Vụ kiện chống bán phá giá các sản phẩm kính chắn gió Trung Quốc.

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU về bán PHÁ GIÁ và CHỐNG bán PHÁ GIÁ TRONG THƯƠNG mại VIỆT NAM TRÊN THẾ GIỚI (Trang 34 - 35)

V. MỘT SỐ VỤ KIỆN CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ ĐIỂN HÌNH 1 Vụ kiện chống bán phá giá ngũ cốc từ Mỹ

4. Vụ kiện chống bán phá giá các sản phẩm kính chắn gió Trung Quốc.

Bên khởi kiện: Các nhà sản xuất kính chắn gió của Canada - Đại diện là công ty ty PPG

Canada Inc.

Bên bị kiện: Các công ty sản xuất kính chắn gió của Trung quốc. Nội dung vụ kiện:

Ngày 31 tháng 7 năm 2000, Uỷ ban thuế và hải quan Canada (CCTA) ra phán quyết rằng các cơng ty sản xuất kính chắn gió của Trung quốc đã tiến hành nhiều hành động bán phá giá, gây ảnh hưởng đến thị phần của các công ty Canada. Kết quả tính tốn biên độ bán phá giá của CCTA đối với các sản phẩm kính chắn gió dựa trên giá của hàng hố sản phẩm tại thị trường Trung quốc.

Theo phán quyết thì CCTA sẽ áp thuế chống bán phá giá sơ bộ đối với sản phẩm của bốn công ty của Trung quốc là Shenzhen Benxun Automotive Glass Co. Ltd, Xinyi

Automotive Glass (Shenzhen), Dongguan Kongwan Automobile Glass Ltd. và Fujian Fuyao Glass Industry Group Ltd. Mức thuế chống bán phá giá dao động khoảng 25%. Bên khởi kiện là cơng ty PPG Canada Inc. có trụ sở tại Toronto, Canada. PPG là một trong những nhà sản xuất kính chắn gió lớn nhất Canada. Trước nguy cơ bị các công ty Trung quốc gây tổn hại đến hoạt động kinh doanh của mình, PPG buộc phải khởi kiện chống bán phá giá. Đây là một trong những vụ kiện chống bán phá giá lớn nhất tại Canada với tổng sản lượng hàng hoá nhập khẩu vào Canada lên tới 30 triệu USD/năm. PPG cáo buộc rằng những sản phẩm kính chắn gió dành cho xe hơi do các cơng ty Trung quốc sản xuất được bán với giá quá thấp so với thị trường Canada, thậm chí thấp hơn cả giá bán tại thị trường Trung quốc. Điều này khiến sản lượng hàng nhập khẩu từ Trung quốc tăng vọt và đe doạ gây thiệt hại đến các nhà sản xuất trong nước.

Tháng 5 năm 2001, CCTA bắt đầu điều tra vụ việc chống bán phá giá này tại Trung quốc. Tuy nhiên, do có nhiều kinh nghiệm trong các vụ kiện bán phá giá trước đây, lần này các công ty Trung quốc đã chủ động sử dụng những quy định của WTO, chẳng hạn như các quy định về biện pháp chống bán phá giá, để bảo vệ lợi ích của mình..

Kết quả là các công ty Trung quốc đã chứng minh được rằng CCTA khơng có sở để quy kết rằng các sản phẩm kính chắn gió của họ bị bán phá giá. Các công ty này lấy dẫn chứng là những sản phẩm của mình được bán tại các thị trường khác như Nhật bản, Mỹ, Hàn quốc, Đài loan có giá thành tương tư, thậm chí cịn thấp hơn mà vẫn được các thị

Trước những lý lẽ đó, CCTA đã buộc phải huỷ bỏ thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm kính chắn gió sản xuất tại Trung quốc, cịn bốn nhà sản xuất kính chắn gió Trung quốc thì hân hoan với thắng lợi trong vụ kiện chống bán phá giá kéo dài gần 9 tháng trên thị trường Canada này.

Bài học rút ra:

Việc chủ động đối phó với các vụ kiện là vô cùng cần thiết. Giả sử như nếu các nhà sản xuất kính chắn gió Trung quốc bị động, khơng đầu tư vào việc thu thập bằng chứng tại thị trường các quốc gia khác như Mỹ, Nhật bản thì rất có thể họ đã thua cuộc trong vụ kiện này.

Các công ty Trung quốc đã tập trung vào yếu tố chứng minh: “Các phán quyết bán phá giá có được dựa vào các tiêu chuẩn, căn cứ hợp lý hay không?”. Họ cho rằng cơ quan chức năng Canada đã bỏ qua lý lẽ và dẫn chứng thực tế, mà cứ phán quyết là một doanh nghiệp Trung quốc đã có hành vi bán phá giá là khơng đúng.

Có thể nói, việc chủ động đối phó, hợp tác chặt chẽ và đơi chút thơng minh là cách tốt nhất để theo đuổi vụ kiện. Qua vụ kiện kính chắn gió, các doanh nghiệp có thể thấy rằng việc tích cực liên hệ với các thị trường khác để có được những thơng tin cần thiết, cũng như có được sự ủng hộ của các thị trường này là rất quan trọng. Đơi khi tiếng nói từ một số thị trường lớn như Mỹ, Nhật bản có tác động ảnh hưởng vơ cùng quan trọng.

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU về bán PHÁ GIÁ và CHỐNG bán PHÁ GIÁ TRONG THƯƠNG mại VIỆT NAM TRÊN THẾ GIỚI (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)