GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ
Trong thực tế đã phát sinh các trường hợp như người có bất động sản đã làm hợp đồng đổi nhà, đổi đất có phát sinh thu nhập; hợp đồng uỷ quyền (thực chất là bán) cho các sàn giao dịch bất động sản tư nhân chuyển nhượng bất động sản… Các hoạt động này thực chất là chuyển nhượng bất động sản nhưng việc đánh thuế TNCN từ chuyển nhượng bị bỏ sót, bài đề án đưa ra một số giải pháp như sau.
1. Giải pháp
Trong điều kiện của Việt Nam hiện nay với ngân sách hạn hẹp và lợi nhuận cho việc KD BĐS vẫn khá lớn, việc huy động đóng góp của cá nhân và doanh nghiệp là cần thiết. Nhưng phải làm như thế nào để người dân hiểu ra được tầm quan trọng của việc nộp thuế, nghĩa vụ nộp thuế TNCN từ chuyển nhượng BĐS cảm thấy đồng tình với chính sách thì đây khơng phải là điều dễ làm. Biện pháp mà cơ quan thuế một phần nào có thể giảm thiểu ngăn chặn những hành vi trốn thuế, “lách luật” có thể trình bày qua các nội dung như sau:
- Trước hết thì cơ quan thuế phải có một hệ thống thơng tin riêng cho chính địa phương mà mình quản lý, để giám sát được một cách chặt chẽ nhất với thông tin sở hữu BĐS số lượng các giao dịch từ thị trường
- Thứ hai đào tạo, tuyển đội ngũ cán bộ thuế có đầy đủ chuyên môn, nghiệp vụ năng lực để thực hiện tốt công tác thu thuế từ chuyển nhượng BĐS, phải thu đúng thu đủ và khơng gây bức xúc, khó chịu từ người dân.
- Thứ ba tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về Luật Thuế TNCN, Luật thuế TNDN, các luật liên quan đến thuế đến mọi tầng lớp dân cư, doanh nghiệp để giúp họ nắm được và hiểu rõ các quy định của Nhà nước và thấy được tầm quan trọng của việc nap thuế TNCN từ chuyển nhượng BĐS.
- Thứ tư về phía cơ quan thuế phải chủ động đề xuất kịp thời các giải pháp giải quyết được trong mọi tình huống có thể xảy ra trong q trình thực hiện cơng
tác thu thuế TNCN từ chuyển nhượng BĐS, đảm bảo quản lý sát nguồn thu, không bị thất thu.
Cơ quan thuế có vai trị và vị trí chịu trách nhiệm chính trong việc thu thuế TNCN từ chuyển nhượng bất động sản phải là cầu nỗi giữa người dân, doanh nghiệp với các cơ quan ban hành luật để xây dựng hệ thống pháp luật Việt Nam chặt chẽ, kết hợp hài hịa giữa lợi ích giữa người dân, doanh nghiệp và Nhà nước.
2. Kiến nghị
Đề án đưa ra một số kiến nghị như sau:
Thứ nhất Về phía Nhà nước, cần có những chế tài bắt buộc mua bán nhà, đất
phải được thực hiện giao dịch qua ngân hàng hay là qua sàn, nhằm giám sát nắm được chính xác giá trị khi chuyển nhượng tránh tình trạng khai sai giá trị khi chuyển nhượng bất động sản. Phải xây dựng và quản lý hệ thống thông tin cá nhân đầy đủ chính xác và tồn diện. Mặt khác giữa các ngành thuế và ngành tài ngun & mơi trường có sự kết nối mạng thơng tin thống nhất trên phạm vi tồn quốc để quản lý được việc sở hữu BĐS chi tiết rõ ràng và chính xác của từng cá nhân. Từ đó, chống được sự khai man của người dân rằng BĐS đó là tài sản duy nhất trong chuyển nhượng để được miễn thuế.
Đồng thời Nhà nước cũng phải nỗ lực hoàn thiện hệ thống thơng tin cho tồn thị trường BĐS của Việt Nam, hệ thống thông tin phải minh bạch phải được công khai được công bố rộng rã trên thị trường. Giữa Nhà nước và các cơ quan thuế, sàn giao dịch, doanh nghiệp, người dân kết hợp để thực hiện và xây dựng hệ thống thông tin này.
Khơng những vậy, Nhà nước cịn quan tâm và tập trung vào việc đào tạo cán bộ trong các cơ quan ban hành luật, các cơ quan thực thi hướng dẫn luật, học hỏi và tiếp thu kinh nghiệm của các nước nhằm hoàn thiện xây dựng hệ thống văn bản pháp luật về thuế thu nhập từ chuyển nhượng BĐS hoàn thiện. Các cơ quan hành luật cần nhanh nhẹn hơn nữa trong việc nắm bắt thị trường và đưa ra những hướng dẫn kịp thời và có khi phải trước khi phát sinh những kẽ hở luật pháp gây thất thu thuế.
