THUẾ TÀI NGUYÊN THỦY SẢN

Một phần của tài liệu Tiểu luận môi trường hệ sinh thái biển (Trang 27 - 32)

III Các cơng cụ kinh tế ứng dụng ở Việt Nam và những thành tựu đã đạt được:

1. THUẾ TÀI NGUYÊN THỦY SẢN

Thuế tài nguyên là loại thuế thu vào hành vi khai thác tài nguyên thiên nhiên của tổ chức, cá nhân. Hành vi khai thác tài nguyên thiên nhiên là sự kiện pháp lý làm phát sinh thuế tài nguyên (không phải hành vi sử dụng tài nguyên thiên nhiên).

Tám nhóm đối tượng chịu thuế là: Khống sản kim loại; Khống sản khơng kim loại; Dầu thơ; Khí thiên nhiên, khí than; Sản phẩm của rừng tự nhiên, gồm các loại động vật, thực vật và các loại sản phẩm khác của rừng tự nhiên; Nước thiên nhiên, gồm nước mặt và nước dưới đất. Trong đó cịn có Thủy sản tự nhiên.

Tài nguyên thủy sản là một loại tài sản công, không thuộc về cá nhân, mà là của chung, của cộng đồng. Do đó đã dẫn tới tình trạng khai thác tràn lan, khai thác theo kiểu “sống trọn ven ngày hôm nay là đủ-lo chi ngày mai, chuyện gì đến sẽ đến”. Đến nay, nước ta có đến 236 lồi thủy sản bị đe dọa ở cấp độ khác nhau, trong đó có hơn 70 lồi sinh vật biển đã bị liệt kê trong Sách đỏ Việt Nam. Thuế tài nguyên thủy sản được quy định nhằm góp phần thể hiện sự quản lý nhà nước đối với tài nguyên; bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả nguồn tài nguyên đồng thời góp phần bảo đảm nguồn thu ngân sách nhà nước cho các hoạt động chi nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản và bình ổn thị trường.

1.1,Đối tượng áp dụng thuế tài nguyên thủy sản

Người nộp thuế tài nguyên thủy sản là tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước khai thác thủy sản tự nhiên trong phạm vi lãnh thổ thuộc chủ quyền Việt Nam.

1.2,Thuế suất

Loại thủy sản tự nhiên Mức thuế suất Ngọc trai, bào ngư, hải sâm 6-10%

Cá, tôm, mực,….. 1-5%

Số thu trung bình năm của thuế tài nguyên thủy sản là khoảng 12,9 tỉ đồng, chiếm 0.521% trong tổng số thu thuế tài nguyên nước ta. Thuế tài nguyên thủy sản sẽ được giữ lại Ngân sách địa phương tỉnh thành phố quãn lí tương tự như các loại thuế tài nguyên khác. Chỉ có thuế tài nguyên dầu mỏ là đưa về ngân sách chính phủ.

Tuy nhiên hiện nay việc khảo sát áp dụng thuế với tất cả các ngư dân là điều không thể. Nhiều ngư dân khai thác nhỏ lẽ, chủ yếu để mưu sinh qua ngày nên khó áp dụng thuế, giá xăng dầu tăng cao, nhiều ngư dân không đủ điều kiện đầu tư cho đánh bắt xa bờ quay về hoạt động ở vùng nước gần bờ. Trong khi đó, nguồn lợi thủy hải sản ven bờ đang ngày càng cạn kiệt, nhiều ngư dân vì lợi ích trước mắt nên nghĩ cách sử dụng phương tiện trái phép để khai thác được nhiều sản lượng hơn. Điều đáng quan tâm các trường hợp vi phạm quy định trong khai thác thủy hải sản chủ yếu là những hộ ngư dân nghèo. Đời sống còn bấp bênh, họ chưa lo được cho cuộc sống của họ thì làm sao bảo họ phải có ý thức mơi trường, bảo vệ thủy sản, cuộc sống của họ còn nhiều bấp bênh thì làm sao bắt họ khai thác thủy sản bền vững được.

2.TRỢ CẤP KHAI THÁC THỦY SẢN XA BỜ 2.1. Chính sách Thuế 2.1. Chính sách Thuế

Nhằm giảm bớt chi phí sản xuất, duy trì phát triển khai thác hải sản, cải thiện đời sống, tạo thêm thu nhập và tích lũy cho ngư dân, khuyến khích phát triển đội tàu xa bờ nhằm giảm áp lực khai thác ven bờ. Năm 2005, Nhà nước đã bãi bỏ thuế khai thác tài nguyên và thuế thu nhập doanh nghiệp có tàu thuyền khai thác thủy sản, giảm 50% thuế trước bạ cho việc đóng mới, mua mới, thay máy cho tàu đánh cá xa bờ.

