hiệu cho hàng hoá Việt Nam trên thị trường này. Các liên kết trong ngành thuỷ sản, dệt may, da giày trong thời gian qua đã cho thấy tầm quan trọng của hỗ trợ và phối hợp giữa các doanh nghiệp.
EU là một thị trường rộng lớn và phức tạp một doanh nghiệp không thể đơn độc cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn của các nước khác. Việc liên kết giữa các doanh nghiệp có thể đem lại những lợi ích như:giảm được cạnh tranh trong nội bộ ngành (vì các đối thủ chính là doanh nghiệp các nước khác),có khả
năng đáp ứng được những khách hàng lớn tìm kiếm nguồn cung cấp đáng tin cậy với số lượng lớn trong thời gian ngắn. Nếu các doanh nghiệp xuất khẩu cùng một loại hàng hố sang EU khơng có sự liên kết với nhau thì họ khó có thể có được các hợp đồng với số lượng lớn từ EU. Bởi các doanh nghiệp Việt Nam đa số vẫn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong khi các đối tác EU thường là các cơng ty và tập đồn lớn. Do vậy, muốn làm ăn lâu dài với các doanh nghiệp EU và ký kết được các hợp đồng lớn thì các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cần có chiến lược liên kết phù hợp nhằm chủ động được nguồn cung hàng lớn với giá cả cạnh tranh, qua đó sẽ thúc đẩy được xuất khẩu vào thị trường EU.
2.5. Tăng cường công tác quản lý, giám sát hoạt động của đội HACCP
Đây là giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hệ thống HACCP vì đội HACCP là nịng cốt, là “trục xương sống” để đảm bảo hệ thống HACCP hoạt động đáp ứng với mục đích, u cầu của dơn vị. Cơng tác kiểm tra giám sát sẽ kịp thời phát hiện những sai lỗi, đề ra biện pháp khắc phục phù hợp, hạn chế rủi ro, giảm thiểu thiệt hại cho doanh nghiệp.
Bên cạnh những giải pháp nêu trên, để nâng cao hiệu quả của Hệ thống quản lý chất lượng HACCP vào trong chế biến thủy sản ngoài sự nổ lực, phấn đầu của doanh nghiệp thì cần có sự tham gia, vào cuộc của các cơ quan quản lý nhà nước, các cấp chính quyền địa phương trong việc nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân; kiểm soát chặt chẽ các cơ sở nuôi trồng, khai thác, thu gom, bảo quản, sơ chế thủy sản; xử lý nghiêm các trường hợp sử dụng hóa chất cấm, đưa tạp chất vào trong nguyên liệu thủy sản.../.
KẾT LUẬN
Ngành thủy sản của Việt Nam là ngành có khả năng cạnh tranh bởi vì dựa chủ yếu vào lợi thế của nguồn tài nguyên thiên nhiên của đất nước. Việt Nam có nguồn tài nguyên phong phú để phát triển thủy sản, đánh bắt hải sản và nuôi trồng trên đất liền. Hơn thế nữa, Việt Nam lại có nguồn nhân cơng tương đối rẻ; Việt Nam lại khơng có hệ thống các nhà máy chế biến hiệu quả hoặc một đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ, và do đó tính cạnh tranh của Việt Nam ở lĩnh vực này là thấp. Tuy nhiên, các yếu tố khác như cơ sở hạ tầng yếu kém, tệ quan liêu trong các cơ quan chính quyền địa phương đã làm giảm khả năng cạnh tranh của ngành. Thêm vào đó khu vực tư nhân trong ngành thủy sản vẫn còn chưa phát triển, các cơ sở nhà nước lại hạn chế khả năng chiếm lĩnh thị trường thế giới trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt của các nước khác. Để duy trì sự ổn định trong xuất khẩu thủy sản, Việt Nam cần phải tập huấn cho các nhà kinh doanh thương mại và những người nuôi trồng và đánh bắt thủy sản những nguyên tắc về kinh doanh của họ, đặc biệt tơn trọng các qui định về an tồn thực phẩm HACCP. Con người có quyền được địi hỏi thực phẩm mà họ sử dụng là phù hợp và an toàn. Bệnh tật (từ thực phẩm) và ngộ độc thực phẩm là mối nguy lớn nhất nếu an toàn thực phẩm khơng được quan tâm và kiểm sốt. Thực phẩm khơng an tồn khơng chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng mà còn ảnh hưởng xấu đến thương mại / xuất khẩu và du lịch, điều này dẫn tới giảm thu nhập, thất nghiệp, kiện tụng. Thực phẩm hư hỏng là lãng phí, đắt tiền và ảnh hưởng xấu đến niềm tin của khách hàng hoặc người tiêu dùng. Trong bối cảnh hiện nay, giao thương quốc tế và du lịch đang phát triển mạnh mẽ. Điều này đem lại nhiều lợi ích về kinh tế cho các quốc gia đồng thời cũng là cơ hội để bệnh tật lây lan dễ dàng hơn. Vì vậy để đảm bảo an tồn thực phẩm địi hỏi sự tham gia của các thành phần trong chuỗi cung cấp thực phẩm. Từ nông trại / khu khai thác, các nhà chế biến, các nhà cung cấp phụ liệu như dịch vụ như bao bì, phụ gia, hóa chất, dịch vụ vận chuyển cho tới các nhà cung cấp dịch vụ ăn uống và người tiêu dùng.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1/ http://www.quacert.gov.vn 1/ http://www.quacert.gov.vn 2/ http://www.quacert.gov.vn 3/ http://chongbanphagia.vn 4/ http://www.baocantho.com.vn 5/ www.vasep.com.vn/
6/ Tạp chí nghiên cứu kinh tế
7/ http://my.opera.com/vuhau.vn/blog/show.dml/303133 8/ http://www.ou.edu.vn/vietnam/files/TT_CGCN/2008/haccp_gmp.htm 9/ http://caohoc15ct.forum-viet.net/forum-f17/topic-t167.htm 10/ http://caohoc15ct.forum-viet.net/forum-f17/topic-t167.htm 11/http://vietbao.vn/Kinh-te/HACCP-con-xa-la-voi-nhieu-DN-thuc- pham/30108723/87/