Để đảm bảo bao quát hết các trường hợp chuyển nhượng bất động sản, Bộ Tài
chính đề xuất trình Chính phủ trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung Khoản 5 Điều 3 Luật
thuế Thu nhập cá nhân theo hướng bổ sung quy định: thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản bao gồm cả thu nhập từ đổi nhà, đổi đất (nếu có), thu nhập từ uỷ quyền chuyển nhượng nhà, đất mà người được uỷ quyền có đầy đủ các quyền về nhà đất theo quy định của pháp luật.
Thứ hai Đối với UBND các tỉnh, TP để chống việc lách thuế qua việc ghi thấp
giá trên hợp đồng chuyển nhượng thì việc xây dựng và ban hành giá nhà, đất hàng năm phải phù hợp và sát giá thực tế chuyển nhượng trên thị trường tự do, để có sự kiểm sốt và chặt chẽ nhất.
Trong q trình hồn thiện luật thuế trong lĩnh vực BĐS cần sự kết hợp đồng bộ giữa các ban ngành và sự lắng nghe, ghi nhận ý kiến của người tham gia thị trường của các cấp lập chính sách nhằm có một thị trường BĐS minh bạch, rõ ràng và chặt chẽ hơn.
KẾT LUẬN
Nội dung đề án đã nghiên cứu một số vấn đề cơ bản về thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng BĐS và thực trạng công tác thu thuế thu nhập từ chuyển nhượng BĐS đã được hệ thống hóa trên khía cạnh lý luận và liên hệ thực tiễn ở Việt Nam nói chung cũng như ở Hà Nội nói riêng. Thực tiễn cho thấy rằng thuế TNCN từ chuyển nhượng BĐS đã đạt được những kết quả nhất định như: Các thông tư hướng dẫn thu thuế TNCN từ chuyển nhượng BĐS bám sát thị trường bất động sản và phần nào giải quyết được một số bất cập của việc thu thuế; với mức thuế khá hợp lý. Song vẫn cịn nhiều vấn đề khó khăn, khúc mắc chưa được giải quyết như: việc xác định nhà ở và đất ở duy nhất, xác định thu nhập chịu thuế để tính thuế hay như cách tính thuế nào là chuẩn xác đối với BĐS cụ thể.
Luật thuế TNCN và Luật thuế TNDN mới thi hành được trong hai năm vì thế cần phải được bổ sung và hồn thiện hơn nữa mới có thể giải quyết hết được những bất cập xung quanh việc thu thuế. Các giải pháp đưa ra trên nhiều phương diện như: cơ quan ban hành luật, cơ quan thực thi luật và người dân, doanh nghiệp cần được thực hiện đồng bộ thì mới có thể tác động tích cực đến thu thuế thu nhập từ chuyển nhượng BĐS.
Với các kết quả nghiên cứu trên đây, bài đề án đã đóng góp những ý kiến nhằm đạt được mục tiêu đề ra: nêu được thực trang thực hiện thuế TNCN từ chuyển nhượng BĐS, cải cách chính sách thuế bất động sản ở Việt Nam trong thời gian tới nói riêng và trên địa bàn Hà Nội nói chung. Tuy nhiên, q trình nghiên cứu bị giới hạn về thời gian, và hạn chế bởi kiến thức và nguồn tài liệu nên khó tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự quan tâm của thầy cô, bè bạn để bài viết hoàn thiện hơn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy giáo PGS.TS Nguyễn Thế Phán đã tận tình giúp đỡ em trong suốt thời gian hồn thành xong đề án. Em xin chân thành cảm ơn !
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Để thực hiện đề án này em đã tham khảo một số tài liệu sau
Luật Nhà ở 2005.
Luật quản lý thuế
Nghị định 71/2010/NĐ-CP ngày 23/6/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở.
Luật thuế Thu nhập cá nhân của Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 2, số 04/2007/QH12 ngày 21 tháng 11 năm 2007 và các nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành Luật thuế Thu nhập cá nhân.
Thông tư 16/2010/TT-BXD Quy định cụ thể và hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định 71/2010/NĐ-CP ngày 23/6/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở.
Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp của Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 3, số 14/2008/QH12 ngày 03/6/2008 và các nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp.
Bài giảng Kinh doanh bất động sản II của Bộ môn kinh doanh Bất động sản thuộc Khoa Bất động sản và Kinh tế tài nguyên.
Bài giảng Quản lý Nhà nước về đất đai và BĐS của Bộ môn Kinh doanh Bất động sản thuộc Khoa Bất động sản và Kinh tế tài nguyên
Các trang web: - http://vanban.chinhphu.vn/ - http://www.chinhphu.vn/ - http://land.cafef.vn/ - http://landtoday.net/ - http://vnexpress.net/