Chính sách miễn giảm 50% thuế trước bạ cho việc đóng mới, mua mới, thay máy mới cho tàu khai thác xa bờ là một chính sách rất tốt, tạo điều kiện cho ngư dân mạnh dạn phát triển đội tàu khai thác xa bờ. Trước năm 1997, đội tàu trên 90 cv khai thác xa bờ đều của các công ty quốc doanh đánh cá với khoảng vài trăm chiếc. Đến nay, cả nước có gần 25 nghìn tàu thuyền trên 90 cv khai thác xa bờ, trong đó, hầu hết là của tư nhân.

Bên cạnh, việc bãi bỏ chính sách thuế khai thác tài nguyên có một số hạn chế: Tạo nên sự bất bình đẳng giữa hoạt động khai thác nguồn tài nguyên thủy sản và các nguồn tài nguyên khác, giữa những người khai thác nhiều nguồn tài nguyên với những người khai thác ít nguồn tài nguyên hơn; Làm giảm nhận thức về trách nhiệm và nghĩa vụ của ngư dân khai thác thủy sản đối cộng đồng.

2.2. Hỗ trợ tín dụng ưu đãi đóng tàu khai thác xa bờ

Xuất phát từ nguồn tài nguyên thuỷ sản ven bờ đã khai thác tới hạn, trong khi tiềm năng nguồn lợi xa bờ chưa được khai thác, để bảo đảm phát triển nghề cá bền vững, Nhà nước đã có chính sách hỗ trợ ngư dân vay tín dụng với lãi suất ưu đãi để đóng tàu cơng suất lớn hoạt động khai thác ở vùng xa bờ, nhằm giảm áp lực khai thác vùng ven bờ.

Hỗ trợ thực hiện từ năm 1997 - 2001 cho đối tượng là ngư dân hoặc cơng ty khai thác có kinh nghiệm, có kỹ năng chun mơn và kiến thức quản lý hoạt động khai thác ở vùng biển xa bờ thuộc các tỉnh ven biển.

Tổng kinh phí hỗ trợ khoảng 1.300 tỷ đồng từ nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển với lãi suất ưu đãi. Hỗ trợ này áp dụng cho đóng tàu khai thác có lắp máy chính cơng suất từ 90 cv trở lên hoạt động ở vùng biển xa bờ, có đăng ký hành nghề tại địa phương hoặc có giấy phép hành nghề đánh bắt xa bờ do cơ quan bảo vệ nguồn lợi thủy sản cấp.

Thơng qua chương trình này đã có 1.365 tàu khai thác xa bờ được đóng mới, góp phần chuyển dịch nghề nghiệp khai thác tại các ngư trường mới ở vùng xa bờ, từng bước giảm dần áp lực khai thác vùng ven bờ.

Đây là chủ trương đúng đắn nhằm từng bước ổn định khai thác ven bờ và đẩy mạnh khai thác xa bờ. Nhờ chính sách này, nhiều ngư dân có kinh nghiệm và năng lực đã mạnh dạn đầu tư, vay vốn với lãi suất thơng thường để đóng tàu cơng suất lớn hơn, chuyển đổi kỹ thuật khai thác để nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả khai thác, tạo thêm nhiều việc làm, cải thiện đời sống, từng bước góp phần hiện đại hố nghề khai thác hải sản.

Đến năm 2009, số tàu thuyền công suất trên 90 cv đã lên tới gần 25 nghìn chiếc. Đội tàu công suất lớn này đã đóng vai trị quan trọng trong hoạt động khai thác, là tiền đề để thực hiện giảm dần số lượng tàu thuyền nhỏ khai thác ven bờ, góp phần bảo vệ nguồn lợi thủy sản vùng ven bờ đang bị khai thác q mức. Ngồi ra, một số tàu cịn tham gia khai thác hải sản hợp pháp tại vùng biển các nước trong khu vực hoặc tại vùng biển quốc tế.

Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực, vẫn cịn một số hạn chế: Cơng tác đào tạo nguồn nhân lực cho khai thác hải sản xa bờ còn nhiều hạn chế dẫn đến thiếu nguồn lực lao động chất lượng cao để phát triển khai thác xa bờ. Chưa đầu tư thoả đáng cho nghiên cứu đánh giá nguồn lợi để cung cấp kịp thời thông tin dự báo ngư trường, nguồn lợi. Hạ tầng dịch vụ nghề cá xa bờ chưa đáp ứng được yêu cầu dẫn đến hiệu quả khai thác chưa cao. Hoạt động tuyên truyền và nhận thức của ngư dân về phát triển khai thác hải sản gắn với bảo vệ nguồn lợi còn chưa sâu rộng.

