Kinh nghiệm phát triển ngành du lịch

Một phần của tài liệu Tìm hiểu chiến lược phát triển kinh tế xã hội của thái lan (Trang 49)

III- Bài học phát triển kinh tế xã hội cho Việt Nam 1 Ứng phó với khủng hoảng kinh tế

3.Kinh nghiệm phát triển ngành du lịch

Năm 2005 nguồn thu từ du lịch chiếm 6% tổng sản phẩm quốc nội của Thái Lan, thu 7 tỉ USD mỗi năm và là chỗ dựa cứu nguy thời khủng hoảng tài chính châu Á năm 97 - 98. Thái Lan không ngừng áp dụng nhiều biện pháp: cải tiến thủ tục, giảm lệ phí visa, gia tăng các loại hình dịch vụ đặc sắc, xây dựng mạng lƣới shopping đa dạng, mở nhiều điểm tham quan mới bên cạnh việc trùng tu những thắng cảnh truyền thống và đáng ghi nhận là những chƣơng trình tiếp thị tận gốc của chính phủ dƣới đây.

- Nhu cầu thƣởng thức các món ăn Thái ngày càng gia tăng trên thế giới khơng chỉ tạo ra những khoản thu có trị giá gia tăng cao mà cịn góp phần thúc đẩy xuất khẩu nơng sản của quốc gia, tạo công ăn việc làm cho ngƣời Thái ở hải ngoại và kích thích du khách đến Thái Lan từ những món ăn truyền thống đó. Cục Xúc tiến xuất khẩu Thái Lan hỗ trợ phát triển những nhà hàng lớn hiện có hơn là tạo ra những doanh nghiệp nhỏ và vừa để tạo ra trị giá gia tăng cao hơn.

- Thái Lan đang có những biện pháp tích cực hơn để thu hút du khách và tập trung vào thị trƣờng mục tiêu và khách hàng tiềm năng của Nhật. Chính Phó thủ tƣớng Thái Lan là Somkid Jatusripitak sẽ dẫn một phái đoàn thƣơng mại đến Nhật từ ngày 24 đến ngày 29.8 để khai thác thị trƣờng du lịch của nƣớc này. Điều đặc biệt là phái đoàn thƣơng mại sẽ không ký kết một văn bản nào với chính phủ Nhật mà sẽ ký bản ghi nhớ với 19 công ty lớn của Nhật để cam kết thực hiện việc đƣa các nhân viên của các công ty này đến du lịch tại Thái Lan. Phái đồn cịn tiếp xúc với các cơng ty du lịch của Nhật để thảo luận các cơ hội kinh doanh về du lịch. Thái Lan đã đƣa ra giá chào tour du lịch hấp dẫn cho các nhà lãnh đạo cao cấp của các công ty lớn này.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu chiến lược phát triển kinh tế xã hội của thái lan (Trang 49)