trong khi đó nhìn chung các hộ tham gia, đại đa số là các hộ đang có mức thu nhập thấp nên không đủ điều kiện đầu tư thêm, mức điều chỉnh vốn vay ít được điều chỉnh.
- Các định kỳ chăm sóc trong năm của cây cao su nằm cùng với thời vụ gieo trồng và thu hoạch của các cây trồng nông nghiệp khác, do vậy căng thẳng về lao động cũng như thời vụ dẫn đến hiệu quả chất lượng chăm bón vườn cây chưa được cao. Hơn nữa trình độ tiếp thu các ứng dụng khoa học kỹ thuật của đại đa số người dân còn hạn chế.
- Đất để trồng cao su từ năm 1996- 1997, đa số vùng đất xa khu dân cư, đất có địa hình dốc cao, nghèo dinh dưỡng.
- Thời gian gần đây có một số hộ rải đều trên các Xã, họ không vay vốn, khả năng nguồn vốn tự có của họ cho đầu tư cho vườn cây chưa thật sự đảm bảo.
- Cơn bão số 6 năm 2006 ảnh hưởng thiệt hại cục bộ vườn cây của một số hộ.
Xác định cao su là cây công nghiệp mũi nhọn cho hiệu quả kinh tế cao, là sản phẩm hàng hóa có sức tiêu thụ mạnh trên thị trường trong nước và quốc tế. Do đó, việc xem xét
diện tích, thổ nhưỡng đất đai để quy hoạch, phát triển loại cây này trên địa bàn vừa là cấp bách, vừa mang tính chiến lược lâu dài.
Nhìn chung, việc mở rộng diện tích chuyên canh cây cao su ở địa phương trong những năm gần đây có được là một bước tiến nhảy vọt kể cả về số lượng và chất lượng và đã đem lại cho người dân nơi đây một nguồn thu tương đối lớn. Mặc dù cây cao su phát triển mạnh mẽ như vậy nhưng để ngày càng nâng cao giá trị kinh tế của loại cây này thì cịn nhiều vấn đề cần phải quan tâm, khắc phục một cách đồng bộ giữa hộ gia đình, lãnh đạo địa phương và sự phối hợp giúp đỡ của các ban ngành chức năng liên quan của tỉnh, huyện để cây cao su ở Hương Trà thực sự có chất lượng cao và đứng vững trên thị trường.
CHƢƠNG III
MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CAO SU TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HƢƠNG TRÀ , SẢN XUẤT CAO SU TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HƢƠNG TRÀ ,
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
3.1. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CAO SU TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HƢƠNG TRÀ HƢƠNG TRÀ
Định hướng cho hoạt động sản suất cao su hàng hóa trong thời gian tới cần xuất phát từ một số căn cứ chủ yếu sau:
- Căn cứ vào tiềm năng, lợi thế của huyện trong lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là phát triển mơ hình cao su tiểu điền. Tồn huyện có 3.279,0 ha diện tích cây lâu năm, trong đó diện tích cây cao su là 2.272,82 ha. Như vậy, phần lớn diện tích trồng cây lâu năm của huyện đã được trồng cây cao su, bên cạnh đó cịn có 11.004,9 ha đất chưa sử dụng. Đây sẽ là lợi thế rất lớn nếu chính quyền huyện có phương pháp khai hoang, cải tạo để có thể quy hoạch thành vùng trồng cây cao su.
- Lực lượng lao động dư thừa (làm nội trợ, thất nghiệp…) hiện nay ở địa phương khá nhiều: 5.583 lao động, đây là một yếu tố rất thuận lợi cho sản xuất cây lâu năm, đặc biệt là cây cao su vì u cầu sản xuất cao su cần phải có lực lượng lao động dồi dào, ổn định. Một lợi thế nữa cần phải kể đến là lao động địa phương có truyền thống cần cù, chịu khó học hỏi.
- Thị trường là yếu tố rất quan trọng trong nền sản xuất hàng hóa. Tại địa bàn huyện khơng những thuận lợi về thị trường đầu vào mà thị trường đầu ra cũng rất đảm bảo do hệ thống thu mua mủ của các thu gom và đặc biệt là công ty cao su Quảng Trị rất đảm bảo.
- Ngồi ra, khơng thể thiếu được là các quyết định mang tính chất pháp lý, định hướng của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, UBND huyện Hương Trà. Các quy hoạch phát triển kinh tế của tỉnh, huyện trong giai đoạn 2001 – 2010...
Trên đây là những căn cứ cụ thể cũng như các căn cứ pháp lý của địa phương qua q trình nghiên cứu để chúng tơi làm cơ sở đề xuất những định hướng cơ bản sau:
- Khai thác tối đa tiềm năng đất đai, phát triển trồng cây công nghiệp đặc biệt là cây cao su, tăng cường sản xuất nơng nghiệp theo hướng hàng hóa.
- Khuyến khích người dân trồng mới diện tích cao su để đảm bảo kế hoạch đặt ra của Huyện đến năm 2010 sẽ có tổng diện tích là 2522,82 ha.
- Sự liên kết giữa các hộ trồng cao su với chính quyền địa phương và công ty cao su Quảng Trị khơng phải mang tính cơ hội như hiện nay mà phải thực sự bền chặt và có quy ước rõ ràng để người dân yên tâm sản xuất. Đồng thời sản phẩm của họ làm ra sẽ không bị tư thương ép giá.
- Chăm sóc và cải tạo tốt vườn cây đã trồng để nhằm nâng cao chất lượng mủ và ổn định sản xuất.
- Tận dụng nguồn lao động dư thừa tại địa phương vào sản xuất cao su.
Như vậy, định hướng chính sách thời gian tới của Huyện là mở rộng diện tích cao su nếu có dự án (thêm 250 ha đến năm 2010 và 460 ha đến năm 2015) và chăm sóc cải tạo tốt để vườn cây hiện có phát triển và nâng cao năng suất mủ, tận dụng các thế mạnh hiện có. Đồng thời thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển để cây cao su thực sự trở thành cây kinh tế mũi nhọn của huyện.
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CAO SU TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HƢƠNG TRÀ – TỈNH THỪA THIÊN HUẾ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HƢƠNG TRÀ – TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Một câu hỏi lớn đặt ra đó là: Làm thế nào để phát triển vùng đất gị đồi, tạo cơng ăn việc làm và cải thiện đời sống cho người dân? Mơ hình phát triển sản xuất cao su tiểu điền thực sự là câu trả lời cho câu hỏi này. Tuy nhiên, những gì đạt được vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của vùng. Trong quá trình nghiên cứu đề tài này chúng tơi nhận thấy được một số mặt hạn chế cũng như khó khăn của các hộ trồng cao su. Vì vậy, chúng tơi xin đưa ra một số giải pháp cơ bản sau:
3.2.1. Giải pháp về sản xuất
* Giải pháp chung
- Đất đai là nguồn tài nguyên quý giá, tư liệu sản xuất đặc biệt khơng thể thay thế, do đó cần phải sử dụng đất đai một cách tiết kiệm và có hiệu quả. Hạn chế tối thiểu việc chuyển đất nơng nghiệp sang sử dụng cho các mục đích khác. Ngồi ra, cần vận dụng quỹ
đất chưa sử dụng có tính chất, thổ nhưỡng phù hợp với đặc tính sinh trưởng của cây cao su để canh tác nhằm phát triển nhanh diện tích cao su trên địa bàn. Triển khai tốt mơ hình kinh tế này là cơ sở để nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng các nguồn lực khác như vốn, lao động...trong sản xuất nông nghiệp của huyện.