2.3. Đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng nghề cá

Để đẩy mạnh phát triển khai thác, nhất là khai thác xa bờ, từng bước hình thành cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá, Nhà nước đã đầu tư nâng cấp cơ sở các cảng cá tạo hạ tầng dịch vụ cần thiết cho tàu cá hoạt động. Chính phủ cũng đầu tư xây dựng các khu neo đậu, tránh trú bão cho tàu thuyền nhằm đảm bảo an toàn sản xuất trên biển, hạn chế thiệt hại về người và của do thiên tai gây ra.

Hỗ trợ này được thực hiện hàng năm, từ cuối năm 1990 thông qua nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, vốn ODA, vốn vay khác. Các cảng cá được xây dựng tại nhiều tỉnh ven biển theo quy hoạch hệ thống cảng cá, chợ cá. Ngoài những bến cá ở dạng tự nhiên, tại các tỉnh sẽ được đầu tư xây dựng mới hoặc nâng cấp các cảng cá, bến cá hiện tại. Các khu neo đậu, tránh trú bão được lựa chọn trên cơ sở điều kiện tự nhiên phù hợp với mục đích an tồn của tàu thuyền khi có bão.

Tính đến 2007, đã có 66 cảng cá với tổng chiều dài 6.028 m tại 27 tỉnh ven biển đã được đầu tư, nâng cấp đưa vào hoạt động và 16 khu neo đậu, tránh trú bão. Có 6 khu cấp vùng là Quảng Bình, Đà Nẵng, Bình Định, Khánh Hồ, Bình Thuận, Cà Mau và 9 khu cấp tỉnh là Hải Phòng, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Thuận được đưa vào sử dụng, có 10 khu đang được đầu tư xây dựng nhưng vẫn được đưa vào hoạt động, đảm bảo cho gần 12 nghìn tàu cá neo đậu.

Hệ thống cảng cá được xây dựng đã góp phần cải thiện hạ tầng cơ sở vùng ven biển. Ngư dân có nơi để bốc dỡ sản phẩm và tiếp nhận nhiên liệu, nhu yếu phẩm. Do vậy, họ giảm được thời gian ở bến, giảm tổn thất về chất lượng sản phẩm khai thác, bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm. Tại một số cảng cá cịn có chợ cá đầu mối, góp phần thúc đẩy thương mại phát triển.

2.4. Hỗ trợ chi phí xăng dầu cho ngư dân

Những năm gần đây, giá xăng dầu thế giới và trong nước luôn biến động theo chiều hướng tăng, có lúc tăng gần 100% từ 8.700đ/lít lên 16.200đ/lít. Ngư dân là những người bị ảnh hưởng nặng nề, nhất là nhóm tàu khai thác xa bờ. Năm 2008, có thời điểm 30 - 40% tàu thuyền khai thác hải sản phải nằm bờ do chi phí sản xuất, trong khi giá sản phẩm khai thác lại có xu hướng giảm. Để góp phần ổn định đời sống, an sinh xã hội, duy trì sự phát triển nghề khai thác hải sản, Chính phủ đã ban hành chính sách hỗ trợ một phần chi phí xăng dầu cho ngư dân tham gia khai thác trên biển.

Chính sách hỗ trợ thực hiện trong năm 2008 cho đối tượng là ngư dân sở hữu tàu khai thác hải sản hoặc tàu dịch vụ cho khai thác hải sản đi sản xuất trên biển thường xuyên liên tục, có nguồn thu nhập chính từ khai thác hải sản.

Tổng kinh phí hỗ trợ nhiên liệu hơn 1.600 tỷ đồng. Điều kiện để được hỗ trợ là ngư dân có tàu đánh bắt hải sản, tàu dịch vụ hoạt động từ 6 tháng trong một năm trở lên, đã hoàn thành thủ tục mua bảo hiểm thân tàu, bảo hiểm tai nạn thuyền viên, có đăng kiểm, đăng ký lưu hành phương tiện theo quy định, có giấy phép khai thác hải sản, có địa chỉ cư trú hợp pháp và được chính quyền địa phương xác nhận sau mỗi chuyến biển. Nhóm tàu công suất nhỏ hơn 40 cv hỗ trợ tối đa 20 triệu đồng/năm. Nhóm tàu 40 - < 90 cv hỗ trợ tối đa 24 triệu đồng/năm và nhóm tàu từ 90 cv trở lên hỗ trợ tối đa 30 triệu đồng/năm.

Mặc dù chỉ được hỗ trợ một phần chi phí xăng dầu chuyến biển, nhưng nhờ chính sách hỗ trợ này hầu hết ngư dân đã phấn khởi và tiếp tục đi biển. Hoạt động khai thác hải sản từng bước được khôi phục, số tàu khai thác nằm bờ đã giảm. Đời sống cư dân ven biển được cải thiện, tuy vẫn cịn nhiều khó khăn.

Đây là loại hình hỗ trợ rủi ro cho người dân do biến động giá nhiên liệu nhằm duy trì hoạt động khai thác hải sản, ổn định đời sống kinh tế - xã hội và đảm bảo nguồn sinh kế của ngư dân ven biển. Thông qua hỗ trợ, cơ quan quản lý nghề cá đã nắm và quản lý được số tàu thuyền khai thác.

Mặc dù vậy, hỗ trợ này cũng bộc lộ một số hạn chế: Do chính sách được ban hành gấp để kịp thời hỗ trợ cho ngư dân ngay trong năm 2008 nhằm khơi phục sản xuất, nên cịn nhiều điểm chưa phù hợp, chưa thực sự khuyến khích phát triển khai thác xa bờ; Nhóm tàu được hỗ trợ có giải cơng suất rộng, từ dưới 10 cv đến 1.000 cv.

Trong khi mức độ tiêu hao nhiên liệu của tàu công suất lớn với tàu công suất nhỏ có sự chênh lệch rất lớn. Hỗ trợ chỉ chia theo ba mức như trên là không hợp lý, nhất là những nhóm tàu ở đầu và ở cuối của mỗi mức.

2.5. Hỗ trợ đóng mới, mua mới tàu và thay máy mới

Với mục tiêu thay đổi cơ cấu tàu thuyền khai thác ven bờ sang khai thác xa bờ, thay đổi tàu sử dụng máy cũ tiêu hao nhiều nhiên liệu sang sử dụng máy mới tiêu hao ít nhiên liệu hơn, Chính phủ đã có chính sách hỗ trợ ngư dân đóng mới tàu cá xa bờ (trên 90 cv), thay máy mới cho tàu có cơng suất từ 40 - 90 cv trở lên.

Thời gian áp dụng từ năm 2008 - 2010. Mức hỗ trợ tàu đóng mới là 70 triệu đồng/năm và tàu thay máy mới là 18 triệu đồng/năm đối với tàu có cơng suất từ 90 cv trở lên và tàu có cơng suất từ 40 - 90 cv được hỗ trợ 10 triệu đồng/năm. Tàu cá đóng mới và thay máy mới trong năm 2008 được hỗ trợ 3 năm, nếu đóng và thay máy mới năm 2009 được hỗ trợ 2 năm và trong năm 2010 được hỗ trợ 1 năm. Kinh phí thực hiện năm 2008 là 88 triệu đồng.

Thực tế, giá thành đóng mới và thay máy mới quá cao so với mức hỗ trợ của Nhà nước. Trong khi đó, ngư dân lại thiếu vốn do phải chống trả các đợt tăng giá dầu trước đó, mặt khác các ngân hàng thương mại lại hạn chế đầu tư cho tàu khai thác hải sản nên ngư dân khơng tiếp cận được với chính sách hỗ trợ này.

2.6 Hỗ trợ bảo hiểm thân tàu và thuyền viên

Trong thực tế, các chủ tàu rất ít tham gia mua bảo hiểm tai nạn thuyền viên do lao động trên tàu thường không ổn định. Để đảm bảo quyền lợi và an toàn cho thuyền viên, lao động trên tàu, Nhà nước đã thực hiện chính sách hỗ trợ này.

Chính sách hỗ trợ này thực hiện từ 2008 - 2010. Mức hỗ trợ bảo hiểm thân tàu là 30% và bảo hiểm tai nạn thuyền viên là 100% so với mức giá bán bảo hiểm của các cơng ty bảo hiểm. Kinh phí hỗ trợ năm 2008 khoảng hơn 20 tỷ đồng.

Chính sách này được đơng đảo ngư dân hưởng ứng. Năm 2008, đã có gần 17 nghìn tàu được hỗ trợ bảo hiểm thân tàu và trên 260 nghìn thuyền viên được hỗ trợ bảo hiểm tai nạn thuyền viên. Hỗ trợ kinh phí bảo hiểm có chi phí khơng lớn nhưng đã thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đối với hoạt động khai thác thủy sản, đối với đời sống của ngư dân. Chính sách này đã có tác động rất lớn về mặt tinh thần cho cộng đồng ngư dân.

Kết luận

Hơn 10 năm qua, ngành Thủy sản đã có sự tăng trưởng ổn định trên các lĩnh vực hoạt động của ngành. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sự phát triển khai thác hải sản, Chính phủ và Bộ NN và PTNT đã xây dựng ban hành nhiều chính sách, kế hoạch để phát triển theo hướng tăng trưởng bền vững và tiến tới hội nhập quốc tế. Các chủ trương, chính sách, quyết định trong lĩnh vực khai thác hải sản đã tạo điều kiện tăng cường hiệu lực quản lý hoạt động khai thác, gắn phát triển khai thác hải sản với bảo vệ nguồn lợi và môi trường biển, đảm bảo ổn định sinh kế và thu nhập cho

Một phần của tài liệu Tiểu luận môi trường hệ sinh thái biển (Trang 27 - 32)